TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ năm, 31/10/2024

Khi đất có giá, lòng người đổi thay là lúc gia đình ông Tới bất an (Kỳ 2)

17:22 13/05/2021
Logo header Khi có tranh chấp đất đai, Nhà nước luôn khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Ngày 25/02/2021 Tri thức Xanh có bài viết liên quan đến việc chuyển quyền sử dụng đất của bà Hoắc Ngọc Ánh nhượng cho gia đình ông Nguyễn Duy Tới nhưng do nhận chuyển nhượng từ cách đây 20 năm (có giấy chuyển nhượng viết tay) mà chưa thay đổi tên người sử dụng nên dẫn tới tranh chấp. Việc chuyển quyền sử dụng đất giữa bà Ánh và gia đình ông Tới được xác định có từ nhiều năm trước nhưng đến thời gian gần đây, khi UBND thành phố Nha Trang ban hành Thông báo số 826/TB-UBND về việc thông báo thu hồi đất để thực hiện Dự án Champarama Resort & Spa, phường Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang thì gia đình ông Tới phát hiện ra tên người sử dụng 02 thửa đất số 03 và 04 tờ bản đồ số 1 có tổng diện tích 291,3m2 đứng trong diện thu hồi phục vụ Dự án không phải tên của gia đình ông. Ngay sau đó, vào ngày 16/5/2017 đại diện gia đình ông Tới là bà Nguyễn Thị Thu đã có đơn đề nghị gửi tới Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Nha Trang với nội dung: Đề nghị xác minh lại tên chủ sử dụng nhà và đất. Kèm theo đơn kiến nghị là một số giấy tờ chứng minh việc mua chuyển nhượng như: Hợp đồng ủy quyền; Giấy cam kết mua bán; Đơn xin sửa chữa nhà; Biên bản kiểm kê khối lượng và Biên lai thu thuế và thông báo nộp thuế năm 2011-2013. Qua trao đổi bà Thu  cho biết: “ Đến thời điểm hiện nay gia đình tôi đã có đơn xin xác nhận điều chỉnh lại tên. Tôi là người buôn bán vật liệu xây dựng, năm 2001 bà Ánh có mua nợ tôi tiền để xây nhà. Khi bà Ánh gặp khó khăn, không trả được tiền mua vật liệu xây dựng cộng thêm việc bị bệnh nên có vay thêm tôi ba mươi triệu đồng để chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh bà Ánh biết là không có khả năng trả nợ nên đã làm Giấy ủy quyền và Giấy cam kết mua bán hai thửa đất thuộc khu vực Bãi Tiên - Đường Đệ (02 thửa đất này giờ nằm trong quy hoạch thuộc diện thu hồi giải phóng mặt bằng). Gia đình tôi vẫn đóng thuế (chứng minh là biên lai đóng thuế năm 2011-2013). Không chỉ hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước mà còn hoàn thành nghĩa vụ của gia đình với địa phương (Giấy xác nhận của Ban điều hành tổ Bãi Tiên nhân dân Cụm Đường Đệ). Gia đình tôi luôn chấp hành luật pháp và chủ trương của Nhà nước. Nhưng khi có thông báo về Niêm yết công khai bản đồ hiện trạng khu đất thuộc Dự án Champarama Resort & Spa ngày 15/5/2017 của UBND phường Vĩnh Hòa thì tôi phát hiện ra không có tên gia đình tôi trong đó. Sau khi tôi nộp đơn đề nghị điều chỉnh lại tên của 02 thửa đất của tôi thì UBND phường Vĩnh Hòa đã có giấy mời gia đình tôi lên làm việc để xác minh. Từ đó tới nay việc của tôi vẫn không được giải quyết dứt điểm, làm ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của gia đình tôi”.

Khu đất nhà ông Tới đã mua của bà Anh hiện đang tranh chấp

Thực tế thì hòa giải tranh chấp đất đai là một biện pháp mềm dẻo, linh hoạt và hiệu quả nhằm giúp cho các bên tranh chấp tìm ra một giải pháp thống nhất để tháo gỡ những mâu thuẫn, bất đồng trong tranh chấp đất đai trên cơ sở tự nguyện, tự thỏa thuận. Sự việc của gia đình ông Tới bà Thu không phải là hiếm nhưng chính quyền địa phương nên có cách giải quyết linh hoạt hơn như mời gia đình của ông Tới và bà Ánh cùng lên làm việc dưới sự chứng kiến của chính quyền địa phương sau đó vận động, giải thích, phân tích lý lẽ trong quá trình mua bán trên cơ sở thực tiễn để hai bên cùng hiểu đúng theo pháp luật rồi đưa ra phương án giải quyết sao cho thật thấu tình, đạt lý. Trong hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng, hòa giải có tầm quan trọng đặc biệt. Nếu hòa giải thành, có nghĩa là tranh chấp sẽ kết thúc, không những hạn chế được sự phiền hà, tốn kém cho các bên đương sự mà còn giảm bớt được công việc đối với các cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan, phù hợp với đạo lý, giữ được tình làng, nghĩa xóm, đảm bảo đoàn kết trong nội bộ nhân dân. Đồng thời qua hòa giải, các đương sự sẽ hiểu thêm về pháp luật và chính sách của Nhà nước. Với ý nghĩa đó Luật Đất đai năm 2003 đã quy định hòa giải là thủ tục đầu tiên của quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.

Thu Trung

Theo Tạp chí Tri thức Xanh - Số 61 - 21

Bình luận: 0