TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ năm, 31/10/2024

Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số rất ít người (Kỳ 3)

17:53 15/10/2020
Logo header Từ trước đến nay vấn đề an sinh xã hội của người dân luôn được quan tâm đặc biệt và được bàn luận nhiều trong các phiên họp thường kỳ của Chính phủ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, toàn hệ thống chính trị và đồng bào cả nước đã vào cuộc đồng bộ, quyết liệt và sát sao chỉ đạo các cấp có thẩm quyền để thực hiện những chính sách. Không những vấn đề an sinh xã hội cho người dân mà còn có những chương trình hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế cho bà con dân tộc miền núi đặc biệt khó khăn.

Chuồng bò được hỗ trợ từ chương trình 2086 của Chính phủ

Cùng với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định gói hỗ trợ cho bà con dân tộc rất ít người ở vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, với những gói hỗ trợ đó UBND tỉnh Yên Bái đã có những quyết định để thực hiện chương trình chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc rất ít người. Thể hiện trong Quyết định số 1864/QĐ - UBND ngày 23 tháng 9 năm 2019. Để thực hiện chính sách rút ngắn khoảng cách giàu, nghèo giữa thành thị với nông thôn, giữa miền núi với đồng bằng. Lãnh đạo của UBND tỉnh Yên Bái trước khi ra quyết định cũng hiểu rõ được tình hình thực tế tại các địa phương, vì vậy khi ra quyết định rất sát thực tế với cuộc sống đồng bào dân tộc rất ít người. Tuy nhiên quyết định của Tỉnh khi đưa vào thực hiện có được cấp dưới nhận thức đúng để áp dụng hay không là một điều đáng phải xem xét bởi sau khi bà con được hỗ trợ thì đã có không ít những “ nhỏ, to xì xèo”. Để làm rõ hơn những thắc mắc của bà con đồng bào dân tộc Phú Lá ở thôn Trạng Xô, thôn Ngòi Nhầy, thôn Ngòi Lẫu chúng tôi đã có buổi làm việc với UBND xã Châu Quế Thượng sau nhiều lần hẹn, đó là vào ngày 09/10/2020 phóng viên đã có cơ duyên được làm việc với đồng chí Đặng Văn Lả - Bí thư Đảng ủy và đồng chí Đinh Thị Hồng Loan - Chủ tịch UBND xã Châu Quế Thượng, nội dung buổi làm việc với địa phương xung quanh việc tìm hiểu công tác thực hiện Quyết định số 1864 của UBND tỉnh Yên Bái. Theo quyết định 1864 thì phương thức hỗ trợ cho bà con dân tộc thiểu số rất ít người là phương thức chi trực tiếp bằng tiền mặt. Nhưng UBND xã đã thực hiện chính sách hỗ trợ bà con dân tộc bằng cây giống, vật nuôi (?). Việc này, đồng chí Bí thư Đảng ủy xã cho biết sau khi nhận được nguồn vốn từ Ban Dân tộc tỉnh thì UBND xã đã họp dân về phương thức hỗ trợ bằng tiền mặt hay vật nuôi, cây trồng và cũng đã có Biên bản thống nhất hỗ trợ bằng vật nuôi, cây trồng vào ngày 31/10/2019. Tuy nhiên khi được hỏi: Sau khi họp dân và thay đổi phương thức hỗ trợ bằng vật nuôi, cây trồng thì UBND xã có gửi văn bản xin ý kiến Ban Dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện phương thức hỗ trợ hay không?. Đồng chí Bí thư nói: “Sau khi họp xong, UBND xã cũng đã gửi Biên bản họp cho Ban Dân tộc tỉnh, để được Ban Dân tộc tỉnh hướng dẫn UBND xã thực hiện, chứ UBND xã không thể ra được văn bản bởi địa phương chỉ là đơn vị kết nối giúp Ban Dân tộc thực hiện Dự án chứ không thể nói địa phương ra văn bản được. Sau khi gửi Biên bản thống nhất với dân cho Ban Dân tộc phải ra văn bản hướng dẫn để thực hiện hoặc lãnh đạo tỉnh ra văn bản điều chỉnh để thực hiện mới được”. Tuy nhiên, đồng chí Bí thư cũng chỉ nói với phóng viên như vậy, nhưng không đưa ra được căn cứ thay đổi cách hỗ trợ bà con bằng phương thức hỗ trợ vật nuôi, cây trồng thay thế phương thức hỗ trợ bằng tiền mặt như quyết định 1864 của UBND tỉnh Yên Bái. Theo hồ sơ sự việc, chúng tôi thấy có 01 Biên bản họp thôn để lấy ý kiến thực hiện kế hoạch và phương thức hỗ trợ cho người dân, nhưng điều đáng nói Biên bản cuộc họp này không ghi địa điểm họp, không có chữ ký người dân tham gia họp, vậy nhưng Biên bản đó lại được UBND xã Châu Quế Thượng gửi lên cho Ban Dân tộc tỉnh?. Qua làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái, chúng tôi cũng không nhận được thông tin là có văn bản phúc đáp UBND xã Châu Quế Thượng để xã này thực hiện cách hỗ trợ bà con bằng vật nuôi, cây trồng.

Khi địa phương thực hiện hỗ trợ bà con dân tộc đã không thực hiện đúng theo quy định như trong nội dung bản Báo cáo của Hội đồng nhân dân số 132/ BC - KTNS. “Việc hỗ trợ trực tiếp bằng hiện vật cho người dân là không đúng quy định của tỉnh ở mục 4.1, khoản 4, điều 1 của quyết định số 1864/QĐ - UBND ngày 23/9/2019”. Báo cáo cũng nêu rõ: “Theo phản ánh của người dân việc giao nhận giống cây trồng, vật nuôi không đúng theo quy định, không có cán bộ các cấp giám sát tiếp nhận. và khi giao vật nuôi cây trồng địa điểm giao trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai khi giao không có giấy kiểm dịch, không có chứng nhận tiêm phòng theo quy định, không được nhốt cách ly trước khi bàn giao cho người dân mà bàn giao trực tiếp khi vận chuyển về”. Theo quan sát trực quan của Đoàn giám sát thì bò giống được hỗ trợ rất nhỏ (trọng lượng chỉ khoảng 50 đến 60kg/con, giá trị chỉ từ 7 đến 10 triệu đồng/con), một số con quá yếu và có biểu hiện bị bệnh. Ở mục 3 kiến nghị, đề xuất của Đoàn giám sát nêu như sau: “Đoàn giám sát nhận thấy các kiến nghị, phản ánh của người dân là đúng sự thật”. 

Qua trao đổi với đồng chí Đỗ Quang Vịnh – Phó Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái được biết: “UBND xã Châu Quế Thượng mua con giống để bàn giao cho bà con dân tộc không báo cáo với Ban Dân tộc, và khi mua con giống về cũng không báo cáo với Ban Dân tộc để kiểm tra, nghiệm thu”.  Khi UBND xã thực hiện chưa đúng với quyết định, kế hoạch giao vốn của UBND tỉnh khiến bà con đặt câu hỏi: Tại sao UBND xã không thực hiện đúng với quyết định mà Ban Dân tộc vẫn giải ngân vốn?. Hơn nữa, khi trao đổi nội dung thanh quyết toán được đồng chí Phó Ban Dân tộc nói “trong các văn bản vẫn thể hiện rõ việc hỗ trợ bằng tiền mặt, và chỉ đạo hoàn thiện hồ sớ thanh, quyết toán cũng theo phương thức hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt”. Vậy có thể hiểu là khi thực hiện kế hoạch giao vốn cho bà con dân tộc bằng vật nuôi, cây trồng mà thủ tục thanh quyết toán lại là bằng tiền mặt (?). Để thấy được cách làm không đồng nhất thiếu đi sự minh bạch, không sát sao giám sát, buông lỏng quản lý dẫn đến gây bức xúc cho người dân nói chung và đồng bào dân tộc rất ít người nói riêng. 

Bò được mua với giá 13,5 triệu, đã được nuôi 10 tháng của hộ dân

Trong khi mọi nỗ lực của Đảng, Nhà nước và Chính phủ để hỗ trợ người dân nguồn lực, động lực phát triển kinh tế thì đâu đó như xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vẫn còn tình trạng “tự diễn biến” khiến Hội đồng nhân dân tỉnh phải có Văn bản số 132/BC-KTNS về kết quả giám sát việc tổ chức thực hiện các chinh sách theo đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Phù Lá có đoạn nêu rõ: “Việc hỗ trợ trực tiếp bằng hiện vật cho người dân là không đúng quy định của tỉnh…”. Qua đó UBND tỉnh đã có Công văn số 48/UBND-TCD ngày 08/01/2019 gửi Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Ban dân tộc tỉnh, UBND huyện Văn Yên kiểm tra và có phương án giải quyết các sai phạm của tổ chức các nhân (nếu có).

Lê Dũng

Theo Tạp chí Tri thức Xanh - Số 32 - 20

Bình luận: 0