TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ tư, 30/10/2024

Mưu sinh ở Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau

19:53 11/06/2020
Logo header Ngày 26/5/2009, Mũi Cà Mau được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Sạc sò trên vùng đất Bãi bồi.

Khu dự trữ sinh quyển thế giới này có diện tích 371.506ha với 3 vùng là vùng lõi có diện tích 17.329ha, vùng đệm có diện 43.309ha và vùng chuyển tiếp có diện tích 310.868ha. Tại vùng lõi được chia làm 3 vùng nhỏ là các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn quốc gia U Minh Hạ và dãy phòng hộ ven Biển Tây. Nơi đây có nhiều hệ sinh thái đặc trưng điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng tràm trên đất ngập nước than bùn, hệ sinh thái biển... mỗi hệ sinh thái đều lưu giữ các nguồn tài nguyên sinh vật, tài nguyên địa chất phong phú có giá trị bảo tồn cao. Vùng Mũi Cà Mau có đặc trưng sinh thái chính gồm hệ thống diễn thế nguyên sinh trên đất bãi bồi, hệ thống chuyển tiếp các hệ sinh thái đặc trưng từ rừng ngập mặn sang rừng tràm ngập nước ngọt theo mùa; là vùng bãi đẻ và nuôi dưỡng con non các loài thuỷ hải sản cho cả vùng biển rộng lớn. 

Hậu cần nghề khai thác biển.
 
Thu hoạch lúa ở vùng đệm.

Vùng đất trù phú này cũng là nơi sinh sống của hàng ngàn hộ dân sống bằng nghề khai thác thủy, hải sản. Cuộc sống của họ trước nay phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên nên cũng đã gây không ít áp lực tới Khu dự trữ sinh quyển. 

Làng nghề chuối khô.
 
Chĩa lươn - nghề phụ nâng thu nhập của nhiều người ở rừng U Minh vào mùa khô.
 
Mở đường xuyên rừng Đất Mũi - Khai Long để phát triển du lịch vùng Đất Mũi Cà Mau.

Để khắc phục điều này, nhiều dự án phát triển vùng đệm, phát triển du lịch đã được các cơ quan có thẩm quyền hoạch định nhằm giúp người dân có thêm cơ hội tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Dù còn nhiều khó khăn nhưng giờ đây, lối khai thác tận thu, tận diệt đã được người dân hạn chế. Đa phần đều ý thức được rằng, Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau là tài sản quý giá không chỉ của người dân địa phương, của nước ta mà còn là của toàn nhân loại. Tài sản này cần được bảo tồn và khai thác đúng cách để phục vụ kinh tế - xã hội.

Nhật Thăng

Theo Tạp chí Tri thức Xanh - Số: 14 - 20

Bình luận: 0