TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ hai, 20/01/2025

Vai trò của Mặt trận tổ Việt Nam trong công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020

14:45 18/10/2021
Logo header Để thực hiện tốt các mục tiêu giảm nghèo bền vững cần có sự quan tâm, sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở, sự đồng lòng của toàn thể xã hội. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, các bộ, ban, ngành để triển khai công tác giảm nghèo bền vững, đóng góp để hoàn thành mục tiêu chung đã đặt ra.

1. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác giảm nghèo bền vững

Tham gia vận động toàn dân tham gia giảm nghèo bền vững

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, động viên nhân dân hưởng ứng, tham gia thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, qua đó khơi dậy tinh thần đoàn kết giúp nhau phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, làm giàu hợp pháp ở từng địa phương.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp vận động nhân dân giúp nhau phát triển kinh tế; vận động các nguồn lực đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng, nêu cao tinh thần, trách nhiệm của mỗi người dân trong cộng đồng dân cư; xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng các quỹ vì người nghèo, các chương trình hoạt động vì an sinh xã hội được xây dựng, triển khai đem lại nhiều kết quả đáng khích lệ.

 Tham gia vận động nguồn lực hỗ trợ giảm nghèo bền vững

Hằng năm vào dịp ngày 17/10 (ngày quốc tế phòng chống đói nghèo và là ngày vì người nghèo Việt Nam), Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giúp Ban Vận động Quỹ "Vì người nghèo", phát động trên phạm vi cả nước

Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì tổ chức phát động ủng hộ người nghèo nhắn tin qua Cổng Thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia.

Năm 2019, phối hợp với Ban Chỉ đạo các chương tình mục tiêu quốc gia tổ chức chương trình gặp mặt, tôn vinh, biểu dương các doanh nghiệp, doanh nhân, tập thể, cá nhân tích cực vận động, ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và an sinh xã hội trong 3 năm 2017 - 2019 tổ chức vào ngày 01/10/2019 đã động viên, kích lệ các đơn vị, cá nhân ủng hộ và đăng ký ủng hộ người nghèo và an sinh xã hội đạt kết quả cao.

Chỉ đạo Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” địa phương  tập trung vận động các tầng lớp nhân dân, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty ủng hộ, hỗ trợ nguồn lực chăm lo cho người nghèo.

Trên cơ sở kết quả vận động, hàng năm Ban Thường trực, Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” Trung ương phân bổ số tiền trên 98,148 tỷ đồng và thực hiện chương trình an sinh xã hội số tiền trên 2.000 tỷ đồng.

Xây dựng và nhân rộng các mô hình về giảm nghèo bền vững

Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tiến hành giải ngân, giao kinh phí cho các địa phương triển khai có kết quả 45 dự án giảm nghèo với tổng số kinh phí là 20.700.000.000 đồng, cụ thể:

- Năm 2018: Đã ban hành các quyết định phê duyệt và giao kinh phí cho Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 14 tỉnh để triển khai nhân rộng 16 mô hình giảm nghèo , với tổng số tiền là 7.147.000 đồng.

 - Năm 2019: Đã ban hành các quyết định phê duyệt và giao kinh phí cho Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 15 tỉnh để triển khai nhân rộng 15 mô hình giảm nghèo  với tổng số tiền là 6.063.000 đồng.

- Năm 2020: Đã ban hành các quyết định phê duyệt dự án và giao kinh phí cho 13 tỉnh để triển khai 14 dự án giảm nghèo  với tổng số tiền là 6.290.000.000 đồng.

2. Triển khai, tổ chức giám sát và phản biện xã hội về giảm nghèo bền vững

* Về giám sát giảm nghèo bền vững

 Hàng năm xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động giám sát liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn như: giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất kinh doanh, vật tư, nông nghiệp; giám sát bảo vệ môi trường; xây dựng cơ sở hạ tầng; giám sát nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới nhất là nguồn lực do nhân dân đóng góp và nhà nước đầu tư; giám sát về việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; việc thực hiện chính sách hỗ trợ giá, giống, vốn, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp; giám sát xây dựng các công trình dân sinh; bồi thường, đền bù giải phóng mặt bằng; chính sách hỗ trợ, ưu đãi nông dân phát triển sản xuất, hỗ trợ nông dân nghèo; xây dựng và quản lý quỹ hỗ trợ nông dân; giám sát việc triển khai gói hỗ trợ 62 nghì tỷ cho Nhân dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid- 19.

Thông qua việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia giám sát trong xây dựng nông thôn mới như: thực hiện các công trình phúc lợi, nhất là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; có cơ chế hỗ trợ và huy động nhân dân tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, dồn điền đổi thửa.Tính đến nay, các địa phương đã tổ chức được 9.564 cuộc giám sát về nông nghiệp và cơ chế, chính sách cho người dân ở nông thôn.

* Về công tác phản biện xã hội về giảm nghèo bền vững

Tích cực tham gia phản biện đóng góp ý kiến đề xuất vào dự thảo các văn bản của Trung ương, các cấp ủy, chính quyền các cơ quan, ban, ngành về các chủ trương, cơ chế chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Theo thống kê chưa đầy đủ, trong những năm qua Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên đã tham gia hơn 11 ngàn dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó tham gia thẩm định hơn 370 đề án, dự án về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thông qua các hoạt động tham gia xây dựng chính quyền, Ủy ban MTTQ Việt Nam đã tổng hợp và kiến nghị những nội dung sát hợp với chức năng, nhiệm vụ và nguyện vọng của nhân dân nhất là những vấn đề liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

3. Một số nhận xét, kiến nghị đề xuất

Công tác thực hiện mục tiêu quốc gia  giảm nghèo bền vững của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế sau:

- Hiện nay việc vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp gặp nhiều khó khăn trong công tác vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ủng hộ Quỹ và chương trình an sinh xã hội  do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp,  các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn; các tỉnh miền núi, vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo các doanh nghiệp rất ít, việc vận động kết quả thấp…

- Một bộ phận đồng bào nghèo xuất hiện tư tưởng trông chờ, ỷ lại, thiếu ý chí vươn lên, thậm chí có tư tưởng không muốn thoát ra khỏi diện hộ nghèo để được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước và sự giúp đỡ của cộng đồng; đa phần các đối tượng tham gia dự án là các hộ gia đình nghèo, thiếu tư liệu, kinh nghiệm sản xuất.

- Việc triển khai xây dựng và nhân rộng các mô hình về giảm nghèo bền vững còn mới đối với hệ thống Mặt trận do đó cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chưa có kinh nghiệm trong việc triển khai, quản lý các dự án tại địa phương.

- Các văn bản hướng dẫn triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 của các cơ quan chức năng ở Trung ương còn chậm, gây lúng túng, khó khăn cho cán bộ triển khai.

- Đa số các mô hình giảm nghèo trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi và trồng trọt) do đó chịu nhiều tác động của dịch bệnh (dịch cúm gia cầm, dịch tả lợn Châu phi), thiên tai, hạn hán, giá cả không ổn định, bấp bênh… đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả dự án.

- Kinh phí hỗ trợ cho các hộ gia đình còn thấp (không quá 15 triệu), cho nên hiệu quả giảm nghèo chậm, không cao.

 Kiến nghị, đề xuất

-Tiếp tục triển khai Nghị quyết liên tịch số 88/NQLT/CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 07/10/2016 giữa Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về phối hợp thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

- Đề nghị Chính phủ sớm ban hành chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025.

 Phạm Long/Tri thức Xanh số 79-21

Bình luận: 0