WWF kêu gọi chấm dứt buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã
Ngày 2/3, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên khu vực châu Á-Thái Bình Dương ra lời kêu gọi chấm dứt buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã trong toàn khu vực.
Ngày 2/3, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên khu vực châu Á-Thái Bình Dương ra lời kêu gọi chấm dứt buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã trong toàn khu vực.
Các loài động vật hoang dã làm lây lan virus corona
Lời kêu gọi được đưa ra trong bối cảnh sự xuất hiện và lây lan của dịch COVID-19 và các dịch bệnh tương tự như SARS, MERS trong những năm gần đây, đã cho thấy sự nguy hiểm của việc buôn bán và tiêu thụ thịt động vật hoang dã đối với sức khỏe con người.
Thiệt hại do COVID-19 gây ra cho mỗi quốc gia, mỗi khu vực và cho toàn thế giới đã lên đến hàng tỷ USD và sẽ còn tác động đến nền kinh tế trong nhiều năm tới. Theo số liệu thống kê đến 23h25 ngày 5-3- 2020 trên toàn thế giới có 95.633 trường hợp nhiễm bệnh; 3.296 người tử vong; tình hình dịch bệnh ngoài Trung Quốc đại lục ngày càng diễn biến phức tạp đặc biệt tại các điểm nóng mới như Iran (3.513 ca nhiễm và 107 ca tử vong), Hàn Quốc( 6.088 ca nhiễm, 42 ca tử vong) Do vậy, mỗi quốc gia cần hành động khẩn trương hơn nữa để ngăn chặn nguy cơ các dịch bệnh mới.
Theo Tiến sỹ Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Quốc gia WWF Việt Nam, hiện các văn phòng WWF châu Á-Thái Bình Dương hoan nghênh quyết định cấm tiêu thụ thịt động vật hoang dã và chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã không được kiểm soát của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc - cơ quan lập pháp cấp cao nhất của Trung Quốc. Đồng thời các cơ quan này cũng kêu gọi kêu gọi Chính phủ các nước ở Đông Á và Đông Nam Á tiếp bước Trung Quốc ban hành lệnh cấm vĩnh viễn việc tiêu thụ và buôn bán động vật hoang dã.
Hiện Đông Nam Á là nơi cung cấp chủ yếu các sản phẩm từ động vật hoang dã và là nơi trung chuyển các sản phẩm này tới thị trường Trung Quốc. Thịt động vật hoang dã có thể ẩn chứa những mầm bệnh nguy hiểm mà hệ miễn dịch của con người không có khả năng chống lại. Do đó để ngăn chặn những tác hại của việc sử dụng và vận chuyển động vật hoang dã các văn phòng WWF châu Á-Thái Bình Dương kêu gọi các cơ quan Chính phủ chịu trách nhiệm về bảo tồn và quản lý các loài hoang dã và về sức khỏe cộng đồng của các nước, cùng nỗ lực để tăng cường giám sát thị trường, truyền thông cho công chúng và chấm dứt việc mua bán, tiêu thụ thịt động vật hoang dã và các sản phẩm làm từ động vật hoang dã.
“Việt Nam cần có những hành động quyết liệt tương tự để đóng cửa các hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép, đồng thời cấm vĩnh viễn tiêu thụ động vật hoang dã, bao gồm cả cấm tiêu thụ thịt thú rừng và sử dụng các bộ phận của chúng làm thuốc. Đã đến lúc chúng ta ngừng biện minh rằng sử dụng động vật hoang dã là thói quen lâu đời khó bỏ. Sức khỏe của người dân, sự ổn định về kinh tế, hệ số tín nhiệm quốc gia và an sinh xã hội cần được đặt lên hàng đầu,” tiến sỹ Văn Ngọc Thịnh nhấn mạnh.
Tin tức liên quan
- Ông Joe Biden là Tổng thống Mỹ thứ 46 (10:26 08/11/2020)
- Kiên quyết phòng chống hiệu quả nạn tham nhũng (12:09 24/04/2020)
- Virus corona - mối đe dọa với kinh tế toàn cầu (12:29 16/02/2020)
- Hủy tuyên bố chung, ông Trump họp báo sớm (01:59 28/02/2019)
- Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2: Cơ hội ghi dấu ấn Việt Nam vào lịch sử (08:26 25/02/2019)
Giao thông thông suốt sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế mạnh mẽ
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ...

Bãi Tiên - Đường Đệ - TP Nha Trang: Khi đất có giá, lòng người đổi thay là lúc gia đình ông Tới bất an
Trước đây, nhiều người giao dịch chuyển nhượng ...

CSGT Trạm Quảng Xương: Đảm bảo an toàn giao thông Xuân Tân Sửu
Khẩu hiệu “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” trở ...

Nghi Sơn - Thanh Hóa: Ổn định an ninh tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế
Thị xã Nghi Sơn (trước đây là huyện Tĩnh Gia) ...
