TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ năm, 31/10/2024

Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số rất ít người (Kỳ 2)

16:31 01/10/2020
Logo header Như trong bài viết trước chúng tôi đã truyền tải đến cho bạn đọc cả nước về thông tin “Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc thiểu số rất ít người”. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, nhờ sự vào cuộc sát sao của cả hệ thống chính trị. Quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giai đoạn 2016 đến 2018, Chính phủ, các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị đã chú trọng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số rất ít người (DTTSRIN) và miền núi, đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực, từ năm 2016 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 41 văn bản đề cập đến việc ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTSRIN và miền núi, trong đó có 15 Đề án, chính sách dân tộc.

Con bê được người dân đổi đến 3 lần, giá 13.500.000 vnđ sau 9 tháng được chăm sóc.

Hiện nay có rất nhiều chính sách còn hiệu lực hỗ trợ phát triển vùng DTTSRIN, miền núi và hỗ trợ cho đồng bào DTTSRIN. Về kết quả thực hiện chính sách: Các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị đã nỗ lực cao độ cho công tác giảm nghèo ở vùng DTTSRIN và miền núi, đạt kế hoạch Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững đề ra. Với mục tiêu “nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số rất ít người ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước; góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng”. Để các chính sách hỗ trợ được thực thi hiệu quả đến từng đối tượng, mỗi địa phương lên phương án và có những quyết định và kế hoạch cụ thể của từng địa phương. Sau khi được thông qua Nghị quyết của Hội đồng nhân tỉnh và UBND tỉnh có quyết định công việc cụ thể. Tất cả các sở ban ngành, địa phương huyện, xã và các cấp địa phương. Để thực hiện phù hợp theo chính sách từng vùng của bà con trên địa phương đó. Từ những chính sách đó để tạo điều kiện hỗ trợ bà con về con giống, cây trồng, vật nuôi, theo đó là Ban Dân tộc cũng bám sát hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi và trồng rừng, với sự quan tâm đó, sự chỉ đạo sát thực nên trong những năm gần đây kinh tế của bà con con dân tộc thiểu số rất ít người trên cả nước được giảm đi đáng kể với sự  hỗ trợ này mà kinh tế bà con dân bản phát triển một cách rõ nét, về nhận thức để tiếp cận khoa học công nghệ cũng tăng lên rất nhiều, cải thiện đời sống, nâng cao trình độ văn hóa cho dân bản. Sự phát triển đó cũng chính là nhờ được sự hỗ trợ, giúp sức từ các cấp chính quyền cơ sở khi thực hiện các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Tuy nhiên với trách nhiệm và sự giúp sức đó không phải là nơi nào cũng thực hiện giống nhau, không phải ở địa phương nào cũng thực hiện theo hệ thống từ trên xuống dưới đúng thủ tục và quy trình. Như bài trước chúng tôi đã nếu sự thắc mắc của người dân về cách thức thực hiện hỗ trợ và các tiêu chí thực hiện. Để truyền tải thông tin chính xác mà người dân đang quan tâm chúng tôi cũng đã có buổi làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái theo lịch làm việc của phóng viên đã đặt trước đó. Ngày 16/9/2020 chúng tôi có buổi làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái đại diện Ban dân tộc có ông Đỗ Quang Vịnh - Phó Trưởng Ban Dân tộc và ông  Hồ Mạnh Khoa - Chánh Văn phòng Ban Dân tộc, ông Dương Quang  Hưng - Trưởng phòng Nghiệp vụ. Trong buổi làm việc về thực hiện Quyết định số 2086/QĐ - TTg, chúng tôi cũng nhận được một văn bản nội dung trả lời những câu hỏi liên quan đến nội dung mà chúng tôi đã gửi Ban Dân tộc tỉnh. Cùng đó chúng tôi được cung cấp những quyết định của UBND tỉnh giao cho Ban Dân tộc thực hiện theo Quyết định của 1864 của UBND tỉnh Yên Bái. Trong Quyết định số 1864/QĐ - UBND ngày 23/9/2019 về việc giao kế hoạch vốn thực hiện Quyết định số 2086/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2019 tỉnh Yên Bái, ở mục 4 Điều 1 của Quyết định về phương thức hỗ trợ cũng có nêu rất rõ: “Đối với hỗ trợ giống vật tư, vắc xin tiêm phòng. Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt cho các hộ gia đình theo tiến độ thực hiện, cụ thể”. Như vậy với nội dung Quyết định số 1864/QĐ - UBND ngày 23/9/2019 của tỉnh Yên Bái hướng dẫn rất rõ, nhưng không hiểu vì lý do gì khi kinh phí chuyển về cho UBND xã Châu Quế Thượng để thực hiện thì xã đã không thực hiện theo như Quyết định 1864 của UBND tỉnh, mà tự mình thực hiện một phương thức khác so với kế hoạch hướng dẫn. Qua trao đổi về vấn đề UBND xã thực hiện không đúng theo quyết định của UBND tỉnh thì Ban Dân tộc tỉnh đã gửi cho chúng tôi một Biên bản cuộc họp ngày 31/10/2019, một Biên bản cuộc họp không được xác định địa điểm nơi tổ chức cuộc họp, Biên bản cuộc họp lấy ý kiến thực hiện mà không có chữ ký các hộ dân tham gia họp, trong biên bản chỉ có hai chữ ký của Ông Hoàng Xuân Thượng - Chủ tịch UBND xã Châu Quế Thượng (chủ trì) và ông Dương Thế Dực - Trưởng thôn Trạng Xô (thư ký) (?).  Chia sẻ với phóng viên, một số người dân nói: “Chúng tôi không được mời họp gì cả, mà khi báo đóng tiền nhận bò thì gia đình cũng mong muốn được nhận tiền về tự mua bò chứ không thích nhận bò, vì 10 triệu đó chúng tôi mua được bò to rồi không cần thêm tiền nữa. Nhưng cán bộ xã bảo không được nhận tiền mặt mà phải mang 3.500.000 nghìn đồng để nhận bò. Nếu không là lần sau không cho nữa”. Như vậy mà Biên bản cuộc họp có ghi nội dung bà con nhất trí với ý kiến của xã đưa ra, bà con không có ý kiến gì thêm cho tất cả các ý kiến(?). Trong Biên bản làm việc, về việc giao kế hoạch vốn thực hiện Quyết định 2086/QĐ - TTg của hai ông  Đỗ Ngọc Đức - Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ và ông Hoàng Anh Dũng - Chuyên viên phòng Nghiệp vụ cán bộ của Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái với ông Hoàng Xuân Thượng - Chủ tịch UBND xã và bà Phùng Thị Hường - Thủ quỹ UBND xã Châu Quế Thượng. ở phần 2 mục 1 của nội dung làm việc có ghi rõ: “Tiếp nhận tiền tạm ứng và thanh toán trực tiếp đến các hộ dân được hỗ trợ”. 

Chuồng bò được Nhà nước hỗ trợ giờ được trưng dụng để đồ của một người dân.

Trong Biên bản giao vốn cũng như trong Quyết định 1864 của UBND tỉnh cũng nêu là hỗ trợ bằng tiền mặt! Vậy tại sao mà khi thực hiện giao cho bà con dân tộc bằng vật chất mà không có một văn bản nào để xin phép gửi lên cấp trên để điều chỉnh cách hỗ trợ?. Vậy khi thực hiện, lãnh đạo UBND xã Châu Quế Thượng không hiểu quy định của pháp luật hay cố tình bỏ qua những thủ tục pháp luật quy định? Có một điều phóng viên đang đặt dấu hỏi tại sao từ ngày 26/8/2020 phóng viên về đặt lịch làm việc cũng như gửi nội dung làm việc với UBND xã. Nhưng đến hôm nay hơn một tháng mà phóng viên cũng chưa nhận được câu trả lời cũng như sắp xếp cho phóng viên về làm việc, tuy phóng viên gọi điện để lên lịch làm việc nhưng vẫn chưa nhận được ngày làm việc cũng như văn bản nào của lãnh đạo UBND xã Châu Quế Thượng. Để rõ hơn những vấn đề giữa Biên bản cuộc họp và những chia sẻ của một số người dân, chúng tôi sẽ tìm hiểu thông tin một cách khách quan, đa chiều nhằm thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và quy định của tỉnh Yên Bái.

Lê Dũng

Theo Tạp chí Tri thức Xanh - Số 30 - 20

Bình luận: 0