TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ hai, 20/01/2025

Ý Yên - Nam Định: Khởi sắc ở một vùng quê

20:10 01/04/2020
Logo header Ý Yên nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Nam Định, tiếp giáp với thành phố Ninh Bình, cách thành phố Nam Định hơn 20km và là một huyện giàu truyền thống cách mạng. Trải qua bao năm đấu tranh anh dũng, kiên cường, kể từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ Ý Yên đã lãnh đạo nhân dân trong huyện giành chính quyền và xây dựng cuộc sống mới ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Ý Yên có nhiều làng nghề truyền thống qua hàng chục thế kỷ, nổi tiếng như nghề đúc đồng Tống Xá, nghề mộc La Xuyên và nghề sơn mài Cát Đằng.

Nghề mộc ở xã Yên Ninh đã thu hút được nhiều lao động địa phương

Là  một huyện có hệ thống hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ bao gồm điểm cuối đường cao tốc Hà Nội – Cao Bồ, đường Quốc lộ 10 và đường sắt Bắc – Nam chạy qua, đó là một là lợi thế để Ý Yên đẩy mạnh thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2019 của huyện Ý Yên thì toàn huyện hiện có 5.680 cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (TTCN), tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó có 683 doanh nghiệp đang hoạt động (có 03 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); Giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN năm 2019 ước đạt 9.617 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2018 (giá so sánh). Bên cạnh đó, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp lại có chiều hướng giảm hơn với những năm trước. Cụ thể như tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp cả năm chiếm 31.307 ha, trong đó diện tích trồng lúa là 26.152 ha, giảm 663 ha so với năm 2018; năng suất lúa bình quân cả năm đạt 56,24 tạ/ ha, sản lượng 147.089 tấn, giảm 2,4% so với năm 2018; Diện tích lạc chiếm 2.095 ha, giảm 16 ha so với năm 2018; năng suất đạt 40,69 tạ/ ha, sản lượng là 8.602 tấn, giảm 0,4% so với năm 2018. Cũng theo Báo cáo này thì lĩnh vực chăn nuôi, thú y không phải thế mạnh của huyện. Số liệu thống kê cho thấy tổng đàn gia súc, gia cầm năm 2019 (ước tính) bao gồm đàn trâu, bò có 11.496 con (bằng 97,05% so với năm 2018); đàn gia cầm có 983,37 nghìn con (tăng nhẹ 10% so với năm 2018); riêng đối với đàn lợn, do ảnh hưởng của Dịch tả lợn Châu Phi nên chỉ có 110.948 con (bằng 73,58% so với năm 2018). Như vậy, có thể thấy công nghiệp – TTCN phát triển tại vùng đất này là như một định hướng đúng đắn của Cấp ủy và chính quyền huyện, tạo đòn bẩy trong dịch chuyển cơ cấu, tạo sự phát triển toàn diện cho nền kinh tế Ý Yên.

Qua nhiều năm đẩy mạnh thực hiện chương trình phát triển công nghiệp – TTCN, tính đến năm 2019 trên địa bàn huyện Ý Yên có 3 cụm công nghiệp (CCN) ở Thị trấn Lâm và các xã Yên Xá, Yên Ninh. Hiện tại các CCN tập trung của huyện đã thu hút được trên 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đăng ký đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Được xây dựng và phát triển trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, ngành nghề, cùng với sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp, các ngành nên các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất trong các CCN đều có sự tăng trưởng, phát triển ổn định. Trong đó, tại CCN Yên Ninh, thuộc xã Yên Ninh đã thu hút được nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chuyên về các mặt hàng mộc mỹ nghệ, đồ gỗ dân dụng được thị trường tín nhiệm. Theo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2019 của xã Yên Ninh thì lĩnh vực sản xuất công nghiệp và TTCN đang trên đà phát triển, tốc độ tăng trưởng khá cao; Toàn xã có 30 công ty, doanh nghiệp và 2.100 hộ sản xuất nghề truyền thống; Giá trị công nghiệp – TTCP năm 2019 ước tính đạt 850 – 900 tỷ đồng. Bên cạnh đó, xã Yên Ninh có phát động nhân dân toàn xã chung tay xây dựng Nông thôn mới, thực hiện Chương trình mục tiêu Xây dựng Nông thôn mới nâng cao (giai đoạn năm 2019 – 2020); Xây dựng từ 1 đến 2 thôn (xóm) Nông thôn mới kiểu mẫu; Phát động nhân dân trong xã nâng cấp nhiều tuyến đường làng, ngõ xóm với tổng giá trị trên 3 tỷ đồng, đó là còn chưa nói đến việc một số hộ sản xuất nghề mộc truyền thống từ những năm trước đã đầu tư bê tông hóa các tuyến đường trong thôn, xã khang trang, sạch sẽ. Như Doanh nghiệp Huế Lan, từ năm 2015 đã đổ một con đường bê tông rộng tới 9 mét, dài hơn 1 km ở xóm Cầu Gừng để các hộ sản xuất nghề mộc đi chung. Có thể thấy, làng quê Yên Ninh đang từng bước chuyển mình, khởi sắc. Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của huyện Ý Yên, chính quyền huyện cho biết: “Sẽ tập trung chỉ đạo phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, phấn đấu hoàn thành, đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu. Tiếp tục thúc đẩy dịch chuyển mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng giá trị ngành nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất của huyện. Tập trung cao lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu theo kế hoạch đã đề ra. Khai thác, quản lý và phát triển nguồn thu ngân sách trên cơ sở đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của sản xuất, kinh doanh. Tranh thủ sự giúp đỡ của cấp trên, đồng thời huy động nguồn lực tại địa phương để đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng đô thị văn minh”. Phát triển giáo dục, đào tạo, y tế theo hướng chuẩn hóa, lấy độ hài lòng của người dân làm mục tiêu. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực. Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành của chính quyền từ huyện đến cơ sở. Xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ bản lĩnh, phẩm chất chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Đảm bảo tốt an ninh chính trị, an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện”. Về sản xuất công nghiệp – TTCN, huyện Ý Yên sẽ tăng cường công tác quản lý đối với các CCN và các điểm công nghiệp, chú trọng đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, việc xây dựng nhà, xưởng và sử dụng đất đai. Hướng dẫn các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển mạnh mẽ công nghiệp – TTCN. Phát huy vai trò của Hội Doanh nhân huyện trong việc định hướng phát triển doanh nghiệp phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Khuyến khích phát triển ngành nghề, đặc biệt là các ngành nghề mới, ưu tiên đầu tư cho các xã còn khó khăn, chú trọng các hoạt động đối ngoại kinh tế, hỗ trợ tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Những con đường mới mở ra tại xã Yên Ninh hứa hẹn một tiềm năng phát triển TTCN

Theo quy luật của sự phát triển, tất yếu sẽ có những mặt được và chưa được. Những hạn chế được ghi nhận tại huyện Ý Yên bao gồm công tác quản lý đất đai ở một số xã chưa chặt chẽ; tình trạng vi phạm Luật Đất đai, vi phạm hành lang an toàn công trình giao thông,thủy lợi, đê điều còn xảy ra trên địa bàn; việc kiểm tra, giải tỏa vi phạm của một số xã chưa kiên quyết, kịp thời; tiến độ cấp Giấy chứng nhận QSD đất sau công tác dồn điền đổi thửa còn chậm; tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và triển khai một số dự án còn chậm so với kế hoạch đề ra... mà nguyên nhân chủ quan do công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo một số địa phương, đơn vị chưa thực sự quyết liệt, chưa kịp thời đổi mới.., cũng một phần do nguyên nhân khách quan bởi sự bất ổn về kinh tế, chính trị trên thế giới và khu vực đã ảnh hưởng tới kinh tế - xã hội của cả nước, cũng như của các vùng và địa phương. Trong diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, hiện nay toàn huyện đang tập trung kiểm tra, giám sát, tuyên truyền mạnh mẽ tới toàn dân thuộc huyện thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế, phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống dịch, đảm bảo giữ vững thành quả là những giá trị kinh tế - xã hội đang có và sẵn sàng thích ứng trong điều kiện dịch bệnh bị đẩy lùi.

Hiền Anh – Nguyễn Hân

Theo Tạp chí Tri thức Xanh - Số: 04 - 20

Bình luận: 0