Nhà giáo Nguyễn Thị Tuyết Loan – Dấu ấn của Trí tuệ và tấm lòng đôn hậu
Cô Nguyễn Thị Tuyết Loan - một nhà giáo giàu trí tuệ và lòng bác ái đã viết nên bao câu chuyện thật đẹp giữa đời thường. Cảm ơn cô không chỉ truyền lửa cho học trò mà còn cho những người trong nghề giáo một bài học về sự tận tụy, say mê và cống hiến cho sự nghiệp trồng người cao cả.
Nhiều năm rồi mới trở lại xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, vùng ngoại ô TP HCM ngày xưa hoang vắng giờ đây đã “thay da đổi thịt”, bởi sự đô thị hóa với những tòa nhà cao “chọc trời” đầy tráng lệ cùng những ngôi trường mới rộng rãi, khang trang…
Chúng tôi hỏi thăm đường đến trường mầm non Mạ Non, người dân khu vực dường như cũng ít biết đến bởi ngôi trường còn khá non trẻ với 3 năm thành lập. Nhưng khi hỏi đến ngôi trường mầm non có cô hiệu trưởng tên Nguyễn Thị Tuyết Loan thì người dân ai cũng biết và hồ hởi chỉ dẫn nhiệt tình, còn cho biết thêm: “Cả xã này ai mà không biết đến cô này (Cô Loan –PV), bởi cô sống rất giản dị, phúc hậu và giàu lòng nhân ái”.
Không khí mùa xuân của những ngày cận tết Nguyên Đán thật rộn ràng và sặc sỡ khi chúng tôi bước vào trường mầm non Mạ Non với sự trang trí bắt mắt để đón xuân bởi các cô giáo của trường. Đặc biệt hơn, với nụ cười hiền hòa, đôn hậu của cô Nguyễn Thị Tuyết Loan khi tiếp đón chúng tôi, làm không gian buổi trò chuyện càng ấm áp hơn trong tiết trời se lạnh của mùa xuân. Nghe cô Loan kể chuyện đời, chuyện nghề của mình với hơn nữa đời người cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”, biết bao thăng trầm và vinh quang; những cống hiến đó thật cao quý và đáng ghi nhận.
Trước khi vào nghề giáo cô Loan là một y sĩ, sau đó, cô theo học ngành sư phạm mầm non rồi trở thành cô giáo trẻ với hoài bão, tâm huyết được chăm sóc, dạy dỗ những thiên thần bé nhỏ.
Tổ ấm bé nhỏ của gia đình cô Loan thật hạnh phúc khi 02 đứa con lần lượt ra đời mặc dù kinh tế vẫn đang chật vật. Giữa lúc bộn bề khó khăn đó thì người bạn đời của cô đột ngột ra đi vào năm 1999. Cô như gục ngã, muốn buông xuôi, chuyển đổi ngành nghề khác để có thu nhập tốt hơn nhằm chăm lo cho 2 con nhỏ. “Nhưng chính lúc cô muốn buông bỏ, đau khổ nhất thì khi đến trường nhìn những khuôn mặt của các cháu nhỏ vui chơi, tươi cười hồn nhiên; các bạn bè đồng nghiệp chia sẻ thì mình lại có thêm động lực, nghị lực để vững tâm với nghề cũng như trong cuộc sống”, cô Loan xúc động nhớ lại.
Ngọn lửa nghề luôn bừng cháy
Dành trọn tình yêu cho trẻ và cháy hết mình với lửa nghề làm nổi buồn của cô Loan dần nguôi ngoai và vượt qua số phận để vươn lên mạnh mẽ. Hơn 30 năm sống trọn với lửa nghề, trong đó có 24 năm làm bậc quản lý, nhà giáo Nguyễn Thị Tuyết Loan luôn tìm tòi, học hỏi kiến thức để nâng cao chuyên môn; cô luôn tiếp thu những phương pháp đổi mới, sáng tạo để áp dụng vào giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện mang lại niềm tin, yêu quý của quý phụ huynh.Về chuyên môn, Cô hiệu trưởng Tuyết Loan xây dựng một môi trường sư phạm đoàn kết, thống nhất, sự ôn hòa và tận tâm trong hướng dẫn, trao đổi nâng cao chuyên môn cho các giáo viên trường. Vì vậy, cô Loan được tập thể GV, NV nhà trường vô cùng yêu quý, xem cô là tấm gương sáng để noi theo. Có lẽ chính nhờ vậy, sau mỗi năm học khép lại, bảng vàng thành tích của trường ngày càng dày hơn, trường MN Mạ Non đón nhận bằng khen của UBNDTP năm 2015, Đạt Chất lượng giáo dục cấp độ 2 năm học 2016-2017, đạt chuẩn Quốc gia năm học 2017-2018… Đặc biệt, cô Loan vừa đạt giải Võ Trường Toản do Sở GD-ĐT TPHCM trao tặng, một giải thưởng cao quý của ngành giáo dục TP HCM.

Ngoài lối sống bình dị, hòa đồng và tận tâm với nghề, cô Loan còn có tấm lòng bác ái đối với cộng đồng, xã hội. Cô tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, tổ chức từ thiện, tổ chức quyên góp cho đồng bào lũ lụt, trao tặng nhà tình thương cho người nghèo… Chính vì vậy, cô được nhiều bằng khen từ Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, bằng khen có thành tích xuất sắc trong công tác chữ thập đỏ trường học.
.jpg)
Giờ đây, gia đình bé nhỏ của ba mẹ con cô Loan thật hạnh phúc và tràn ngập tiếng cười, khi hai người con của cô đã trưởng thành và có công việc ổn định. Khi được hỏi bí quyết nào đã đưa cô tới thành công trong sự nghiệp và cuộc sống? Vẫn nụ cời hiền hòa, cô Loan nhẹ nhàng trả lời: “Nghề giáo viên giống như người truyền lửa. Muốn thắp sáng trong trái tim học trò ngọn lửa yêu thương và sáng tạo thì trái tim người thầy phải có lửa. Với xã hội cũng vậy, cuộc sống luôn cần sự sẻ chia; cho đi cũng chính là nhận lại”.
Chia tay cô Loan khi mặt trời vừa đứng bóng. Cảm ơn cô Nguyễn Thị Tuyết Loan - một nhà giáo giàu trí tuệ và lòng bác ái đã viết nên bao câu chuyện thật đẹp giữa đời thường. Cảm ơn cô không chỉ truyền lửa cho học trò mà còn cho những người trong nghề giáo một bài học về sự tận tụy, say mê và cống hiến cho sự nghiệp trồng người cao cả.
VĂN THIẾT
Tin tức liên quan
- Chúng ta đang bỏ qua ngôi đền thiêng nhất (08:24 14/02/2019)
- Tình yêu kiểu "bao bọc" thường tạo ra những con người "vô ơn": Cách thương yêu đúng đắn nhất là nên "bớt yêu đi" (08:21 09/02/2019)
- Quà tết biếu sếp: Món nào nịnh bợ, món nào trong sáng? (03:19 28/01/2019)
- TRIẾT LÝ GIÁO DỤC (01:59 23/01/2019)
- Trung tâm Ngoại Ngữ Quốc tế Tân Âu - Khẳng định chất lượng đào tạo (01:17 04/01/2019)
Giao thông thông suốt sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế mạnh mẽ
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ...

Bãi Tiên - Đường Đệ - TP Nha Trang: Khi đất có giá, lòng người đổi thay là lúc gia đình ông Tới bất an
Trước đây, nhiều người giao dịch chuyển nhượng ...

CSGT Trạm Quảng Xương: Đảm bảo an toàn giao thông Xuân Tân Sửu
Khẩu hiệu “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” trở ...

Nghi Sơn - Thanh Hóa: Ổn định an ninh tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế
Thị xã Nghi Sơn (trước đây là huyện Tĩnh Gia) ...
