TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ hai, 20/01/2025

Văn Yên - Yên Bái: Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số rất ít người

23:55 10/09/2020
Logo header Trong những năm qua Đảng, Nhà nước và Chính phủ luôn quan tâm tới các vùng dân tộc thiểu số rất ít người trên cả nước với việc thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng có dân tộc thiểu số và miền núi trong đó có huyện miền núi Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

Bê được hỗ trợ cho người dân trị giá bò 13,5 triệu, nuôi đã được 09 tháng tuổi

Từ năm 2010 đến nay, Chính phủ đã phê duyệt một loạt quyết sách quan trọng với kinh phí hàng nghìn tỷ đồng nhằm hỗ trợ phát triển đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người có số dân dưới 10 nghìn người, hỗ trợ tập trung chủ yếu ở hai lĩnh vực chính là giáo dục và hỗ trợ kinh tế - xã hội (theo các Quyết định số 1627/QĐ-TTg năm 2011 và Quyết định số 2086/QĐ-TTg năm 2016) và Quyết định 135 của Chính phủ. Mặc dù đây là sự nỗ lực của Chính phủ trong thực hiện chính sách dân tộc, Dự án phát triển kinh tế xã hội dân tộc thiểu số ít người được thực hiện rộng rãi trên cả nước nên sau khi ban hành đã thu hút được sự quan tâm không chỉ đối với các địa phương mà còn ở những đối tượng thụ hưởng theo như hai Quyết định 135 và Quyết định 2086 này. Đây là một chính sách lớn, một sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước và Chính phủ được dư luận quan tâm và kỳ vọng vào sự quan tâm dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số rất ít người ở nơi vùng sâu, vùng xa của các tỉnh trên cả nước. Từ năm 2016 đến năm 2018, Chương trình 135 đã đầu tư 9.106 công trình, duy tu, bảo dưỡng 3.295 công trình; hỗ trợ trực tiếp cho 1,512 triệu hộ nghèo, cận nghèo. Tập huấn cho 103 ngàn người, dạy nghề cho 720 ngàn người dân tộc thiểu số, góp phần giúp con em tìm kiếm việc làm. Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho 1,4 triệu hộ dân tộc thiểu số vay 45.194 tỷ đồng (chiếm 24,7% tổng dư nợ), bình quân dư nợ 01 hộ là 30,5 triệu đồng (bình quân toàn quốc là 27 triệu đồng/hộ) để phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2017 ở các huyện nghèo giảm xuống còn dưới 40% (giảm khoảng 5% so với cuối năm 2016); tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn giảm 3 - 4%. Có 8 huyện thoát khỏi huyện nghèo theo Quyết định 30a của Thủ tướng Chính phủ; 14 huyện ra khỏi diện hưởng chính sách như huyện nghèo; 34 xã đủ điều kiện ra khỏi diện đầu tư theo chương trình 135. Trong giai đoạn 2016 - 2020 Chương trình 135 là Dự án chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững.

Tuy nhiên, khi chủ trương đó được phân bổ về các tỉnh để thực hiện, rất nhiều địa phương đã vận dụng chính sách đó một cách trơn tru và làm rất tốt cho bà con dân tộc rất ít người, tạo được lòng tin của toàn dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người nói riêng, đồng bào luôn tin tưởng vào những nỗ lực của Đảng và Chính phủ, nhưng cũng không phải địa phương nào cũng hiện đúng theo quyết định của cấp trên. Có nơi, đường lối chỉ đạo một đường nhưng khi thực hiện thì một nẻo, thiếu sự quan tâm từ các phòng ban chuyên trách, chính quyền địa phương, thiếu giám sát chặt chẽ, buông lỏng quản lý. Cũng chính từ đây đã bộc lộ những yếu kém trong quản lý, thiếu năng lực quản lý và là chỗ hổng để một số “công bộc” của dân đã lợi dụng những sơ hở của chính sách, sự tin tưởng của cấp trên và thiếu hiểu biết của bà con dân tộc nên những tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện công việc đó để có cơ hội làm không đúng với chủ trương và thu lợi cho bản thân, gây hậu quả nghiêm trọng. Mặc dù trong những năm qua với sự ra đời của chính sách hỗ trợ này mà bà con dân tộc thiểu số đặc biệt ít người có cơ hội phát triển kinh tế để dần từng bước xóa đói giảm nghèo. Nhưng không phải địa phương nào cũng thực hiện chính sách hỗ trợ đến từng hộ dân đạt kết quả tốt, mà còn nhiều địa phương thực hiện chưa đúng với chủ trương đường lối, tạo thành một sự phản cảm và không đi sát với thực tế hiện tại của bà con dân tộc thiểu số.

Chuồng bê được hỗ trợ tới 2 triệu đồng nhưng giờ bỏ không

Không nằm ngoài sự tư lợi của cá nhân một số cán bộ Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã lập hồ sơ khống về số lượng của dân tộc thiểu số rất ít người tăng lên để thu lợi, và cũng như việc kê trị giá của chuồng bò cao lên để thực hiện hành vi rút tiền ngân sách, cũng chính vì thế mà Cơ quan cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam một số cán bộ trong Ban Dân tộc tỉnh để điều tra về sự việc. Cũng trong chuyên đề về thực hiện tài nguyên môi trường và sử dụng tài nguyên đất, sử dụng nguồn vốn công hỗ trợ giống cây trồng cũng như con giống để phát triển kinh tế địa phương tại xã Châu Quế Thượng, sau tìm hiểu chúng tôi được người dân địa phương cho biết: “Tại xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cũng được sự hỗ trợ từ chính sách giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người theo Quyết định 2086 của Chính phủ, trên địa bàn xã Châu Quế Thượng chúng tôi có 3 Thôn là thôn Ngòi Lẫu (Thôn 5), Trạng Xô (Thôn 6), Ngòi Nhây (Thôn 7) người dân tộc Phù Lá được hỗ trợ theo quyết định 2086 của Chính phủ. Được hỗ trợ gà, chuồng bò, và giống quế để phủ kín rừng đồi, nhưng khi hỗ trợ chúng tôi tưởng được hỗ trợ bằng tiền mặt, nhưng cán bộ chuyển bò thành bê, nghe nói đâu Nhà nước cho 10.000.000đ và mỗi gia đình muốn được nhận bò thì đóng thêm 3.500.000đ nữa nhưng khi nhận bê thì bê bé lắm, nhỏ lắm, chúng tôi nuôi gần một năm rồi mà vẫn còn bé, khi được hỗ trợ gà để nuôi nhưng gà cũng bé lắm, nhà nước cho xong là chết hết không sống được con nào… nuôi chỉ được mấy hôm thì chết”. Sau khi nắm bắt thông tin trên từ bà con dân tộc, nhóm phóng viên chúng tôi đã tiến hành đi xác minh thực tế để kiểm chứng thông tin từ một số hộ gia đình bà con dân tộc thiểu số thì được biết khi nhận được hỗ trợ từ Chính phủ, UBND tỉnh đã ra Quyết định về phương án, và thực hiện theo kế hoạch hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người bằng tiền mặt. Những không biết vì lý do gì mà Ban Dân tộc lại để địa phương thực hiện chương trình là giao bằng vật nuôi cho bà con dân tộc?. Để có câu trả lời về thắc mắc của bà con Dân tộc Phù Lá, phóng viên Tri thức Xanh đã đến Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái để đặt lịch làm việc tìm hiểu thông tin đã nêu trên. Chúng tôi sẽ truyền tải đến cho bạn đọc và bà con dân tộc nội dung cụ thể hơn khi có thông tin sự thật của sự việc từ Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái.

Lê Dũng

Theo Tạp chí Tri thức Xanh - Số 27 - 20

Bình luận: 0