TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ hai, 20/01/2025

Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số rất ít người (Kỳ 4)

23:39 29/10/2020
Logo header Trong những năm qua với sự nỗ lực của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Yên Bái thi đua lập thành tích để chào mừng Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2020 - 2025). Với sự lãnh đạo của Đảng và sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị và nhân dân hưởng ứng thực hiện kế hoạch 5 năm của của nhiệm kỳ đã qua để thực hiện các chính sách, đẩy mạnh các chương trình, rút ngắn khoảng cách giữa người nghèo với người giàu, giữa nông thôn với thành thị, giữa bà con dân tộc thiểu số tới người dân ở đồng bằng và đẩy mạnh thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới.

Chuồng bò được hỗ trợ từ Chương trình 2086 của Chính phủ.

Cũng trong những năm qua Chính phủ cũng đã có những quyết sách hỗ trợ bà con dân tộc miền núi và đặt biệt là sự quan tâm sát sao đến đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người. Những hành động thiết thực đó thể hiện qua các Quyết định 2086, Chương trình 135 của Thủ tướng Chính phủ. Chính sách thiết thực đó đã được lãnh đạo tỉnh Yên Bái triển khai thực hiện để đưa Yên Bái có diện mạo nông thôn mới, đa số các mục tiêu, kế hoạch được triển khai nhịp nhàng. Trong khi đang thi đua thực hiện tốt mọi mặt, tạo điều kiện tối đa cho người dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân để hỗ trợ nhân dân trong tỉnh một cách tốt nhất, nhưng đâu đó xuất hiện những cán bộ lãnh đạo, cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương lại chưa thực hiện đúng quy định cũng như chưa thực hiện tròn vai của mình, gây bức xúc trong nhân dân, làm giảm lòng tin đối với chính quyền. Chuyện xảy ra ở Chương trình hỗ trợ người dân tộc thiểu số đặt biệt ít người theo Quyết định 2086 của Thủ tướng Chính phủ. Mà nội hàm của địa phương có sự lơ là của Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái.

Sau khi Quyết định 1864/QĐ - UBND ngày 23/9/2019 về việc giao vốn cho Ban Dân tộc để thực hiện thì Quyết định một đằng, nhưng triển khai thực hiện lại một nẻo. Điều đáng nói là khi thực hiện không đúng theo nội dung Quyết định của UBND tỉnh mà đơn vị thực hiện lại không có văn bản điều chỉnh hay bổ sung Quyết định đó (?). Khi địa phương thực hiện hỗ trợ bằng vật chất, gây không ít khó khăn cho người dân, theo chia sẻ của người dân thì: “Khi được tin Nhà nước hỗ trợ cho người Dân tộc Phù Lá, bà con dân bản mừng lắm, khi được cán bộ thông báo Nhà nước hỗ trợ nhưng xã sẽ mua bò cho bà con, và bà con sẽ phải đóng thêm 3.500.000 đồng để được nhận bò. Trong khi đó người dân có nhiều người không có tiền nên đã vay lãi để được nhận bò. Người dân muốn nhận tiền, nhưng cán bộ xã không đồng ý. Nếu không nhận trực tiếp bằng vật chất thì sẽ không cho và giao cho người khác. Vì cán bộ xã bảo vậy nên chúng tôi cũng sợ nếu không đóng tiền thì sẽ không được nhận. Nhưng khi đóng thêm vào 3.500.000 đồng không phải ai cũng có đủ tiền để đóng. Như vậy chúng tôi phải đi vay lãi suất cao để được nhận hỗ trợ của Nhà nước..., điều đáng nói ở đây là khi nhận bò thì bò quá nhỏ so với số tiền 13.500.000 đồng và có những con còn bị bệnh long móng lở mồm, đổi đi đổi lại mấy lần mới được con đỡ bệnh hơn. Nhà nước cho bò là dân cảm ơn Nhà nước, nhưng dân muốn nhận tiền tự mua, còn bò nhỏ như này dân mua chưa đến 10.000.000 đồng”. Câu hỏi được đặt ra là: Như vậy với chức năng và nhiệm vụ của chủ đầu tư (Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái) trong vấn đề này như thế nào?. Để hiểu rõ hơn những vấn đề trên, chúng tôi đã làm việc trực tiếp với đồng chí Đặng Văn Lả - Bí thư Đảng ủy và đồng chí Đinh Thị Hồng Loan - Chủ tịch UBND xã Châu Quế Thượng. Đồng chí Bí thư cho biết: “Khi được Ban Dân tộc cấp kinh phí để hỗ trợ trâu, bò, gà, cây quế cho người dân để phát triển kinh tế theo đề án. Xã đã họp dân lấy ý kiến về phương thức hỗ trợ thay vì hỗ trợ bằng tiền mặt thì hỗ trợ bằng cây trồng, vật nuôi, việc này chúng tôi cũng đã báo cáo với Ban Dân tộc tỉnh”. Đồng chí Bí thư còn nói thêm về việc này chúng tôi làm theo sự chỉ đạo của Ban Dân tộc tỉnh, chúng tôi là đơn vị được hưởng lợi và chỉ làm cầu nối cho Ban Dân tộc tỉnh với người dân. Như đồng chí Đặng Văn Lả - Bí thư xã Châu Quế Thượng trả lời liệu có đúng với với tinh thần như những Công văn 1229/UBND - DT ngày 11/10/2019 của UBND huyện Văn Yên yêu cầu xã Châu Quế Thượng thực hiện theo Công văn 702/BDT-NV ngày 03/10/2019 và Quyết định 1864/QĐ - UBND ngày 23/9/2019 hay chưa?. Câu hỏi trên chúng tôi muốn gửi đến UBND huyện Văn Yên và UBND tỉnh Yên Bái. 

Bò được mua với giá 13,5 triệu đã được người dân nuôi đến tháng thứ 10

Mang những thắc mắc của người dân và lời chia sẻ của đồng chí Bí thư xã Châu Quế Thượng, chúng tôi trao đổi, làm việc với đồng chí Đỗ Quang Vịnh - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh về việc có hay không có việc chỉ đạo cho lãnh đạo xã làm như đồng chí Bí thư xã nêu trên?. Phóng viên hỏi đồng chí Vịnh về số tiền mua thêm 4000 con gà để bổ sung cho số gà hỗ trợ bà con dân tộc nhưng đã chết thì lấy từ nguồn nào?. Và số cây quế đã thực hiện đạt 7000 cây/ha hay chưa?. Đồng chí Vịnh cho biết rằng Ban Dân tộc không chỉ đạo xã thực hiện như đồng chí Bí thư nếu trên (?). Cây giống quế hiện nay mới phủ được hơn 4000 cây/ha theo số lượng cây mua được. Số lượng gà được mua bổ sung là do nhà cung cấp ban đầu bổ sung, trong khi đó đồng chí Bí thư xã Đặng Văn Lả lại cho biết số lượng gà mua bổ sung là do đồng chí Đào Văn Phóng tự bỏ tiền mua (?). Vậy, sự sai lệch thông tin giữa chính quyền địa phương và lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh được hiểu như thế nào? 

Trước đó, khi chúng tôi đề nghị UBND xã châu Quế Thượng cung cấp hồ sơ liên quan đến kế hoạch thực hiện Chương trình hỗ trợ thì đồng chí Bí thư xã bảo để hỏi ý kiến Ban Dân tộc đã có gì chúng tôi sẽ cung cấp sau. Tiếp đó, ngày 30/9/2020 chúng tôi tiếp tục liên hệ điện thoại với đồng chí Dương Quang Hưng - Trưởng phòng Nghiệp vụ Ban Dân tộc để đề nghị cung cấp hồ sơ thông tin về một số nội dung liên quan đến việc thực hiện Quyết định 1864/QĐ - UBND của tỉnh nhưng đồng chí Hưng không nghe máy nên phóng viên đành nhắn tin trao đổi. Sau đó đồng chí Hưng chỉ gửi cho phóng viên vào thư điện tử mỗi một bản kế hoạch đào tạo năng lực cộng đồng cho cán bộ dân bản chứ không gửi nội dung liên quan đến sự việc nêu trên ở xã Châu Quế Thượng (?).
 
Trong khi đó tại Báo cáo số 132/BC - KTNS ngày 30/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về việc kiểm tra việc thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Phù Lá xã Châu Quế Thượng và trong Báo cáo số 51/BC - SNNPTNT ngày 28/02/2020 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều nêu rất rõ nội dung: “Đoàn giám sát nhận thấy các kiến nghị, phản ánh của người dân là đúng sự thật”. Như vậy, những việc làm của UBND xã Châu Quế Thượng có thể hiểu là chưa đúng với các quyết định, có biểu hiện làm trái với quy định, hơn nữa cả UBND xã Châu Quế Thượng và Cán bộ chuyên trách của Ban Dân tộc tỉnh còn né tránh cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí (?). Chúng tôi kiến nghị UBND tỉnh Yên Bái chỉ đạo thanh tra, rà soát lại toàn bộ sự việc, có kết luận làm rõ những thắc mắc của bà con để bà con yên tâm sản xuất, đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm những sai phạm nếu có.

Lê Dũng
Theo Tạp chí Tri thức Xanh - Số 34 - 20

Bình luận: 0