TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ tư, 30/10/2024

Chuyển đổi số bước đệm cho doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid 19

11:13 23/04/2022
Logo header Đại dịch Covid 19 đã gây ra những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế toàn cầu, đẩy doanh nghiệp đến những khó khăn chưa từng có. Tuy nhiên, đây cũng là một cơ hội để đánh giá, thanh lọc thị trường kinh tế, làm thay đổi trong nhận thức, giao dịch thương mại, là cú hích để doanh nghiệp nhận ra tính ưu việt của kinh tế số cũng như sự cấp bách của quá trình chuyển đổi số.

Những tác động của đại dịch Covid 19

Khó khăn trong duy trì việc làm

Theo khảo sát của VCCI vào tháng 7, tháng 8 năm 2020, những khó khăn mà đại dịch Covid 19 gây ra cho các doanh nghiệp có thể kể đến như: việc phải thu hẹp quy mô hay giảm tần suất hoạt động đã khiến nhiều doanh nghiệp phải cho lao động nghỉ việc hay nghỉ việc tạm thời. Chính vì vậy, việc duy trì việc làm cho người lao động là mối quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp dưới tác động của dịch Covid-19 (76,2%). Bên cạnh đó, do phải thực hiện những biện pháp giãn cách xã hội hay hạn chế tập trung để phòng chống dịch bệnh khiến nhiều doanh nghiệp phải cho nhân viên làm việc tại nhà hoặc luân phiên theo ca, dẫn đến gặp khó khăn trong quản lý công việc của nhân viên (38%) cũng như tốn thêm chi phí để trang bị các phương tiện/dụng cụ vệ sinh phòng dịch (30,3%). Ngoài ra, các chỉ thị giãn cách xã hội, hạn chế đi lại, hạn chế tập trung lao động khiến một số doanh nghiệp gặp khó khăn liên quan đến hoàn thiện giấy tờ kinh doanh (21,3%) và gây ra nhiều rào cản trong giao tiếp, truyền thông nội bộ về công việc (20,8%).

Tác động tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

Riêng đối với hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp, do phần lớn doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nên hầu hết các công đoạn sản xuất sản phẩm đều cần có sự tham gia trực tiếp của người lao động. Bởi vậy, khi thực hiện giãn cách xã hội, làm việc tại nhà đã khiến hơn một nửa số doanh nghiệp (53,6%) gặp khó khăn do suy giảm năng lực sản xuất. Hơn nữa, trước tình hình dịch bệnh diễn biến khó lường, nhất là trên thế giới, khiến nhu cầu về hàng hóa trên thị trường có nhiều biến động, do đó, có đến 40,9% số doanh nghiệp cho biết họ khó kiểm soát lượng hàng tồn kho và khó dự đoán được khối lượng dự trữ hàng hóa thích hợp.

Việc hạn chế đi lại trong nước, phong tỏa biên giới của nhiều quốc gia và việc tạm ngưng khai thác các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam đã khiến nguồn cung nguyên liệu đầu vào của 37,5% doanh nghiệp thiếu hụt do gặp khó khăn trong quá trình vận chuyển trong nước cũng như quốc tế. Ngoài ra, sự thiếu hụt đầu vào của khoảng 1/4 doanh nghiệp khảo sát còn bởi các đối tác cung cấp đầu vào trong nước và quốc tế cũng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và đáp ứng đơn hàng, đặc biệt là bị ảnh hưởng bởi sự đình trệ nguồn cung linh kiện, phụ liệu từ Trung Quốc.

Tác động tới hoạt động bán hàng

Do Covid-19, giao dịch giữa các doanh nghiệp nói chung và giữa các quốc gia nói riêng bị hạn chế. Chính vì thế, hoạt động bán hàng về cơ bản, dựa trên các giao dịch truyền thông có thể sẽ chịu ảnh hưởng. Kết quả khảo sát cho thấy, phần nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc giao tiếp để tìm kiếm khách hàng mới với tỷ lệ 64,8%.

Tác động của dịch Covid tới hoạt động bán hàng của DN

Tác động tới doanh thu

Theo tổng hợp kết quả điều tra, tỷ lệ doanh nghiệp có mức doanh thu tăng đạt tỷ lệ rất thấp, với 4,2%. Còn lại có tới hơn 3/4 số doanh nghiệp có mức doanh thu giảm, trong đó doanh nghiệp có tỷ lệ giảm doanh thu từ 1%-25% và từ 25%-50% chiếm lần lượt là 31,3% và 37,7%. Có hơn 18% số doanh nghiệp giảm hơn 50% doanh thu bởi dịch bệnh. Những con số này đã cho thấy Covid-19 đã có tác động nghiêm trọng như thế nào đến các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp trước yêu cầu chuyển đổi số để thích ứng

Sự thay đổi trong nhận thức

Theo kết quả điều tra khảo sát, tín hiệu đáng mừng là có đến hơn 1/2 số doanh nghiệp cho biết họ đã ứng dụng các công nghệ số từ trước khi Covid-19 xảy ra. Điều này cho thấy chuyển đổi số đang tác động ảnh hưởng sâu rộng đến cấu trúc và các mối quan hệ trong nền kinh tế toàn cầu. Với Việt Nam, áp lực từ công cuộc chuyển đổi số đang ngày càng gia tăng, thậm chí mang tính “sống còn” đối với sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp. Những hiệu quả mà chuyển đổi số mang lại không chỉ là việc nâng cao năng suất, tối ưu hóa nguồn lực, gia tăng các trải nghiệm của khách hàng mà còn là yếu tố giúp doanh nghiệp xây dựng được năng lực cạnh tranh, bắt kịp thời đại và dẫn đầu xu hướng.

Dịch bệnh Covid-19 bùng nổ đã gây ra hậu quả nặng nề đối với nền kinh tế, tạo ra cú huých mạnh mẽ khiến 25,7% số doanh nghiệp được khảo sát, trước đây chưa quan tâm đến việc áp dụng công nghệ số, đã bước đầu áp dụng và có ý định sẽ tiếp tục sử dụng những công nghệ này trong tương lai. Với tỷ lệ thấp hơn một chút, một số doanh nghiệp cho biết họ vẫn chưa ứng dụng công nghệ số nhưng có quan tâm tới việc áp dụng công nghệ số từ khi xảy ra Covid-19, chiếm 17,3%. Có thể thấy, tuy chưa thực sự thay đổi trong hành động, xong Covid-19 cũng đã góp phần chuyển biến nhận thức - yếu tố quan trọng hàng đầu, của một bộ phận doanh nghiệp về công cuộc chuyển đổi số.

 

Quan điểm, nhận thức của DN với chuyển đổi số, công nghệ số

Các doanh nghiệp đẩy nhanh ứng dụng chuyển đổi số

Có thể thấy các doanh nghiệp lớn sớm nhận thức được vai trò của công nghệ số hơn các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Với số liệu khảo sát, đối với khối các doanh nghiệp nhỏ và vừa có 42,4% doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ số trước khi có Covid-19, nhưng có tới 65,7% doanh nghiệp lớn đã ứng dụng công nghệ số trước khi có Covid-19.

Phân tích số liệu cũng cho thấy Covid-19 đã tác động mạnh đến khối các doanh nghiệp đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nhận thức tầm quan trọng đối với công nghệ số. Cụ thể, có 32% doanh nghiệp nhỏ và vừa và 14,7% doanh nghiệp lớn bắt đầu ứng dụng công nghệ số từ khi có dịch Covid-19 và sẽ có ý định tiếp tục sử dụng công nghệ này. Trong khi có một tỷ lệ nhỏ hơn nhiều khoảng 4% doanh nghiệp nhỏ và vừa và 1,4% doanh nghiệp lớn bắt đầu áp dụng công nghệ số từ khi có Covid-19, nhưng sẽ quay lại cấu trúc cũ sau khi hết Covid-19.

Doanh nghiệp sản xuất ứng dụng chuyển đổi số tích cực hơn

Với số liệu khảo sát, đối với khối các doanh nghiệp phi sản xuất có 41,4% doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ số trước khi có Covid-19, trong khi có tới 57,6% doanh nghiệp ngành sản xuất đã ứng dụng công nghệ số trước khi có Covid-19. Có 35,8% doanh nghiệp phi sản xuất và có 18,6% doanh nghiệp sản xuất bắt đầu ứng dụng cộng nghệ số từ khi có dịch Covid-19 và sẽ có ý định tiếp tục sử dụng công nghệ này.

Kỳ vọng, rào cản của doanh nghiệp với ứng dụng kỹ thuật số, chuyển đổi số

Kỳ vọng lớn nhất của doanh nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ số đó là khả năng giúp giảm chi phí, chiếm tỷ lệ hơn 71% doanh nghiệp lựa chọn. Công nghệ số còn được kỳ vọng giúp doanh nghiệp hạn chế giấy tờ (61,4%) do được thay thế bằng những phần mềm quản lý chứng từ điện tử và giảm tiếp xúc trực tiếp (53,5%) khi sử dụng các công cụ trực tuyến để giao tiếp trong công việc hàng ngày.

Đối với hoạt động sản xuất, các công cụ kỹ thuật số như rô bốt/dây chuyền tự động hóa, thiết bị IoT được mong chờ sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hiện đại hóa, đưa thêm giá trị gia tăng vào trong sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ (45,3%).

Nền tảng trực tuyến với sự hiện diện của điện toán đám mây, mạng xã hội, thương mại điện tử được kỳ vọng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với khách hàng, từ đó nâng cao hiệu quả trong hoạt động marketing và tìm kiếm khách hàng mới (41,3%).

Đối với hoạt động quản lý, hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP và hệ thống điều hành sản xuất nhà máy MES là những công cụ được sử dụng điển hình nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong doanh nghiệp.

Bên cạnh những kỳ vọng về hiệu quả mà ứng dụng kỹ thuật số, chuyển đổi số đem lại cho doanh nghiệp, quá trình trên cũng gặp nhiều rào cản như:

Chi phí chuyển đổi số cao: Theo tổng hợp kết quả khảo sát, có 55,6% doanh nghiệp cho biết rào cản mà họ gặp phải khi áp dụng công nghệ số là bởi chi phí cao trong ứng dụng công nghệ số. Để áp dụng được các công cụ kỹ thuật số, các phần mềm quản lý chuyên dụng đôi khi đòi hỏi doanh nghiệp bỏ ra một lượng chi phí tương đối lớn, đặc biệt là đầu tư vào các mua sắm các thiết bị máy móc mới hoặc dây chuyền tự động hóa hiện đại cũng như đồng bộ hóa lại cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin trong doanh nghiệp.

Thiếu cơ sở hạ tầng về công nghệ số cũng vì thế trở thành rào cản lớn tiếp theo khiến doanh nghiệp khó khăn, chiếm tỷ lệ 38,9% số doanh nghiệp lựa chọn. Máy móc, thiết bị nhiều chủng loại cũng là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp khó có thể tích hợp các công cụ CNTT nội bộ một cách toàn diện (18,3%).

Bảo mật thông tin: rủi ro rò rỉ dữ liệu cá nhân/doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 33,9% doanh nghiệp lựa chọn. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin tạo ra động lực để phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng làm nảy sinh những nguy cơ về lỗ hổng bảo mật, tạo điều kiện cho tội phạm mạng lợi dụng tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luật.

Thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ số và thiếu thông tin về công nghệ số là hai rào cản lớn tiếp theo, chiếm tỷ lệ lần lượt là 32,3% và 30,4%.

Hạn chế trong nhận thức và tâm lý là những rào cản khiến nhiều doanh nghiệp đang lựa chọn đứng ngoài cuộc trong xu thế chuyển đổi số hiện nay. Tâm lý ngại thay đổi, ngại từ bỏ những tập quán kinh doanh truyền thống được duy trì nhiều năm khiến 21,9% doanh nghiệp cảm thấy khó khăn khi tiến hành chuyển đổi số. Ngoài ra, các rào cản khác có thể kể đến như sự thiếu cam kết/hiểu biết của người lao động (15%), thiếu cam kết/hiểu biết của cấp lãnh đạo doanh nghiệp (10,3%), các quy định quy tắc không phù hợp với số hóa (15,8%) và các quy định quy tắc phải tuân theo không rõ ràng (8,3%). Một tỷ lệ nhỏ doanh nghiệp (2,3%) cho biết họ không cần thiết phải ứng dụng công nghệ số.

Hướng đi nào để chuyển đổi số doanh nghiệp hiệu quả?

Để thực hiện chuyển đổi số, các doanh nghiệp cần chuẩn bị cho mình đầy đủ năng lực để chuyển đổi số. Một số iêu chí đánh giá năng lực chuyển đổi bao gồm: (1) Tỷ lệ sản phẩm/dịch vụ được số hóa trong số các dòng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp; (2) Tỷ lệ đóng góp của các sản phẩm/dịch vụ được số hóa trong doanh thu của doanh nghiệp; (3) Tỷ lệ doanh thu từ thương mại điện tử trong toàn bộ kênh bán hàng; (4) Tỷ lệ các hoạt động chăm sóc khách hàng và tìm kiếm khách hàng mới được số hóa trong toàn bộ hoạt động; (5) Mức độ số hóa trong lập kế hoạch, đánh giá và giám sát nhân viên; (6) Tỷ lệ số hóa trong giao tiếp và phối hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp; (7) Tỷ lệ thông tin khách hàng được số hóa của doanh nghiệp (tuổi, giới tính, địa chỉ, thu nhập, tần suất mua, giá trị mua,...); (8) Tỷ lệ thông tin khách hàng được sử dụng cho phát triển sản phẩm/dịch vụ hoặc hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp.

Một số đề xuất dể doanh nghiệp thực hiện tốt chuyển đổi số:

Cải cách thể chế: hơn 80% doanh nghiệp kỳ vọng sự vào cuộc nhiều hơn của các cấp chính quyền để xây dựng nên các quy tắc, quy định thúc đẩy kinh doanh không dùng giấy tờ, gần 70% số doanh nghiệp đề nghị minh bạch hóa các quy tắc và quy định về quản lý dữ liệu cá nhân/ doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, dù đã tích cực triển khai xây dựng chính phủ điện tử, xong việc quản lý hồ sơ, văn bản trên môi trường mạng còn nhiều tồn tại, hạn chế và chưa phổ biến rộng rãi trên phạm vi quốc gia.

Hỗ trợ tài chính: Hơn 70% doanh nghiệp đề xuất Chính phủ cung cấp sự hỗ trợ tài chính và 57,6% doanh nghiệp mong đợi nhận được sự hỗ trợ trong việc phát triển nguồn nhân lực trình độ cao để đáp ứng yêu cầu vận hành, sử dụng các công nghệ mới trong doanh nghiệp.

Hài hòa với chuyển đổi số của khu vực, thế giới: Hiện tại, hệ thống thể chế, chính sách cũng như các thiết chế thực thi, giải quyết tranh chấp và hiệu lực của cơ quan thực thi liên quan đến phát triển nền kinh tế số còn yếu. Đặc biệt, chúng ta còn thiếu khung pháp lý đồng bộ về xây dựng chính phủ điện tử như quy định về quản lý và kết nối cơ sở dữ liệu; bảo mật thông tin cá nhân; xác thực và định danh điện tử; lưu trữ điện tử,… Chính phủ Việt Nam cần chủ động hơn trong việc tham gia xây dựng khung pháp lý cho phù hợp với khu vực và toàn cầu về công nghệ số.

Hỗ trợ tiếp cận thông tin: khoảng 30% doanh nghiệp cũng bày tỏ nhu cầu trong việc được phép truy cập các thông tin trên nền tảng kỹ thuật số hiện có và cách sử dụng các giải pháp số để đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Một số doanh nghiệp mong đợi hỗ trợ từ Chính phủ trong việc kết nối doanh nghiệp đến với các doanh nghiệp đối tác, các nhà cung cấp giải pháp kỹ thuật số dựa trên nhu cầu về công nghệ, cũng như đẩy mạnh giới thiệu thông tin, hỗ trợ và phổ cập các phần mềm số trong quản lý và sản xuất đến với doanh nghiệp.

Võ Huyền

Những tác động của đại dịch Covid 19

Khó khăn trong duy trì việc làm

Theo khảo sát của VCCI vào tháng 7, tháng 8 năm 2020, những khó khăn mà đại dịch Covid 19 gây ra cho các doanh nghiệp có thể kể đến như: việc phải thu hẹp quy mô hay giảm tần suất hoạt động đã khiến nhiều doanh nghiệp phải cho lao động nghỉ việc hay nghỉ việc tạm thời. Chính vì vậy, việc duy trì việc làm cho người lao động là mối quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp dưới tác động của dịch Covid-19 (76,2%). Bên cạnh đó, do phải thực hiện những biện pháp giãn cách xã hội hay hạn chế tập trung để phòng chống dịch bệnh khiến nhiều doanh nghiệp phải cho nhân viên làm việc tại nhà hoặc luân phiên theo ca, dẫn đến gặp khó khăn trong quản lý công việc của nhân viên (38%) cũng như tốn thêm chi phí để trang bị các phương tiện/dụng cụ vệ sinh phòng dịch (30,3%). Ngoài ra, các chỉ thị giãn cách xã hội, hạn chế đi lại, hạn chế tập trung lao động khiến một số doanh nghiệp gặp khó khăn liên quan đến hoàn thiện giấy tờ kinh doanh (21,3%) và gây ra nhiều rào cản trong giao tiếp, truyền thông nội bộ về công việc (20,8%).

Tác động tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

Riêng đối với hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp, do phần lớn doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nên hầu hết các công đoạn sản xuất sản phẩm đều cần có sự tham gia trực tiếp của người lao động. Bởi vậy, khi thực hiện giãn cách xã hội, làm việc tại nhà đã khiến hơn một nửa số doanh nghiệp (53,6%) gặp khó khăn do suy giảm năng lực sản xuất. Hơn nữa, trước tình hình dịch bệnh diễn biến khó lường, nhất là trên thế giới, khiến nhu cầu về hàng hóa trên thị trường có nhiều biến động, do đó, có đến 40,9% số doanh nghiệp cho biết họ khó kiểm soát lượng hàng tồn kho và khó dự đoán được khối lượng dự trữ hàng hóa thích hợp.

Việc hạn chế đi lại trong nước, phong tỏa biên giới của nhiều quốc gia và việc tạm ngưng khai thác các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam đã khiến nguồn cung nguyên liệu đầu vào của 37,5% doanh nghiệp thiếu hụt do gặp khó khăn trong quá trình vận chuyển trong nước cũng như quốc tế. Ngoài ra, sự thiếu hụt đầu vào của khoảng 1/4 doanh nghiệp khảo sát còn bởi các đối tác cung cấp đầu vào trong nước và quốc tế cũng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và đáp ứng đơn hàng, đặc biệt là bị ảnh hưởng bởi sự đình trệ nguồn cung linh kiện, phụ liệu từ Trung Quốc.

Tác động tới hoạt động bán hàng

Do Covid-19, giao dịch giữa các doanh nghiệp nói chung và giữa các quốc gia nói riêng bị hạn chế. Chính vì thế, hoạt động bán hàng về cơ bản, dựa trên các giao dịch truyền thông có thể sẽ chịu ảnh hưởng. Kết quả khảo sát cho thấy, phần nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc giao tiếp để tìm kiếm khách hàng mới với tỷ lệ 64,8%.

Tác động của dịch Covid tới hoạt động bán hàng của DN

Tác động tới doanh thu

Theo tổng hợp kết quả điều tra, tỷ lệ doanh nghiệp có mức doanh thu tăng đạt tỷ lệ rất thấp, với 4,2%. Còn lại có tới hơn 3/4 số doanh nghiệp có mức doanh thu giảm, trong đó doanh nghiệp có tỷ lệ giảm doanh thu từ 1%-25% và từ 25%-50% chiếm lần lượt là 31,3% và 37,7%. Có hơn 18% số doanh nghiệp giảm hơn 50% doanh thu bởi dịch bệnh. Những con số này đã cho thấy Covid-19 đã có tác động nghiêm trọng như thế nào đến các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp trước yêu cầu chuyển đổi số để thích ứng

Sự thay đổi trong nhận thức

Theo kết quả điều tra khảo sát, tín hiệu đáng mừng là có đến hơn 1/2 số doanh nghiệp cho biết họ đã ứng dụng các công nghệ số từ trước khi Covid-19 xảy ra. Điều này cho thấy chuyển đổi số đang tác động ảnh hưởng sâu rộng đến cấu trúc và các mối quan hệ trong nền kinh tế toàn cầu. Với Việt Nam, áp lực từ công cuộc chuyển đổi số đang ngày càng gia tăng, thậm chí mang tính “sống còn” đối với sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp. Những hiệu quả mà chuyển đổi số mang lại không chỉ là việc nâng cao năng suất, tối ưu hóa nguồn lực, gia tăng các trải nghiệm của khách hàng mà còn là yếu tố giúp doanh nghiệp xây dựng được năng lực cạnh tranh, bắt kịp thời đại và dẫn đầu xu hướng.

Dịch bệnh Covid-19 bùng nổ đã gây ra hậu quả nặng nề đối với nền kinh tế, tạo ra cú huých mạnh mẽ khiến 25,7% số doanh nghiệp được khảo sát, trước đây chưa quan tâm đến việc áp dụng công nghệ số, đã bước đầu áp dụng và có ý định sẽ tiếp tục sử dụng những công nghệ này trong tương lai. Với tỷ lệ thấp hơn một chút, một số doanh nghiệp cho biết họ vẫn chưa ứng dụng công nghệ số nhưng có quan tâm tới việc áp dụng công nghệ số từ khi xảy ra Covid-19, chiếm 17,3%. Có thể thấy, tuy chưa thực sự thay đổi trong hành động, xong Covid-19 cũng đã góp phần chuyển biến nhận thức - yếu tố quan trọng hàng đầu, của một bộ phận doanh nghiệp về công cuộc chuyển đổi số.

Quan điểm, nhận thức của DN với chuyển đổi số, công nghệ số

Các doanh nghiệp đẩy nhanh ứng dụng chuyển đổi số

Có thể thấy các doanh nghiệp lớn sớm nhận thức được vai trò của công nghệ số hơn các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Với số liệu khảo sát, đối với khối các doanh nghiệp nhỏ và vừa có 42,4% doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ số trước khi có Covid-19, nhưng có tới 65,7% doanh nghiệp lớn đã ứng dụng công nghệ số trước khi có Covid-19.

Phân tích số liệu cũng cho thấy Covid-19 đã tác động mạnh đến khối các doanh nghiệp đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nhận thức tầm quan trọng đối với công nghệ số. Cụ thể, có 32% doanh nghiệp nhỏ và vừa và 14,7% doanh nghiệp lớn bắt đầu ứng dụng công nghệ số từ khi có dịch Covid-19 và sẽ có ý định tiếp tục sử dụng công nghệ này. Trong khi có một tỷ lệ nhỏ hơn nhiều khoảng 4% doanh nghiệp nhỏ và vừa và 1,4% doanh nghiệp lớn bắt đầu áp dụng công nghệ số từ khi có Covid-19, nhưng sẽ quay lại cấu trúc cũ sau khi hết Covid-19.

Doanh nghiệp sản xuất ứng dụng chuyển đổi số tích cực hơn

Với số liệu khảo sát, đối với khối các doanh nghiệp phi sản xuất có 41,4% doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ số trước khi có Covid-19, trong khi có tới 57,6% doanh nghiệp ngành sản xuất đã ứng dụng công nghệ số trước khi có Covid-19. Có 35,8% doanh nghiệp phi sản xuất và có 18,6% doanh nghiệp sản xuất bắt đầu ứng dụng cộng nghệ số từ khi có dịch Covid-19 và sẽ có ý định tiếp tục sử dụng công nghệ này.

Kỳ vọng, rào cản của doanh nghiệp với ứng dụng kỹ thuật số, chuyển đổi số

Kỳ vọng lớn nhất của doanh nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ số đó là khả năng giúp giảm chi phí, chiếm tỷ lệ hơn 71% doanh nghiệp lựa chọn. Công nghệ số còn được kỳ vọng giúp doanh nghiệp hạn chế giấy tờ (61,4%) do được thay thế bằng những phần mềm quản lý chứng từ điện tử và giảm tiếp xúc trực tiếp (53,5%) khi sử dụng các công cụ trực tuyến để giao tiếp trong công việc hàng ngày.

Đối với hoạt động sản xuất, các công cụ kỹ thuật số như rô bốt/dây chuyền tự động hóa, thiết bị IoT được mong chờ sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hiện đại hóa, đưa thêm giá trị gia tăng vào trong sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ (45,3%).

Nền tảng trực tuyến với sự hiện diện của điện toán đám mây, mạng xã hội, thương mại điện tử được kỳ vọng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với khách hàng, từ đó nâng cao hiệu quả trong hoạt động marketing và tìm kiếm khách hàng mới (41,3%).

Đối với hoạt động quản lý, hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP và hệ thống điều hành sản xuất nhà máy MES là những công cụ được sử dụng điển hình nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong doanh nghiệp.

Bên cạnh những kỳ vọng về hiệu quả mà ứng dụng kỹ thuật số, chuyển đổi số đem lại cho doanh nghiệp, quá trình trên cũng gặp nhiều rào cản như:

Chi phí chuyển đổi số cao: Theo tổng hợp kết quả khảo sát, có 55,6% doanh nghiệp cho biết rào cản mà họ gặp phải khi áp dụng công nghệ số là bởi chi phí cao trong ứng dụng công nghệ số. Để áp dụng được các công cụ kỹ thuật số, các phần mềm quản lý chuyên dụng đôi khi đòi hỏi doanh nghiệp bỏ ra một lượng chi phí tương đối lớn, đặc biệt là đầu tư vào các mua sắm các thiết bị máy móc mới hoặc dây chuyền tự động hóa hiện đại cũng như đồng bộ hóa lại cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin trong doanh nghiệp.

Thiếu cơ sở hạ tầng về công nghệ số cũng vì thế trở thành rào cản lớn tiếp theo khiến doanh nghiệp khó khăn, chiếm tỷ lệ 38,9% số doanh nghiệp lựa chọn. Máy móc, thiết bị nhiều chủng loại cũng là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp khó có thể tích hợp các công cụ CNTT nội bộ một cách toàn diện (18,3%).

Bảo mật thông tin: rủi ro rò rỉ dữ liệu cá nhân/doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 33,9% doanh nghiệp lựa chọn. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin tạo ra động lực để phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng làm nảy sinh những nguy cơ về lỗ hổng bảo mật, tạo điều kiện cho tội phạm mạng lợi dụng tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luật.

Thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ số và thiếu thông tin về công nghệ số là hai rào cản lớn tiếp theo, chiếm tỷ lệ lần lượt là 32,3% và 30,4%.

Hạn chế trong nhận thức và tâm lý là những rào cản khiến nhiều doanh nghiệp đang lựa chọn đứng ngoài cuộc trong xu thế chuyển đổi số hiện nay. Tâm lý ngại thay đổi, ngại từ bỏ những tập quán kinh doanh truyền thống được duy trì nhiều năm khiến 21,9% doanh nghiệp cảm thấy khó khăn khi tiến hành chuyển đổi số. Ngoài ra, các rào cản khác có thể kể đến như sự thiếu cam kết/hiểu biết của người lao động (15%), thiếu cam kết/hiểu biết của cấp lãnh đạo doanh nghiệp (10,3%), các quy định quy tắc không phù hợp với số hóa (15,8%) và các quy định quy tắc phải tuân theo không rõ ràng (8,3%). Một tỷ lệ nhỏ doanh nghiệp (2,3%) cho biết họ không cần thiết phải ứng dụng công nghệ số.

Hướng đi nào để chuyển đổi số doanh nghiệp hiệu quả?

Để thực hiện chuyển đổi số, các doanh nghiệp cần chuẩn bị cho mình đầy đủ năng lực để chuyển đổi số. Một số iêu chí đánh giá năng lực chuyển đổi bao gồm: (1) Tỷ lệ sản phẩm/dịch vụ được số hóa trong số các dòng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp; (2) Tỷ lệ đóng góp của các sản phẩm/dịch vụ được số hóa trong doanh thu của doanh nghiệp; (3) Tỷ lệ doanh thu từ thương mại điện tử trong toàn bộ kênh bán hàng; (4) Tỷ lệ các hoạt động chăm sóc khách hàng và tìm kiếm khách hàng mới được số hóa trong toàn bộ hoạt động; (5) Mức độ số hóa trong lập kế hoạch, đánh giá và giám sát nhân viên; (6) Tỷ lệ số hóa trong giao tiếp và phối hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp; (7) Tỷ lệ thông tin khách hàng được số hóa của doanh nghiệp (tuổi, giới tính, địa chỉ, thu nhập, tần suất mua, giá trị mua,...); (8) Tỷ lệ thông tin khách hàng được sử dụng cho phát triển sản phẩm/dịch vụ hoặc hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp.

Một số đề xuất dể doanh nghiệp thực hiện tốt chuyển đổi số:

Cải cách thể chế: hơn 80% doanh nghiệp kỳ vọng sự vào cuộc nhiều hơn của các cấp chính quyền để xây dựng nên các quy tắc, quy định thúc đẩy kinh doanh không dùng giấy tờ, gần 70% số doanh nghiệp đề nghị minh bạch hóa các quy tắc và quy định về quản lý dữ liệu cá nhân/ doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, dù đã tích cực triển khai xây dựng chính phủ điện tử, xong việc quản lý hồ sơ, văn bản trên môi trường mạng còn nhiều tồn tại, hạn chế và chưa phổ biến rộng rãi trên phạm vi quốc gia.

Hỗ trợ tài chính: Hơn 70% doanh nghiệp đề xuất Chính phủ cung cấp sự hỗ trợ tài chính và 57,6% doanh nghiệp mong đợi nhận được sự hỗ trợ trong việc phát triển nguồn nhân lực trình độ cao để đáp ứng yêu cầu vận hành, sử dụng các công nghệ mới trong doanh nghiệp.

Hài hòa với chuyển đổi số của khu vực, thế giới: Hiện tại, hệ thống thể chế, chính sách cũng như các thiết chế thực thi, giải quyết tranh chấp và hiệu lực của cơ quan thực thi liên quan đến phát triển nền kinh tế số còn yếu. Đặc biệt, chúng ta còn thiếu khung pháp lý đồng bộ về xây dựng chính phủ điện tử như quy định về quản lý và kết nối cơ sở dữ liệu; bảo mật thông tin cá nhân; xác thực và định danh điện tử; lưu trữ điện tử,… Chính phủ Việt Nam cần chủ động hơn trong việc tham gia xây dựng khung pháp lý cho phù hợp với khu vực và toàn cầu về công nghệ số.

Hỗ trợ tiếp cận thông tin: khoảng 30% doanh nghiệp cũng bày tỏ nhu cầu trong việc được phép truy cập các thông tin trên nền tảng kỹ thuật số hiện có và cách sử dụng các giải pháp số để đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Một số doanh nghiệp mong đợi hỗ trợ từ Chính phủ trong việc kết nối doanh nghiệp đến với các doanh nghiệp đối tác, các nhà cung cấp giải pháp kỹ thuật số dựa trên nhu cầu về công nghệ, cũng như đẩy mạnh giới thiệu thông tin, hỗ trợ và phổ cập các phần mềm số trong quản lý và sản xuất đến với doanh nghiệp.

Võ Huyền

Theo Tạp chí Tri thức Xanh số 159 - 03/2022

Bình luận: 0