TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ hai, 20/01/2025

Bao giờ mới chấm dứt tình trạng người dân tự ý băng qua đường?

15:33 21/05/2020
Logo header Trong những năm qua, với sự phát triển của đất nước thì hệ thống giao thông đường bộ cũng được quan tâm và đây chính là nền tảng để thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.

Hiện nay, hệ thống giao thông đường bộ Việt Nam có tổng chiều dài khoảng 600 nghìn km, trong đó quốc lộ là khoảng 25 nghìn km, đường cao tốc là khoảng 816 km, đường tỉnh là khoảng 26 nghìn km, đường huyện hơn 58 nghìn km, đường đô thị là khoảng gần 27 nghìn km, đường xã là 150 nghìn km, đường thôn xóm là gần 190 nghìn km và đường nội đồng là 110 nghìn km. Hệ thống quốc lộ hình thành nên các tuyến hành lang Bắc - Nam, các vùng duyên hải và cao nguyên, các tuyến đường Đông - Tây dọc theo miền Trung Việt Nam. Ở phía Bắc, các tuyến quốc lộ tạo thành hình mạng lưới nan quạt với tâm điểm xuất phát là Thủ đô Hà Nội. Ở phía Nam, các tuyến quốc lộ tạo nên hình lưới. Tính thời điểm năm 2019 vận tải đường bộ lưu thông hàng hóa đạt được hơn 1,4 tỷ tấn hàng hóa tăng so với năm 2018 là 8,8% và vận chuyển hành khách đạt được khoảng 4,34 tỷ lượt khách, tăng hơn 10% so với năm 2018. 

Người dân trèo qua dãi phân cách trên QL 1 đoạn qua Diễn Châu - Nghệ An

Với hệ thống quốc lộ phát triển như hiện nay bao phủ khắp lãnh thổ và đóng vai trò trục chính kết nối vận tải giữa các vùng miền, các trung tâm kinh tế, các cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu, các đầu mối giao thông quan trọng. Giao thông vận tải là bộ phận quan trọng, một trong ba khâu quan trọng đột phá cần ưu tiên đầu tư. Tuy nhiên đi liền với sự phát triển của giao thông thì một trong những mối lo lớn, đó là tình trạng mất trật tự an toàn giao thông đường bộ. Khi hệ thống giao thông phát triển về số lượng cũng như chất lượng thì mối lo ngại về mất trật tự an toàn giao thông cũng là một vấn đề nhức nhối. Vì trên thực tế hiện nay, sự đồng bộ giữa các phương tiện giao thông và hệ thống giao thông, ý thức chấp hành giao thông của người tham gia giao thông và công tác tuần tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng cũng như xử lý vi phạm giao thông còn quá nhiều bất cập dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông vẫn là nỗi lo ngại đáng kể cho xã hội. Một điểm đáng nói và đã không ít lần gây nguy hiểm trên quốc lộ là tình trạng người dân sinh sống hai bên đường thường xuyên băng qua đường, tôi đã nhiều lần chứng kiến cảnh tượng người tham gia giao thông phải thót tim bởi người đi bộ liều lĩnh leo qua dải phân cách cứng giữa hai làn đường để sang đường. Điều đáng nói, nơi người dân leo qua dải phân cách chỉ cách vị trí sang đường đã mở ra cho người đi bộ vài chục mét. Khi gặp tình huống bất ngờ, người điều khiển phương tiện thường phanh đột ngột hoặc phải đánh lái sang một bên để tránh. Cách xử lý này rất nguy hiểm bởi trên quốc lộ, mật độ người và phương tiện lưu thông rất cao nên việc dừng đột ngột hoặc chuyển hướng bất ngờ sẽ gây nguy hiểm cho các phương tiện khác cùng tham gia giao thông. Tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ cũng khá phổ biến mặc dù cũng đã có chế tài xử lý rõ rằng được nêu trong Nghị định 46/2016/NĐ-CP ban hành ngày 26/5/2016. Nhưng trên thực tế thì ít ai bị xử lý nên những tình trạng này vẫn điễn ra phổ biến. Thậm chí còn có biểu hiện gia tăng.

Cũng trên QL 1 ở Tĩnh Gia - Thanh Hóa

Vậy nên các cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, tuần tra kiểm soát trên những tuyến đường. Có thể đưa ra những biện pháp theo dõi các trường hợp người đi bộ tự ý băng ngang qua đường, những hành vi lấn chiến hành lang an toàn giao thông để có căn cứ xử lý nghiêm hiện tượng này trên các tuyến đường đi qua khu đông dân cư.

Lê Dũng

Theo Tạp chí Tri thức Xanh - Số: 11 - 20

Bình luận: 0