TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ tư, 30/10/2024

Hiện trạng môi trường biển và hải đảo – cần cái nhìn thực tế, thận trọng hơn (kỳ 2)

13:49 16/10/2021
Logo header Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển, hải đảo như từ các hoạt động phát triển kinh tế, đặc biệt từ các nguồn thải công, nông nghiệp và vận tải biển… Không chỉ riêng Việt Nam, vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia đang đứng trước những thách thức.

Kỳ 2: Những tác động gây ô nhiễm môi trường biển, hải đảo

1. Những nguồn ô nhiễm môi trường biển

Sự gia tăng các nguồn ô  nhiễm

Gia tăng các nguồn thải từ lục địa, đặc biệt là theo các dòng chảy sông ra biển dẫn đến môi trường biển có xu hướng suy giảm về chất lượng, thậm chí nhiều cửa sông ven biển còn bị ô nhiễm do xả thải công nghiệp, đô thị. Theo ước tính của các nhà khoa học ước tính 80% lượng rác thải ra biển xuất phát từ các hoạt động trên đất liền. Việt Nam có 114 cửa sông, đây chính là nguồn để rác thải trôi ra đại dương.

 Theo một Chương trình Môi trường Liên hợp quốc công bố năm 2018, mỗi năm Việt Nam xả ra đại dương từ 0,28 đến 0,73 triệu tấn rác thải nhựa chiếm 6% toàn thế giới. Gia tăng rác thải không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường, hệ sinh thái mà còn tác động đến sự phát triển của kinh tế, cộng đồng dân cư ven biển, tiềm ẩn nguy cơ mấy an toàn, an ninh lương thực.

Các áp lực và mối đe dọa lớn nhất đến chất lượng môi trường biển là các hoạt động đô thị và KCN liên quan đến chất thải ra biển của chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp chưa qua xử lý bao gồm cả chất thải rắn và chất thải lỏng.  Chất thải hữu cơ từ các hoạt động công nghiệp làm suy giảm chất lượng môi trường biển, chất lượng thủy sảu sản và các sinh vật khác, làm nhiễm độc nước biển đặc biệt là ở các vịnh, cửa sông.

Hoạt động dầu khí, khai thác khoáng sản trên biển với quy mô khoảng 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí; hoạt động vận tải biển với 272 bến cảng đang hoạt động với tổng công suất là 550 triệu tấn/năm tác động không nhỏ đến môi trường biển. Ngoài ra nước thải lẫn dầu mỗi năm phát sinh khoảng 5600 tấn rác thải dầu khí, trên 15 nghìn tấn dầu mỡ trôi nổi, trong đó 23- 30% là chất thải rắn nguy hại chưa xử lý.

Hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường biển. Với tổng diện tích nuôi tôm là 600 nghìn ha, hằng năm có gần 3 triệu tấn thải rắn thải ra môi trường.

Khai thác thiếu bền vững, gia tăng mức độ suy giảm tài nguyên biển.

Tài nguyên biển đang bị khai thác quá mức. Theo ước tính từ Quảng Ninh đến Hà Tiên, đã mất khoảng 40 -60% ; Rừng ngập mặn mất đến gần 70% và khoảng 11% các rạn san hô đã bị phá hỏng hoàn toàn, không có khả năng phục hồi. Các cánh rừng ngập mặn nguyên sinh hầu như không còn, làm mất bãi sinh sản , nơi cư ngụ của các loài thủy sinh.

Sự suy giảm hệ sinh thái thảm cỏ biển làm giảm các loại và số lượng các cá thể  sinh vật, thu hẹp diện tích phân bố, ô nhiễm, thoái hóa môi trường sống, giảm đa dạng sinh học và nguồn lợi kinh tế từ các loài sinh vật quý hiếm. Thảm cỏ biển phân bố từ Bắc vào Nam ở độ sâu từ 0- 20m hiện chỉ còn khoảng 5583 ha.

Trong vòng hơn 20 năm qua, Việt Nam đã mất đi 12% số rạn san hô; 48% số rạn san hô khác đang trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng, gây giảm chất lượng môi trường biển, thiệt hại cho ngành di lịch, thủy sản và sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển.

Khai thác và đánh bắt cá quá mức dẫn đến hiện nay ghi nhận khoảng 100 loài sinh vật biển nước ta có nguy cơ bị đa dọa. Theo một nghiên cứu của FAO trong những năm gần đây khoảng hơn 80% lượng cá trên các vùng biển ven bờ và ngoài khơi của Việt Nam đã bị khai thác, trong đó có 25% lượng cá bị khai thác quá mực hoặc cạn kiệt; sản lượng khai thác giảm, nhiều loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Suy giảm chất lượng môi trường nước biển

Ô nhiễm chất hữu cơ, dầu mỡ ghi nhận tại các tỉnh ven biển nước ta đặc biệt là các cửa sông ở phía Bắc, dải ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Đã xuất hiện các điểm ô nhiễm cục bộ kéo dài tại một số vùng biển ven bở.

Ô nhiễm nước ven biển còn một phần do sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp, đồ chất thải. Sự phát triển của các khu đô thị ven biển và các hoạt động du lịch đang mở rộng ở nhiều địa phương, làm gia tăng lượng chất thải chưa được xử lý vào môi trường biển. Đây là một nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng vì các chất thải sẽ tạo ra các chất độc hại cho môi trường và sinh vật.

Sự cố môi trường biển

Trong đó, xuất hiện nhiều nhất là sự cố tràn dầu. Sự cố này ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, san hô, vùng triểu bãi cát, đầm phá. Ô nhiễm dầu làm giảm sức chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi phục của các hệ sinh thái. Khi chảy trên mặt nước, dầu chảy loang tạo thành váng và bị biến đổi tính chất. Hàm lượng dầu trong nước tăng, các mảng dầu làm giảm khả năng trao đổi ô xy giữa không khí và nước, chứa độc tố làm tổn thương hệ sinh thái.Theo thống kê chưa đầy đủ, từ năm 1989 đến nay, cả nước có hơn 100 vụ tràn dầu do tai nạn hàng hải.

Ngoài sự cố tràn dầu thì hiện nay hiện tượng xả thải nước thải chưa qua xử lý cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển, ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế, đảo lộn cuộc sống của người dân ven biển, đe dọa an ninh môi trường biển.

Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao

Việt Nam được đánh giá là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ BĐKH. Những năm qua, dưới tác động của BĐKH, tần suất, cường độ các thiên tai ngày càng gia tăng, gây nhiều tổn thất to lớn về tài sản, con người, cơ sở vật chất, hạ tầng, văn hóa xã hội…đặc biệt là hiện tượng nước biển dâng gây sạt lở, ngập lụt.

Theo kịch bản Biến đổi khí hậu 2016, nếu nước biển dâng 100cm thì có khoảng 16,8% diện tích ĐB sông Hồng và 38,9% diện tích ĐBSCL và nhiều vùng trũng có nguy cơ bị ngập trong nước. Theo thống kê từ năm 1949- 2018, có 453 cơn bão/áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào bở biển Việt Nam( trung bình 6-7 cơn/năm).

Đối với khu vực vùng bở, BĐKH, nước biển dâng gây ra nhiều tác động đến mọi mặt tự nhiên, KT-XH, sức khỏe, đời sống nhân dân, an ninh trật tự xã hội. BĐKH tác động tới các Hệ sinh thái theo nhiều cách khác nhau. Nhiệt độ tăng sẽ làm các loại  động thực vật nhạy cảm với nhiệt độ; Lượng mưa giảm làm thu hẹp diện tích đất ngập nước ven biển, làm gia tăng khí nhà kính vào khí quyển do sự phân hủy các chất hữu cơ, than bùn; Nước biển dâng làm thu hẹp diện tích địa lý các vùng ven biển, cũng như gia tăng sự xâm nhập mặn của khu vực diện tích đất nông nghiệp, giảm hệ số sử dụng đất, ảnh hưởng tới an ninh lương thực của cả nước. Như dự tính nến nước biển dâng 100cm thì 45% diện tích đất ở ĐBSCL bị nhiễm mặn, 85% dân số bị ảnh hưởng.

Mực nước biển dâng sẽ khiến cho các công trình bảo vệ ven biển bị ảnh hưởng, xói mòn, hư hại. Nếu kèm theo mưa bão, có thể phá hủy nhiều cơ sở hạ tầng giao thông, kinh tế, sản xuất… Trong những năm gần đây có tới 397 đoạn đê biển với chiểu dài trên 920 km bị sạt lở, xói mòn.

2. Những cơ hội, thách thức trong bảo vệ môi trường biển, hải đảo

Cơ hội, lợi thế

Biển Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế như thủy sản, du lịch, dịch vụ, năng lượng, khoáng sản, giao thông vận tải.

Bộ máy quản lý nhà nước về biển đảo từng bước được hoàn thiện, thống nhất, hiệu quả hơn.

Ngân sách chi cho bảo vệ môi trường tăng dần theo từng năm, đạt khoảng 1,25% ngân sách.

Nhiều chương trình, hoạt động nhằm bảo vệ môi trường biển đã và đang được triển khai, thực hiện.

Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày càng được quan tâm, đầu tư, đẩy mạnh hơn.

Quy hoạch không gian biển quốc gia và quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bở đang được hoàn thiện.

Hạn chế, khó khăn

Các quy định pháp lý đặc biệt là quy định xử phạt các vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường biển còn đang trong quá trình xây dựng; chưa có lực lượng thanh tra chuyên ngành về biển và hải đảo; mức xử phạt các vi phạm còn chưa đầy đủ, còn nhẹ.

Sự phối hợp giữa các bộ ngành, địa phương trong ứng phó với các sự cố môi trường biển còn hạn chế.

Cơ cấu tổ chức trong công tác quản lý còn chưa có sự thống nhất.

Nguồn nhân lực tham gia vào quá trình quản lý và thực hiện hội nhập quốc tế hiện nay còng nhiều bất cập về số lượng, năng lực, kinh nghiệm, thiếu nguồn lực đầu tư.

Nhận thức và trách nhiệm về BVMT hiện nay còn nhiều hạn chế. BVMT chưa theo kịp với tấc độ phát triển kinh tế; một số ngành còn chưa có quy hoạch phát triển một cách khoa học như nuôi trồng thủy sản, du lịch…

  1. Giải pháp bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

Hoàn thiện chính sách pháp luật:

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, thể chế về biển và hải đảo.

Rà soát, đánh giá tổng thể hệ thống chính sách, pháp luật về biển và hải đảo; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật tài nguyên, môi trường và hải đảo; xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật nhằm quản lý các hoạt động lấn biển, quản lý hải đảo, xây dựng bộ tiêu chí về phát triển biển bền vững….

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và lập mới các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch liên quan đến biển đảo một cách phù hợp.

Tổng hợp, đánh giá việc thực hiện, triển khai các Chương trình, chiến lược liên quan đến bảo vệ môi trường biển.

Xây dựng, đưa vào vận hành cơ chế phối hợp, liên thông trong cấp phép nhận chìm ở biển, xả thải vào môi trường biển, giao khu vực quản lý cho các địa phương.

Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ  máy quản lý nhà nước về biển

Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp về biển đảo từ trung ương đến địa phương một cách hiện đại, đồng bộ; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, phối hợp giữa các ngành, các địa phương…

Tăng cường năng lực cho Bộ TN&MT, Tổng cục biển hải đảo; xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất về biển và hải đảo.

Kiện toàn cơ quan điều phối liên ngành chỉ đạo thống nhất thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển ở các địa phương.

Xác định phạm vi ranh giới quản lý biển giữa các địa phương đảm bảo hiệu quả, tránh chống lấn, tranh chấp.

Xác định các nhiệm vụ, dự án trọng tâm, trọng điểm để phát triển các khu bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái.

Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường biển; kiểm soát các nguồn thải trực tiếp từ đất liền.

Nâng cao năng lực, hiệu quả đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường của các dự án KT- XH vùng ven biển.

Tăng cường kiểm tra, giám sát các yêu cầu về năng lực phòng ngừa, ứng phó các sự cố trên biển;

Tăng cường năng lực và hợp tác quốc tế

Tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng các công cụ kinh tế,chính sách trong quản lý môi trường biển. Đa dạng hóa các hình thức, kênh hợp tác.

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, các định mức kinh tế, kỹ thuật với các loại hình dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực biển. Đẩy mạnh việc cung ứng các dịch vụ công theo hướng cơ chế thị trường.

Tăng cường đầu tư cho các cơ quan quản lý nhà nước về biển từ trung ương tới địa phương.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về hợp tác quốc tế phát triển bền vững kinh tế biển.

Đa dạng hóa các kênh và hình thức hợp tác đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoài Nhân dân.

Củng cố bộ máy về hợp tác quốc tế về biển ở các bộ, ngành, địa phương có biển; đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ hợp tác quốc tế về biển của các cơ quan.

Thực thi hiệu quả các điều ước quốc tế về tài nguyên, môi trường biển mà Việt Nam là thành viên.

Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên trong công tác hợp tác quốc tế về biển và hải đảo, quản lý tổng hợp về rác thải nhựa đại dương…

Điều tra cơ bản, quan trắc môi trường biển và cơ sở dữ liệu

Điều tra tổng hợp điều kiện tự nhiên, KT-XH, sinh thái biển để có các số liệu, dữ liệu về khí tượng, hải văn…phục vụ quy hoạch, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển….

Thành lập bản đồ phân vùng rủi ro, ô nhiễm và sức chịu tải của hệ sinh thái, tài nguyên, môi trường biển…

Ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học, công nghệ trong điều tra, giám sát, dự báo thiên tai, sự cố môi trường biển.

Xây dựng hệ thống quan trắc, đánh giá phạm vi, mức độ tác động của các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển và hải đảo. Hoàn thiện hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn dự báo thiên tai, thời tiết…

Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và cơ chế quản lý khai thác dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển đảo…

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực

Đa dạng hóa hình thức và nội dung tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tri thức về biển và hải đảo tới nhân dân.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, chuyên gia.

Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình khung về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về biển và hải đảo từ trung ương đến địa phương một cách tổng quát, toàn diện.

Tăng cường hợp tác, trao đổi chuyên gia với các nước bạn có trình độ quản lý biển tiên tiến, các tổ chức quốc tế .

Thanh Tâm/Tri thức Xanh số 79-21

Tin tức liên quan

Bình luận: 0