TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ tư, 30/10/2024

Những thuận lợi khó khăn trong công tác phân luồng học sinh vào giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Hà Nội

06:15 09/05/2022
Logo header Phân luồng học sinh vào giáo dục nghề nghiệp là định hướng phân bổ tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, THPT vào thị trường lao động, tùy thuộc vào năng lực, sở trường, nguyện vọng của bản thân học sinh và điều kiện thực tế, nhu cầu nhân lực của xã hội. Đây là công tác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội, nó góp phần cung ứng nguồn nhân lực với cơ cấu phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế, tạo cơ hội được học tập suốt đời cho mọi người, hướng tơí xây dựng xã hội học tập.

Giáo dục nghề theo yêu cầu của thị trường đảm bảo việc làm cho học sinh, sinh viên

Xác định phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT là một trong những nội dung quan trọng để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đóng vai trò lớn trong cơ cấu lại nguồn nhân lực, định hướng quy mô đào tạo và phát triển ngành nghề gắn với nhu cầu của xã hội, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp, cách làm mới để thực hiện có hiệu quả công tác phân luồng học sinh. Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 về việc phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” (Đề án 522), thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 219/KH-UBND ngày 04/12/2018 triển khai Đề án 522; UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch số 1714/KH-SGDĐT ngày 07/5/2019 và Kế 41 hoạch số 4197/KH-SGDĐT ngày 01/12/2020 triển khai Đề án 522, ban hành các văn bản chỉ đạo các đơn vị giáo dục nghiêm túc xây dựng kế hoạch, triển khai có hiệu quả đến từng giáo viên, học sinh và người dân trên địa bàn Thành phố. Sau 03 năm triển khai Đề án 522, được sự quan tâm, vào cuộc của các cấp chính quyền, nhiều giải pháp căn cơ, đổi mới đã được triển khai trong công tác phân luồng tại Hà Nội, một số kết quả nổi bật đạt được: + Đảng và Nhà nước, thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chính sách trợ giúp cho công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông. Nhờ đó, việc triển khai Đề án 522 được đảm bảo thực hiện tốt, cụ thể đó là mở rộng qui mô trường, lớp; trường lớp được xây dựng khang trang, số lượng học sinh tham gia phân luồng tăng nhanh; học sinh tham gia phân luồng THCS được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi, được miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đúng theo quy định. + 100% các trường THCS, THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, đã chủ động, sẵn sàng tham gia công tác phân luồng học sinh sau THCS. + 73% trường THCS và 60,3% trường THPT có Chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương. Các trường trung cấp, cao đẳng tuyển học sinh tốt nghiệp THCS, sau thời gian đào tạo 3 năm, người học vừa có trình độ công nhân kỹ thuật/nhân viên nghiệp vụ lành nghề để có thể trực tiếp tham gia Thị trường lao động, đồng thời có trình độ văn hóa tương đương THPT, để khi có nhu cầu và điều kiện các em có thể học liên thông tiếp lên trình độ CĐ, ĐH. Ở Hà Nội hiện 21 cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc thành phố Hà Nội, hiện các cơ sở đào tạo nghề nghiệp hoạt động tương đối ổn định, tuy nhiên kết quả tuyển sinh trung bình còn thấp so với mục tiêu các trường đề ra (đạt khoảng 50%). Các quận, huyện có nhiều trường giáo dục nghề nghiệp như: Đông Anh, Cầu Giấy, Đống Đa, Bắc Từ Liêm vừa chú trọng công tác đào tạo nghề vừa chú trọng các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, phong trào cho học sinh, sinh viên.
 Những khó khăn, vướng mắc 
- Tâm lý chạy theo bằng cấp còn nặng nề. Văn hóa “khoa bảng”, “bằng cấp” đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người dân; mọi phụ huynh học sinh đều mong muốn con, em mình vào học để có tấm bằng đại học, thậm chí muốn có bằng cấp cao hơn nữa; ngược lại không muốn con, em mình vào học các trường thuộc hệ thống GDNN. Văn hóa đó không dễ để một sớm một chiều có thể thay đổi. 
- Những hạn chế, bất cập của hoạt động giáo dục hướng nghiệp, tư vấn học tập và tư vấn nghề cho học sinh THCS. Hoạt động hướng nghiệp, tư vấn học đường nhiều năm qua ở các trường THCS chưa được quan tâm đúng mức, thiếu cơ sở dữ liệu về giáo dục nghề nghiệp. 
- Chất lượng và hiệu quả GDNN thấp, còn một tỷ lệ không nhỏ học sinh tốt nghiệp cơ sở GDNN chưa đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, thất nghiệp, không tìm được việc làm, hoặc làm việc không đúng với ngành nghề và trình độ 45 được đào tạo. Các cơ sở GDNN kém hấp dẫn và khó thu hút học sinh vào học, dẫn đến khó khăn trong việc phân luồng học sinh vào giáo dục nghề nghiệp. 
- Những hạn chế về chính sách lao động, việc làm và chính sách lương đối với người tốt nghiệp trình độ sơ và trung cấp dẫn đến hạn chế trong việc thu hút học sinh vào học các cơ sở GDNN. 
Đề xuất, kiến nghị 
- Để thực hiện phân luồng, thu hút học sinh tốt nghiệp THCS vào học giáo dục nghề nghiệp thì điều đặc biệt quan trọng là bản thân các cơ sở GDNN cần phải nâng cao sức hấp dẫn đối với học sinh và các bậc phụ huynh, thu hút học sinh tốt nghiệp THCS vào học thông qua việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng và đổi mới tổ chức đào tạo; gắn đào tạo với sử dụng và thị trường lao động, nâng tỷ lệ học sinh tốt nghiệp giáo dục nghề nghiệp có việc làm và làm việc đúng ngành nghề đào tạo. 
- Tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về giáo dục nghề nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông. Đổi mới và nâng cao chất lượng truyền thông về các chính sách giáo dục nghề nghiệp, định hướng phân luồng cho học sinh THCS, THPT và gia đình học sinh. Xác định nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông là nhiệm vụ trong kế hoạch giáo dục của cơ sở giáo dục. Điều hành tốt chuyên mục về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông trên trang thông tin chính thức của đơn vị; chủ động kết nối các thông tin về giáo dục nghề nghiệp, thị trường lao động, tuyển dụng v.v…; chuẩn bị các điều kiện để kết nối với cơ sở dữ liệu về nghề nghiệp của Thành phố. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về lợi ích của giáo dục nghề nghiệp đối với sự nghiệp phát triển bền vững của doanh nghiệp, từ đó chủ động tham gia, đóng góp tích cực vào các hoạt động đào tạo trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Tăng cường phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng cho học sinh phổ thông như Ngày hội tư vấn, hướng nghiệp; thi tìm hiểu nghề nghiệp…; các hoạt động giao lưu của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục với các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nhân. 
- Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông; Phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp trong các trường phổ thông. Chú trọng đưa nội dung giáo dục hướng nghiệp tích hợp trong chương trình các môn học và hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán (giáo dục STEM) trong chương trình phù hợp với xu hướng phát triển ngành nghề của quốc gia, đáp ứng thị trường lao động, chuẩn bị điều kiện đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đa dạng hóa, vận dụng linh hoạt các hình thức tư vấn hướng nghiệp phù hợp với lứa tuổi học sinh; cung cấp kịp thời thông tin về cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chính sách đối với người học các trình độ giáo dục nghề nghiệp, chính sách ưu đãi trong giáo dục nghề nghiệp, cơ hội khởi nghiệp, tìm kiếm việc làm, xu hướng thị trường lao động và 46 nhu cầu sử dụng của thị trường lao động. Tăng cường phối hợp giữa các cơ sở giáo dục phổ thông, các cơ quan quản lý giáo dục với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp và học sinh phổ thông sau khi tốt nghiệp vào học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc trao đổi kinh nghiệm giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh phổ thông, về nhu cầu lao động, thị trường lao động. Triển khai tài liệu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm công tác giáo dục hướng nghiệp theo từng cấp học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thu hút các nhà khoa học, các nhà quản lý, giáo viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các doanh nhân... tham gia làm công tác tư vấn, hướng nghiệp, đào tạo nghề cho học sinh phổ thông. 
- Nâng cao chất lượng hoạt động các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đầu tư trường chất lượng cao, nghề trọng điểm. Tiếp tục rà soát nâng cao chất lượng hoạt động các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo nội dung “Đề án rà soát, đánh giá tình hình hoạt động, nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2018-2025” đã dược UBND Thành phố phê duyệt theo Quyết định số 913/QĐ-UBND ngày 25/02/2019. Tiếp tục tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề, đổi mới nội dung chương trình đào tạo phù hợp, đáp ứng với yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động; không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên, giáo viên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp góp phần tích cực nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ lao động có trình độ kỹ năng nghề vững, đủ khả năng tiếp cận với công nghệ sản xuất tiên tiến, thiết bị kỹ thuật hiện đại có khả năng tham gia cạnh tranh trên thị trường lao động. Tiếp tục đầu tư 04 trường cao đẳng công lập thuộc Thành phố để trở thành trường chất lượng cao theo tiêu chí được quy định tại Quyết định số 761/QĐ-TTg với một số nghề trọng điểm đề nghị được đầu tư, cụ thể: Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội; Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội; Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội; Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Tập trung đầu tư trang thiết bị để đào tạo các ngành, nghề trọng điểm theo các cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN và quốc gia đối với các trường đã được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phê duyệt, lựa chọn. 
- Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gắn đào tạo với giải quyết việc làm. Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường lao động, của người sử dụng lao động; Gắn chất lượng đào tạo nghề ứng dụng công nghệ, đổi mới chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp; Đào tạo gắn với chương trình phát kinh tế xã hội của Thành phố và từng địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế tăng cơ hội tìm kiếm việc làm bền vững cho người lao động. Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp; hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng với dịch bệnh Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 47 01/7/2021 của Chính phủ; Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ. 
- Huy động nguồn lực xã hội trong và ngoài nước tham gia giáo dục nghề nghiệp, định hướng phân luồng học sinh phổ thông. Tăng cường sự tham gia của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp trong xây dựng chương trình, tài liệu và đánh giá kết quả giáo dục hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ sở giáo dục phổ thông với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm khai thác, sử dụng các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau THCS, THPT. Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ công tác giáo dục nghề nghiệp và phân luồng cho học sinh sau THCS, THPT. 

Bùi Hơn

Theo Tạp chí Tri thức Xanh số 160 - 04/2022

Bình luận: 0