TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ hai, 20/01/2025

Những trạm cân tự phát mọc lên để thu mua nguyên liệu gỗ keo gây ảnh hưởng đến quy hoạch vùng nguyên liệu

16:22 01/10/2020
Logo header Nằm ở cực Bắc Miền Trung và nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; Cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam vậy nên Thanh Hoá là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất có rừng là 484.246 ha, trữ lượng khoảng 16,64 triệu m3 gỗ, hàng năm có thể khai thác 50.000 đến 60.000 m3.

Thanh Hóa là một tỉnh có diện tích rộng thứ hai trên cả nước và có nguồn lâm sản dồi dào để phát triển hệ thống nhà máy, cơ sở chế biến gỗ, tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo thêm việc làm cho lao động trên địa bàn. Tuy nhiên, việc phát triển, quy hoạch nhà máy chế biến gỗ chưa cân đối, liên kết với vùng nguyên liệu còn lỏng lẻo vì vậy mà nhiều nhà máy đầu tư với số vốn lớn nhưng cũng phải hoạt động cầm chừng, chưa khai thác hết công suất của máy và công năng của nhà xưởng.

Ảnh minh họa

Nhiều doanh nghiệp đầu tư bài bản nhưng không cạnh tranh nổi với những tư thương hoạt động từ thu mua cho đến sản xuất gỗ để băm dăm, hơn nữa khi họ đầu tư cho sản xuất thì bị lãng phí, nhưng một số tư thương đầu tư “chộp giật”, “ăn xổi” lại không hề bị xử lý khiến tạo ra những bất công trong đầu tư, kinh doanh. Một phần cũng do năm 2016 có thông báo kết luận với nội dung “Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tại Thông báo kết luận số 157/TB-UBND ngày 23/8/2016 về giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, giải quyết đối với từng cơ sở sản xuất, chế biến dăm gỗ; Trong đó, đối với các cơ sở đủ điều kiện chế biến sâu sản phẩm gỗ thì làm rõ lộ trình để các cơ sở thực hiện đầu tư chuyển đổi công nghệ sản xuất dăm sang gỗ sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ tinh, nâng cao giá trị nguyên liệu gỗ; Đối với các cơ sở không đảm bảo thì có lộ trình dừng sản xuất phù hợp. Để có cơ sở đề xuất, Sở đề nghị các cơ sở sản xuất, chế biến dăm gỗ báo cáo cụ thể bằng văn bản về khả năng chuyển đổi công nghệ sản xuất… và gửi về Sở trước ngày 09/9/2016 nhằm tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh”. Chính vì thông báo kết luận nêu như ở trên, các doanh nghiệp đang có ý định lập hồ sơ Dự án để xin chủ trương đầu tư nhưng không được. Chính vì thế mà một số nhà máy, cơ sở sản xuất gỗ dăm đành liền kết với các hộ dân sinh sống trên địa phương, để thuê đất lập trạm cân thu mua gỗ keo khi chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư cũng như chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn. Đó cũng chính là một trong những lý do cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ sở sản xuất gỗ dăm xuất khẩu trên địa bàn huyện Như Thanh, đây cũng là tác nhân gây nên thâm hụt nguồn keo nguyên liệu cho các nhà máy trên địa bàn. Điển hình như những tháng vừa qua các doanh nghiệp trên địa bàn huyện không có nguyên liệu để sản xuất nên việc cho công nhân nghỉ việc nhà máy hoạt động không hết công suất, các cơ sở sản xuất chỉ giữ lại một số ít công nhân để hoạt động cầm chừng. Sản phẩm chính hoạt động của các doanh nghiệp này chủ yếu là băm dăm gỗ xuất khẩu. Sự khó khăn này cũng có một phần là do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 gây nên ảnh hưởng chung đến sản xuất kinh doanh của ngành gỗ dăm cũng như các ngành nghề khác và các doanh nghiệp khác trên toàn cầu. Tuy nhiên một điều mà không thể không nhắc tới gây nên sự điêu đứng của các doanh nghiệp đã đủ điều kiện hoạt động sản xuất là thiếu nguồn hàng đầu vào. Trên thực tế thì khi có thông báo kết luận của UBND tỉnh Thanh Hóa thì để cấp phép nhà máy sản xuất gỗ dăm, các cơ quan chức năng cũng đã tính đến bài toán nguyên liệu và cũng tính phương án vùng, quy hoạch vùng nguyên liệu, để tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo năng suất hoạt động cho các nhà máy được cấp phép trên địa bàn. Nhưng thời gian qua có rất nhiều thương lái ở các vùng khác tìm lên các vùng đầu nguồn nguyên liệu để thu gom nguyên liệu khiến sự cạnh tranh về giá cả và họ đã tìm cách liên kết với những người dân địa phương và lập ra những trạm cân không phép để thu mua nguyên liệu được dễ dàng hơn, chính vì thế mà các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động sản xuất thu mua chỉ được 40% nhu cầu thực tế. Trong quy định của về việc quy hoạch vùng nguyên liệu và cấp phép cho nhà máy sản xuất gỗ dăm như nào để phù hợp vùng nguyên liệu. Theo tìm hiểu của phóng viên các nhà máy, trạm cân này chưa được chấp thuận dự án đầu tư nên việc đấu nối giao thông cũng chưa được Cục giao thông Thanh Hóa cho phép nên không có biển cảnh báo đường gom, đường tránh, nên việc tai nạn giao thông là không thể tránh được. Để được đấu nối giao thông thì đơn vị công ty các cơ sở sản xuất kinh doanh phải là hồ sơ chấp thuận dự án trình lên cục quản lý đường Bộ, Sở Giao thông vận tải. Như vậy để một trạm cân hoạt động chưa có chủ trương đầu tư vi phạm nhiều quy định của pháp luật, về quy định luật đất đai, vi phạm về việc đấu nối giao thông. Với trách nhiệm của người làm báo, chúng tôi muốn gửi đến các cơ quan chức năng và các cấp chính quyền địa phương huyện Như Thanh cần nghiêm khắc xử lý những tình trạng trên.

Lê Dũng và nhóm PV

Theo Tạp chí Tri thức Xanh - Số 30 - 20

Bình luận: 0