TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ tư, 30/10/2024

Những điểm mới tại Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn (Kỳ 2)

14:18 12/04/2022
Logo header Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung nội dung tại 13 điều của Luật Công đoàn; sửa kỹ thuật 5/33 điều của Luật Công đoàn. Các nội dung được sửa đổi, bổ sung liên quan đến: Hoàn thiện quy định về tổ chức bộ máy công đoàn và cơ chế quản lý cán bộ công đoàn; hoàn thiện cơ chế tài chính công đoàn trong bối cảnh mới; sửa để đồng bộ, thống nhất với Hiến pháp và hệ thống pháp luật, đặc biệt là Bộ luật Lao động 2019.

Đ/c Nguyễn Đình Khang, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam

Hoàn thiện cơ chế tài chính Công đoàn

Trong Luật Công đoàn năm 2012, công tác tài chính Công đoàn đã được Luật quy định rõ từ Điều 26 đến Điều 29. Trong đó, khoản 2, Điều 26 quy định: “Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động”. Đây là các cơ sở pháp lý quan trọng, được thực hiện ổn định và phát huy hiệu quả trong việc bảo đảm điều kiện vật chất cho tổ chức Công đoàn thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ to lớn mà Đảng và Nhà nước giao phó.

Tiếp sau đó Chính Phủ đã ban hành Nghị định 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định chi tiết về tài chính công đoàn trong đó đối tượng đóng kinh phí công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn. Nghị định này cũng quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ đạo các cấp công đoàn chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính, thuế, thanh tra lao động cùng cấp kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đóng kinh phí công đoàn, kiến nghị các cơ quan chức năng xử lý vi phạm pháp luật về đóng kinh phí công đoàn.

Về vấn đề tài chính công đoàn, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn cho rằng, trong bối cảnh mới cần phải tiếp tục “tạo điều kiện về nguồn lực đủ mạnh để bảo đảm hiệu quả các hoạt động đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, thu hút người lao động và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tham gia Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”.

Có hai điểm mới trong quy định về tài chính Công đoàn trong dự thảo sửa đổi, bổ sung luật Công đoàn đó là:

Công khai, minh bạch hơn

Dự án Luật bổ sung quy định về trích kinh phí cho các cấp công đoàn, nhất là công đoàn cơ sở theo hướng công đoàn cấp trên phục vụ công đoàn cấp dưới, công đoàn cơ sở phục vụ đoàn viên công đoàn, người lao động. Trong đó cụ thể quy định:

Khoản 2, điều 27:

Kinh phí công đoàn theo khoản 2 Điều 26 do công đoàn cấp trên quản lý, sử dụng 25%; 75% còn lại được phân phối cho công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp như sau:

  1. a) Ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp chỉ có tổ chức công đoàn, toàn bộ kinh phí nêu trên được phân phối cho công đoàn cơ sở.
  2. b) Ở doanh nghiệp chỉ có tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp thì tổ chức này được phân phối theo số thành viên trên số lao động thu được kinh phí công đoàn.
  3. c) Ở doanh nghiệp có cả công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, công đoàn cơ sở được phân phối số kinh phí công đoàn nêu trên sau khi trừ đi số kinh phí cho tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo điểm b khoản 2 Điều này.
  4. d) Ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa có công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tạm giữ toàn bộ số kinh phí nêu trên để thực hiện chi cho người lao động tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và hoàn trả số chưa chi cho công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp khi được thành lập theo điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.

Việc quản lý, sử dụng kinh phí công đoàn của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp do Chính phủ quy định.

Xây dựng 2 phương án sử dụng, phân phối kinh phí Công đoàn

Trong bối cảnh Bộ luật Lao động 2019 đã cho phép thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp ngoài hệ thống Công đoàn Việt Nam, cũng như việc tham gia một số hiệp định thương mại tự do đặt ra nhiều yêu cầu về việc thành lập tổ chức đại diện cho người lao động, Dự thảo Luật xây dựng 2 phương án về phân phối kinh phí công đoàn để phù hợp tới tình hình thực tiễn, bối cảnh thực tiễn mới. Đó là:

- Phương án 1:

 Kinh phí công đoàn theo khoản 2 Điều 26 do công đoàn cấp trên quản lý, sử dụng 25%; 75% còn lại được phân phối cho công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp như sau:

  1. a) Ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp chỉ có tổ chức công đoàn, toàn bộ kinh phí nêu trên được phân phối cho công đoàn cơ sở.
  2. b) Ở doanh nghiệp chỉ có tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp thì tổ chức này được phân phối theo số thành viên trên số lao động thu được kinh phí công đoàn.
  3. c) Ở doanh nghiệp có cả công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, công đoàn cơ sở được phân phối số kinh phí công đoàn nêu trên sau khi trừ đi số kinh phí cho tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo điểm b khoản 2 Điều này.
  4. d) Ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa có công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tạm giữ toàn bộ số kinh phí nêu trên để thực hiện chi cho người lao động tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và hoàn trả số chưa chi cho công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp khi được thành lập theo điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.

Việc quản lý, sử dụng kinh phí công đoàn của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp do Chính phủ quy định.

- Phương án 2:

 Tại những nơi đã có tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, kinh phí công đoàn quy định tại khoản 2 Điều 26 được phân phối cho các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.

Một số đề xuất hoàn thiện quy định về tài chính Công đoàn

Điều 26 Luật Công đoàn 2012 quy định: “Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động”. Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn tiếp tục duy trì điều này cho thấy đây là các cơ sở pháp lý quan trọng, được thực hiện ổn định và phát huy hiệu quả trong việc bảo đảm điều kiện vật chất để Công đoàn thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, chăm lo tốt hơn cho người lao động, tạo sự gắn kết lâu dài giữa người lao động với tổ chức công đoàn và doanh nghiệp.

Tuy nhiên một số điểm cần bổ sung có thể kể đến như:

- Phải làm rõ nội dung chi tại cơ sở, nhất là cho công tác chăm lo trực tiếp cho người lao động và góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.

- Các có các nguyên tắc trong phân chia tỉ lệ kinh phí công đoàn giữa Công đoàn Việt Nam và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp;

- Cần sửa đổi, bổ sung quy định về công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo công khai minh bạch trong quản lý, sử dụng tài chính công đoàn…

- Bổ sung một số quy định về miễn giảm phí Công đoàn cho doanh nghiệp trong một số trường hợp gặp khó khăn trong kinh doanh, dịch bệnh…

- Cơ chế tài chính cần phải được bổ sung và hướng dẫn thêm cho sát với thực tế để việc sử dụng kinh phí phù hợp và hiệu quả, nhất là trong các trường hợp một số đơn vị có đóng kinh phí nhưng chưa có Công đoàn , sau đó đơn vị khó khăn phải giải thể.

- Các quy định về sử dụng kinh phí cần linh động hơn theo hướng để Công đoàn cơ sở được tự quyết định sử dụng trong phạm vi nguồn lực của mình, chỉ cần báo cáo về cấp trên.

Phạm Long

Theo Tạp chí Tri thức Xanh số 159 - 03/2022

Bình luận: 0