TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ hai, 20/01/2025

Nam Định: Cần làm rõ sự việc xảy ra tại Đài hóa thân Thanh Bình để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động (Kỳ 7)

15:10 25/06/2020
Logo header Ngày 16/6/2020, nhận lời mời của Công ty cổ phần dịch vụ tang lễ Hoàng Long (gọi tắt là Công ty Hoàng Long), chúng tôi có mặt tại trụ sở Công ty tại Công viên nghĩa trang Thanh Bình, xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định để tham dự Đại hội Cổ đông bất thường của Công ty này.

Theo Giấy mời do bà Vũ Thị Kim Quy - Tổng Giám đốc Công ty gửi Tòa soạn Tri thức Xanh thì từ tháng 8/2017, Công ty đã tiến hành Đại hội Cổ đông nhưng thất bại do một số cổ đông không tham dự trong bối cảnh nội bộ diễn biến phức tạp và chưa có hồi kết, vì thế theo phán quyết của Tòa, thời gian này bà muốn tiếp tục tổ chức Đại hội Cổ đông với hy vọng nội bộ ổn thỏa, đoàn kết để Công ty phát triển, quyền lợi của cổ đông được đảm bảo. Tuy nhiên Đại hội Cổ đông của Công ty Hoàng Long lần này lại tiếp tục thất bại bởi không có mặt đầy đủ các thành viên góp vốn.

Công ty Cổ phần dịch vụ tang lễ Hoàng Long

Từ mâu thuẫn nội bộ chưa có hồi kết

Xét về phần tổ chức buổi Đại hội Cổ đông bất thường của Công ty Hoàng Long thì cũng rất chu đáo, có đầy đủ các thành phần khách mời từ tỉnh đến huyện, xuống xã, có cả các cơ quan truyền thông, báo chí đưa tin. Tuy nhiên về phía chính quyền chỉ có xã và lực lượng công an tham dự với vai trò đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn; còn về phía cổ đông chỉ có 2/3 nhóm cổ đông có mặt (cụ thể gồm đại diện của bà Quy và nhóm ông Giao có mặt, ông Long vắng mặt). Theo tìm hiểu thì thấy cổ đông ở Công ty này được chia thành 03 nhóm. Nhóm thứ nhất do bà Vũ Thị Kim Quy đại diện, bà Quy hiện vẫn đang nắm quyền đại diện pháp luật của Công ty theo Giấy đăng ký kinh doanh đã được cấp; Nhóm thứ hai bao gồm ông Trần Đình Giao xưng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty (HĐQT) và ông Trần Ngọc Tân là cổ đông góp vốn; Nhóm thứ ba do ông Lưu Văn Long là đại diện, ông Long trước kia cũng từng được ghi nhận là đại diện pháp luật của Công ty Hoàng Long giai đoạn trước bà Quy. Việc ông Long vắng mặt được cho là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến Đại hội Cổ đông lần này thất bại bởi theo Điều lệ của Công ty thì mỗi thay đổi trong hoạt động kinh doanh của Công ty đều cần tỷ lệ biểu quyết là từ 85% đồng ý trở lên.

Với 02 nhóm cổ đông còn lại có mặt tại Đại hội Cổ đông bất thường ngày 1 6/6 vừa qua cũng xảy ra tranh luận rất gay gắt. Nhóm cổ đông của ông Trần Đình Giao đã tự cho mình quyền Chủ tọa phiên Đại hội và sử dụng các Bản án số 41/2017/KDTM-PT ngày 06/3/2017 và Bản án số 12/2019/DSPT ngày 08/8/2019 của Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội để làm cơ sở xem xét lại tỷ lệ vốn góp của các cổ đông cũng như vốn điều lệ của Công ty, đại diện phía ông Giao phát biểu: “Theo Bản án số 41/2017/KDTM-PT, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội quyết định giữ nguyên án sơ thẩm về phần xác định vốn góp của ông Long, bà Quy, ông Tân và ông Giao tại Công ty Hoàng Long, cụ thể: ông Long là 527.134.500 đồng; ông Giao là 06 tỷ đồng; bà Quy là 07 tỷ 650 triệu đồng; ông Tân là 822.900.000 đồng; Giữ nguyên bản án sơ thẩm về phần chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Long: Hủy Biên bản Họp HĐQT ngày 21/6/2013 của Công ty Hoàng Long. Hủy Quyết định miễn nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc đối với ông Long và hủy Quyết định bổnhiệm chức vụ Tổng Giám đốc đối với bà Quy; Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0600336971 ngày 26/6/2013 của Công ty Hoàng Long. Còn tại Bản án số 12/2019/DSPT thì lại xác định vốn góp của ông Giao tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ Hoàng Long (tiền thân của Công ty cổ phần dịch vụ tang lễ Hoàng Long) là 2.550.000.000 được chuyển sang Công ty cổ phần dịch vụ tang lễ Hoàng Long. Như vậy, nếu công nhận thêm phần vốn góp hơn 2 tỷ này của ông Giao thì tức là Vốn điều lệ của Công ty Hoàng Long sẽ được nâng từ 15 tỷ (theo ĐKKD) lên thành hơn 17 tỷ đồng, đồng nghĩa với việc tỷ lệ vốn góp của bà Quy sẽ bị giảm đi (từ 51% xuống còn 43,5%)”. Người đại diện phát biểu phía ông Giao cũng đưa ra trưng cầu ý kiến các cổ đông về việc: trước khi Đại hội Cổ đông bất thường diễn ra, Ban tổ chức cũng nhận được các văn bản ủy quyền của bà Quy, theo đó, bà Quy ủy quyền cho một nhóm người đại diện các phần vốn góp được chia nhỏ của bà để tham dự Đại hội, tuy nhiên điều này là không phù hợp quy định pháp luật bởi bà Quy chỉ được ủy quyền cho một người thay bà đại diện tham dự mà thôi. Trong khi đó, không đồng tình với những phát biểu phía ông Giao, ông Nguyễn Hồng Bách - Đại diện theo ủy quyền của bà Quy bác bỏ quyền Chủ tọa phiên Đại hội của ông Giao. Ông Bách cho rằng ngay từ ban đầu cần phải làm rõ và đúng quy định cũng như trình tự của Đại hội Cổ đông bất thường. Chính vì vậy, khi các cổ đông chưa bầu ra Chủ tọa của Đại hội thì ông Giao không thể tự áp cho mình cái quyền này được! 

Với ý kiến của phía ông Giao là không cần bầu Chủ tọa trong Đại hội này căn cứ theo Điều 11 4 và 142 Luật Doanh nghiệp năm 201 4 thì ông Bách đưa ra biện chứng như sau: “Điểm b, Khoản 2, Điều 142 quy định trường hợp khác, tức là ngoài trường hợp Đại hội Cổ đông thường niên thì người ký tên triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông điều khiển để Đại hội đồng cổ đông bầu Chủ tọa cuộc họp và người có số phiếu bầu cao nhất làm Chủ tọa cuộc họp”. Như vậy nếu phía ông Giao cho rằng không cần bầu Chủ tọa cuộc họp thì phải chăng là đang phủ nhận quy định của pháp luật mà chính phía ông Giao đưa ra làm căn cứ cho nhận định của mình? Ông Bách cho rằng nếu Đại hội đủ điều kiện để tiến hành thì cần phải được bầu ra các vị trí theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 1 42, không chỉ là Chủ tọa mà còn có cả Thư ký Đại hội nữa. Về việc xác định phần vốn góp, cũng cần phải xác định dựa trên cơ sở là cái gì?. Hiện tại theo ĐKKD đang có hiệu lực pháp luật thì Vốn Điều lệ của Công ty Hoàng Long là 1 5 tỷ đồng, không ai có quyền làm thay đổi Vốn Điều lệ (tăng, giảm, làm mất đi hoặc cộng vào) ngoài Đại hội đồng Cổ đông. Vì thế việc thay đổi Vốn Điều lệ phải được quyết định bởi Đại hội đồng Cổ đông, cho nên việc áp dụng Vốn Điều lệ là hơn 1 7 tỷ đồng khi chưa thông qua biểu quyết của Đại hội đồng Cổ đông và chưa được pháp luật công nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là hoàn toàn không phù hợp quy định pháp luật.

Các đại diện phần Cổ đông tại Đại hội Cổ đông bất thường của Công ty ngày16/6/2020

Đến việc có hay không đang tồn tại 02 mẫu dấu cùng một pháp nhân? 

Tại một diễn biến có liên quan, trước ngày diễn ra Đại hội Cổ đông bất thường 01 ngày, ông Lưu Văn Long - Cổ đông góp vốn của Công ty Hoàng Long đã có mặt tại trụ sở làm việc của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định. Tại đây, ông Long trình bày 04 vấn đề như sau: Thứ nhất: Là theo Bản án số 41 , ông Long đã có Đơn yêu cầu thu hồi Giấy phép ĐKKD (thay đổi lần thứ 05) của Công ty Hoàng Long nhưng việc thu hồi vẫn chưa được thực hiện; Thứ hai: Là theo Bản án số 01 /201 5/KDTM-ST ngày 25/9/201 5 của TAND tỉnh Nam Định thì ông Long, ông Giao, bà Quy không phải cổ đông Công ty, nên ai sẽ có đủ tư cách đứng lên để Đại hội Cổ đông của Công ty; Thứ ba: Là bà Quy có còn là người đại diện theo pháp luật của Công ty Hoàng Long nữa hay không?; Thứ tư: Là tại Văn bản số 644/CVVKS-P8 ngày 22/5/2020 của Viện trưởng VKSND tỉnh Nam Định, ông Long đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện theo kiến nghị của văn bản nêu trên. Tuy nhiên, điều đáng nói là tại buổi làm việc này, ông Long cũng có một mẫu dấu của Công ty Hoàng Long và mang ra đóng ngay vào Biên bản làm việc giữa ông và Phòng tiếp dân của Sở này, đồng thời ông Long cũng ký tên bên cạnh với dấu chức danh được đóng vào biên bản là Tổng Giám đốc. Vậy có thể nào một doanh nghiệp tồn tại 02 mẫu dấu được pháp luật công nhận hay không? Trong khi mẫu dấu kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu của Công ty Hoàng Long do Công an tỉnh Nam Định cấp vẫn được bà Quy lưu giữ với vai trò Tổng Giám đốc được pháp luật công nhận và bảo vệ? Trao đổi với ông Đỗ Quang Linh Chánh văn phòng UBND huyện Mỹ Lộc cho phóng viên Tri thức Xanh biết: “Mâu thuẫn nội bộ của Công ty Hoàng Long đã xảy ra trong suốt một thời gian dài, đã làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự của địa phương. Chính vì thế UBND huyện cũng đã báo cáo sự việc tới UBND tỉnh, rất mong UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo các cấp có thẩm quyền có phương án ổn định Công ty, tránh kiến nghị vượt cấp kéo dài”. Thiết nghĩ: Trong trường hợp nếu có tồn tại 02 mẫu dấu của cùng một doanh nghiệp là sẽ gây ra nhiều nguy hại khó lường, nhất là khi mà các cổ đông đang có tranh chấp và các cán bộ công nhân đang có đơn kêu cứu như hiện nay. Vì thế cơ quan Công an cũng cần phải xem xét và sớm làm rõ vấn đề này. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật và thông tin tới bạn đọc trong số ra tiếp theo.

Nguyễn Hân - Đức Đông

Theo Tạp chí Tri thức Xanh - Số: 16 - 20

Bình luận: 0