TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ hai, 20/01/2025

Nhìn lại 10 năm thực hiện Luật bình đẳng giới ở Việt Nam

16:45 15/07/2021
Logo header Kỳ 2: Tiến trình thực hiện Luật bình đẳng giới 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới (BĐG), thực tế cho thấy đã có sự chuyển biến tích cực trong các cấp ủy, địa phương, đơn vị, các cấp, các ngành về nhận thức và hành động, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới.

1. Xây dựng chính sách và luật pháp

Theo quy định tại Điều 25 của Luật BĐG, các cơ quan chức năng liên quan của Việt Nam đã thực hiện trách nhiệm của mình (Điều 25), ban hành nhiều nghị định, thông tư, chỉ thị, Chiến lược quốc gia, Chương trình hành động quốc gia nhằm tạo cơ sở thực thi Luật BĐG. Các VBQPPL, chính sách đã được ban hành quy định các nội dung chi tiết về các biện pháp thúc đẩy BĐG, xử lý vi phạm hành chính, lập ngân sách dành cho các hoạt động BĐG và sự tiến bộ của phụ nữ và nhiều vấn đề khác. Mặt khác, kể từ khi Luật BĐG có hiệu lực năm 2007, có những nghị định, thông tư hướng dẫn, thi hành Luật không được ban hành kịp thời. Ủy ban CVĐXHQH có trách nhiệm giám sát việc thực thi Luật BĐG cũng như bảo đảm việc lồng ghép giới trong VBQPPL (Điều 22 của Luật). Thực hiện trách nhiệm này, vào cuối năm 2019, Ủy ban CVĐXH đánh giá, hầu hết các nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành Luật BĐG mới được ban hành đầy đủ. Trong khi một số nghị định, thông tư được ban hành 2 năm sau khi Luật BĐG ra đời (như Nghị định số 48/2009/NĐ-CP về các biện pháp thúc đẩy BĐG, Thông tư số 191/2009/TT-BTC về quản lý và sử dụng ngân sách cho công tác BĐG và vì sự tiến bộ của phụ nữ, Nghị định số 55/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính), thì các VBQPPL thực hiện Luật BĐG khác được ban hành phải nhiều năm sau khi Luật BĐG có hiệu lực. Đó là: Thông tư 17/2014/TT-BTP về LGG trong các VBQPPL ra đời năm 2014; còn Thông tư số 36/2018/TT-BTC về dự toán, quản lý và sử dụng ngân sách cho đào tạo cán bộ và công chức nhà nước đến tận năm 2018 mới được ban hành. Sự chậm trễ này gây khó khăn đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện trách nhiệm và nhiệm vụ của mình vì thiếu cơ sở pháp lý, cũng như thiếu quy trình, thủ tục chi tiết để thực hiện.

Để tiếp tục hỗ trợ việc thực hiện Luật BĐG, Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn 2011 - 2020 (gọi tắt là Chiến lược). Các bộ ngành khác như Bộ TC, Bộ TP ban hành các thông tư liên quan đến BĐG như cấp kinh phí dành cho công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, LGG trong trợ giúp pháp lý và xây dựng VBQPPL.

Ngoài các sáng kiến luật pháp và chính sách như đã nêu ở trên, nhiều Đề án khác cũng được phê duyệt nhằm khắc phục tình trạng bất bình đẳng giới trong một số lĩnh vực cụ thể như: mất cân bằng giới tính khi sinh, bạo lực trên cơ sở giới, đào tạo nghề cho phụ nữ, thúc đẩy BĐG ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.Các Nghị định, Chiến lược, Kế hoạch và Chỉ thị nói trên tạo ra khung chính sách, pháp lý cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức thúc đẩy BĐG ở Việt Nam.

2. Thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới

Chiến lược quốc gia về BĐG là khuôn khổ chính sách lớn nhằm thúc đẩy BĐG thông qua việc thiết lập các mục tiêu, chỉ tiêu BĐG trong giai đoạn 10 năm. Chiến lược gộp lĩnh vực lao động và kinh tế vào một mục tiêu nhưng lại không đề cập lĩnh vực khoa học và công nghệ trong các mục tiêu và chỉ tiêu. Tóm lại, các mục tiêu của Chiến lược đề cập đến các lĩnh vực: i) đời sống chính trị; ii) kinh tế, lao động và việc làm; iii) giáo dục và đào tạo; iv) chăm sóc y tế; v) văn hóa và thông tin; vi) đời sống gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; và vii) quản lý nhà nước. Chiến lược xác định các chỉ tiêu cần đạt được đối với mỗi mục tiêu trong giai đoạn cho đến năm 2015 và năm 2020

Đến nay Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình quốc gia về BĐG giai đoạn 2011-2015, Chương trình hành động quốc gia về BĐG giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số 1696/QĐ-TTg, ngày 02/10/2015). Chương trình hiện tại đến năm 2020 có 4 mục tiêu cụ thể với các chỉ tiêu đi kèm tập trung vào việc nâng cao nhận thức, tập huấn, phổ biến kiến thức về BĐG cho các cán bộ, công chức của các cơ quan Đảng, Nhà nước. Cách tiếp cận tập trung vào “nội bộ hệ thống chính trị” chú trọng tới BĐG là một biện pháp quan trọng về nâng cao năng lực, nhưng là cách tiếp cận hẹp về thực hiện Luật BĐG. Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg điều chỉnh nhiều nội dung của Chiến lược, trong đó có một số chỉ tiêu. Bộ LĐTBXH với tư cách cơ quan quản lý nhà nước về BĐG đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện Chiến lược quốc gia về BĐG. Chẳng hạn như: Chuẩn bị Chương trình quốc gia về BĐG giai đoạn 2011-2015, Chương trình hành động quốc gia về BĐG giai đoạn 2016-2020, Đề án phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030; xây dựng Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV và sau đó là Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước về BĐG các cấp tỉnh, huyện, xã; Thông tư liên tịch số 56/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH về quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về BĐG giai đoạn 2011-2015; Thông tư số 30/2011/TT-BLĐTBXH về bộ chỉ tiêu thống kê trong lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội…

Tuy nhiên hiện nay, Còn nhiều chỉ tiêu vẫn chưa được thực hiện. Nhận định tổng quát dựa trên dữ liệu đánh giá (từ các báo cáo của các cơ quan nhà Theo báo cáo trình Quốc hội, vào cuối năm 2018, trong tổng số 22 chỉ tiêu của 7 mục tiêu được đặt ra trong Chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn 2011-2020 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 800/QĐ-TTg), có 5 chỉ tiêu chưa đạt được và có 10 chỉ tiêu chưa có số liệu hoặc số liệu chưa hoàn thiện; một số chỉ tiêu đạt được nhưng chưa thực sự bền vững. Vào cuối năm 2019, mới có 10 Bộ, ngành và 50 tỉnh, thành phố đã ban hành Kế hoạch hành động về BĐG để thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg. Trong bối cảnh đó, đây sẽ là thách thức để có thể hoàn thành các mục tiêu và chỉ tiêu của Chiến lược trước khi kết thúc vào năm 2020.

Tóm tắt một số kết quả đạt được:

Phụ nữ lãnh đạo và phụ nữ trong chính trị: Phần lớn các chỉ tiêu chưa thực hiện được ở cấp quốc gia. Quan điểm của các cơ quan liên quan cho rằng đây là lĩnh vực đạt được tiến bộ nhiều nhất về bình đẳng giới. Trên thực tế, các chỉ tiêu này là trọng 72 tâm chính trong công tác BĐG của Bộ, ngành Trung ương thông qua các Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế: Ít nhất ba trên bốn chỉ tiêu đã đạt được liên quan đến sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế: số việc làm mới cho cả nam và nữ, tỷ lệ % phụ nữ làm chủ doanh nghiệp, tỷ lệ phụ nữ được dạy nghề và nhận tín dụng ưu đãi. Đại diện của các tổ chức xã hội và những người thụ hưởng quyền coi đây là lĩnh vực đạt tiến bộ lớn nhất.

Sự tham gia bình đẳng trong giáo dục: Trong khi chỉ tiêu về biết đọc biết viết và chỉ số liên quan đến phụ nữ có bằng thạc sĩ đã đạt được, nhưng các chỉ số mới chỉ phản ánh những khía cạnh hạn chế về quyền giáo dục (tính sẵn có, khả năng tiếp cận, sự thích ứng và mức độ chấp nhận nhìn từ góc độ giới).

BĐG trong tiếp cận và hưởng lợi từ dịch vụ y tế: Các chỉ tiêu về y tế có vẻ như đều đã đạt được vào năm 2015. Tuy nhiên, vẫn còn mối quan ngại về việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần, đặc biệt là các dịch vụ dành cho nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới. Tương tự, mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn là một vấn đề mà không thể giải quyết được nếu chỉ thông qua các dịch vụ y tế.

BĐG trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, thông tin: Các chỉ tiêu liên quan trong lĩnh vực này không được thu thập và báo cáo, vì vậy không rõ về tình trạng đăng tải thông tin có phân biệt đối xử hoặc khuôn mẫu giới trên báo chí. Chỉ có một chỉ tiêu mới được ban hành đã đạt, đó là các đài phát thanh và truyền hình từ Trung ương tới địa phương đều có chuyên mục về BĐG. Bình đẳng trong gia đình và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới: Chỉ có một trong năm chỉ tiêu là đạt, đó là tỷ lệ phụ nữ từng bị bạo lực gia đình được tư vấn. Các chỉ tiêu này thừa nhận sự liên quan giữa bạo lực trên cơ sở giới với bạo lực gia đình. Còn có chồng chéo về trách nhiệm liên quan đến bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Quản lý nhà nước: Trong những năm gần đây, chỉ có một chỉ tiêu đạt được: 100% cán bộ, công chức, viên chức làm công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ ở các cấp, các ngành được tập huấn nghiệp vụ ít nhất một lần. Hầu hết các chỉ tiêu có ý nghĩa liên quan đến LGG trong xây dựng VPQPPL đều không được theo dõi đều đặn.

Các sáng kiến thúc đẩy bình đẳng giới

Thống kê. Mặc dù việc theo dõi về các chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về BĐG chưa nhất quán, nhưng đã có những tiến bộ trong việc xác định các chỉ số về giới do Tổng cục Thống kê theo dõi. Dữ liệu tách biệt giới và các dữ liệu khác về giới đóng vai trò thiết yếu cho công tác phân tích giới.

Các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức BĐG. Các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông chủ yếu hướng tới cộng đồng rộng rãi, nhưng hiệu quả thực tế trong việc thay đổi thái độ và hành vi thì chưa được rõ. Một số hoạt động củng cố vai trò giới truyền thống.

Các sáng kiến của các tổ chức xã hội. Các sáng kiến của các tổ chức xã hội, được trình bày trong báo cáo rà soát này, góp phần bổ sung cho các hoạt động của nhà nước và theo cách tiếp cận dựa trên quyền, trong đó có quan niệm rộng hơn về giới mở rộng tới vấn đề bản dạng giới.

Thanh tra, xử lý vi phạm và giám sát Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Các cơ quan quản lý nhà nước chỉ tiến hành một số cuộc thanh tra. Bộ Y tế tiến hành thanh tra về lựa chọn giới tính khi sinh và chỉ có một trường hợp bị phạt sau khi thanh tra. Cơ chế quản lý tiếp nhận, xử lý khiếu nại về phân biệt đối xử giới chưa được thành lập. Giám sát việc thực hiện Luật BĐG. Các hoạt động giám sát thực hiện Luật BĐG chủ yếu do Uỷ ban CVĐXHQH tiến hành; mặc dù các Ủy ban khác và ĐBQH cũng có trách nhiệm giám sát trong lĩnh vực này. Còn ở địa phương, HĐND các cấp còn ít thực hiện giám sát trong lĩnh vực này.

Lê Nhung

Theo Tạp Chí Tri thức Xanh - Số: 70 - 21

Bình luận: 0