TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ tư, 30/10/2024

Văn Lâm - Hưng Yên: Cần làm rõ những bất cập trong việc giao khoán đất tại xã Trưng Trắc

16:58 02/04/2020
Logo header Từ nhiều năm nay, câu chuyện về đất đai chưa bao giờ là hết nóng. Những vụ việc liên quan đến quản lý đất đai như cho thuê đất, cấp quyền sử dụng đất, thu hồi đất hay xử lý vi phạm liên quan đến việc sử dụng đất đã gây nhiều khiếu kiện, nhưng khi có nội dung khiếu kiện thì một số trường hợp không được chính quyền địa phương xử lý thỏa đáng, dứt điểm khiến người dân phải gửi đơn thư vượt cấp. Thực trạng này đang là vấn đề được Chính phủ, các cấp, ngành quan tâm.

Khu đất ông ông Đào Thế Phương đã nhận khoán của UBND xã Trưng Trắc sau khi bị cưỡng chế vi phạm.

Tuy nhiên, đi sâu vào sự việc liên quan đến vấn đề địa phương cho thuê đất hay quản lý sử dụng đất hoặc xử lý vi phạm sử dụng đất thì đâu đó vẫn còn có tình trạng chính quyền không rõ ràng khi thu hồi hoặc thanh lý hợp đồng cho thuê đất, thậm chí còn cả những bất cập khi xử lý vi phạm khiến nhiều người thuê đất lao đao khi đầu tư vào sản xuất hay kinh doanh trên đất.

Như việc của ông Đào Thế Phương, trú tại thôn Tăng Bảo, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên phản ánh đến Tòa soạn Tri Thức Xanh thì UBND xã Trưng Trắc đã thực hiện cưỡng chế khu đất do ông đang sử dụng (dưới hình thức nhận khoán với UBND xã) không đúng quy định gây thiệt hại lớn về kinh tế cho gia đình ông. Nội dung đơn phản ánh của ông Phương được trích lược như sau: “Ngày 09/10/2010, tôi có ký Hợp  đồng giao khoán số 09/HĐGK- HLLĐ với UBND xã Trưng Trắc, khu  vực đất hành lang bên trong kênh C2 thôn Ngọc Lịch. Thời hạn là 05 năm (từ ngày 09/10/2010 đến 24/06/2015). Đến năm 2015, tôi lại tiếp tục ký Hợp đồng gia hạn số 09, thời hạn cũng là 05 năm (từ 24/06/2015 đến 24/06/2020). Sau khi ký kết hợp đồng lần thứ nhất (tháng 10/2010), được sự đồng ý của UBND xã và căn cứ theo thỏa thuận tại nội dung hợp đồng, tôi san nền để tạo mặt bằng đặt các chậu cây cảnh và xây một lán tạm để trông coi vườn cây, vì tôi trồng, chăm sóc và kinh doanh cây cảnh. Công việc kinh doanh của tôi ổn định từ đó đến năm 2018, vào tháng 11/2018 tôi nhận được Quyết định xử phạt hành chính số 181/QĐ-XPHC của UBND xã Trưng Trắc với lý do: “Xây dựng công trình vi phạm trên hành lang an toàn giao thông”. Tôi đã làm Đơn khiếu nại gửi UBND xã về việc này, tuy nhiên UBND xã đã không giải quyết khiếu nại của tôi, mà còn ban hành các Quyết định không phù hợp quy định pháp luật như Quyết định cưỡng chế số 19/QĐ-CCXP ngày 21/01/2019; Quyết định đình chỉ  giải quyết khiếu nại số 71/QĐ- CTUB ngày 28/05/2019. Sau đó  UBND xã đã tổ chức cưỡng chế, phá dỡ toàn bộ mặt bằng kinh doanh cây cảnh, các tài sản là cây cảnh trên đất này, đồng thời đơn phương chấm dứt Hợp đồng giao khoán của tôi trước thời hạn gây thiệt hại lớn về kinh tế cho tôi”.

Liệu Quyết định xử phạt có biểu hiện “áp đặt”?

Để làm rõ thêm những vấn đề liên quan đến trình bày của ông Phương, chiều ngày 26/03/2020, phóng viên có buổi gặp gỡ, làm việc với ông Đỗ Thế Phả - Chủ tịch UBND xã Trưng Trắc. Qua trao đổi, ông Phả cho biết: “Khu đất mà xã cho ông Phương thầu khoán có nguồn gốc là đất nông nghiệp. Việc cho thầu khoán nhằm tạo điều kiện cho nhân dân phát triển kinh tế, đồng thời cũng gia tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương”. Cũng theo ông Chủ tịch UBND xã Trưng Trắc thì kể từ khi nhận thầu khoán khu đất, ông Phương đã tự ý xây dựng công trình trên đất, công trình này làm ảnh hưởng đến hành lang an toàn giao thông đường bộ khiến UBND xã phải có trách nhiệm xử lý vi phạm. Trong buổi làm việc, ông Phả cũng cung cấp cho phóng viên một số văn bản, tài liệu có liên quan. Các giấy tờ này có khởi điểm từ tháng 11/2018, bao gồm Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai số 181/QĐXPHC ngày 13/11/2018; Biên bản làm việc với ông Đào Thế Phương ngày 03/12/2018; Biên bản thanh lý hợp đồng ngày 03/12/2018; Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 07/QĐ-KPHQ ngày 11/01/2019; Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả số 19/QĐ-CCXP ngày 21/01/2019; Biên bản làm việc ngày 22/01/2019; Biên bản làm việc với người khiếu nại là ông Phương ngày 19/02/2019; Biên bản làm việc ngày 14/05/2013 về việc giao Quyết định cưỡng chế số 19/QĐcCXP; Quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại số 71/QĐ-CTUB ngày 28/05/2019; Thông báo về việc thu dọn các nguyên vật liệu trên đất hành lang an toàn số 28/TB-UBND ngày 11/06/2019 Những văn bản này được ban hành liên tục trong khoảng thời gian hơn 06 tháng được nêu ở trên cho thấy sự quyết liệt giải quyết vi phạm về sử dụng đất trên địa bàn của chính quyền xã Trưng Trắc.

Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán đất thể hiện vai trò của ông Đỗ Thế Phả là Chủ tịch UBND xã Trưng Trắc hay "Phó UBND xã"?

Tuy nhiên nếu xem xét kỹ những văn bản này sẽ chỉ thấy nội dung mang tính chất một chiều, có nghĩa là chính quyền ban hành và người có quyền và lợi ích hợp pháp đối với việc sử dụng đất phải có nghĩa vụ chấp hành chứ không hề được thắc mắc hay ý kiến (?). Điều này hoàn toàn không phù hợp với Điều 5 của Hợp đồng giao khoán số 09 HĐGKT ngày 24/06/2015 mà UBND xã Trưng Trắc ký kết với ông Phương. Cụ thể tại Điều 5 ghi rõ: “Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các quy định trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, hai bên tự trao đổi thống nhất giải quyết, nếu bên nào vi phạm sẽ bị xử lý theo chế độ hợp đồng đã quy định”. Thiếu căn cứ kết luận ông Đào | Thế Phương vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (?)! Theo ông Đỗ Thế Phả - UBND xã Trưng Trắc thì: “Thời điểm xảy ra vị phạm về lĩnh vực đất đai của ông Phương (cụ thể là đã xây dựng công trình vi phạm trên đất hành lang an toàn giao thông Quốc lộ 5A) vào khoảng năm 2017. Khi phát hiện ra vi phạm này, UBND xã đã lập tức tiến hành xử lý vi phạm”. Tuy nhiên khi hỏi đến Hồ sơ xử lý vi phạm hành chính thì ông Phả chỉ cung cấp được cho phóng viên duy nhất một Quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với ông Đào Thế Phương.

Theo quy định tại Điều 56, 57 và 58 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 97/2017/NĐ-CP. Điều 56 của | Luật này được áp dụng đối với trường hợp xử lý vi phạm tại chỗ, lúc này sẽ không phải lập biên bản vi phạm hành chính mà ban hành Quyết định xử phạt tại chỗ. Tuy nhiên trong Quyết định phải được ghi rõ hành vi vi phạm, địa điểm vi phạm, chứng cứ và các tình tiết liên quan đến vi phạm. Trong trường hợp không phát hiện ra vi phạm tại thời điểm xảy ra vi phạm thì căn cứ theo Điều 57: Xử phạt hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính cụ thể như sau: “Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm: Biên bản vi phạm hành chính, Quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục”. Về việc lập biên bản hành chính sẽ căn cứ theo Điều 58 của Luật này. Như vậy chỉ với một Quyết định xử phạt hành chính thiếu chứng cứ và thông tin về tình tiết vi phạm như Quyết định số 181/QĐ-XPHC của UBND xã Trưng Trắc thì đã đủ thuyết phụckhi quy kết vi phạm cho ông Phương hay chưa? Mặt khác, chúng tôi lại thấy xuất hiện một Biên bản vi phạm hành chính số 0000148/BB-VPHC, quyển số 0006 do Cục Quản lý đường bộ 1 lập ngày 10/01/2019. Theo biên bản này thì mốc thời điểm vi phạm đối với sự việc nêu trên hoàn toàn khác so với lời ông Đỗ Thế Phả - Chủ tịch UBND xã Trưng Trắc nói (?). Tại mục 2 của Biên bản này được ghi: “Hành vi vi phạm hành chính của ông Đào Thế Phương là: Dựng công trình tạm thời (lán tạm), thời điểm dựng công trình vào tháng 08/2008 trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ QL5 và trồng cây (cây trứng cá và cây bàng), thời điểm trồng cây vào tháng 08/2008 trong phạm vi đất dành cho đường bộ”. Như vậy, theo Biên bản vi phạm hành chính do Cục Quản lý đường bộ 1 lập thì thời điểm vi phạm của ông Phương là năm 2008. Điều này là hết sức bất hợp lý bởi các lẽ sau: Thứ nhất: Nếu thời điểm năm 2008 thì ông Phương chưa được giao thầu khu đất nêu trên để có thể xây dựng được các công trình và trồng cây như Biên bản số 0000148 thể hiện; Thứ hai: Thời điểm lập biên bản là năm 2019, mà người lập biên bản lại có thể xác định rõ mốc thời gian vi phạm của hơn 10 năm về trước. Vậy tại sao lại để vi phạm này tồn tại lâu đến vậy mà không xử lý?. Phải chăng Biên bản này được ngụy tạo nhằm một mục đích khác là thu hồi lại diện tích đất đã trót giao thầu cho ông Phương?.

Qua hồ sơ UBND xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm cung cấp cho phóng viên và nội dung phản ánh của ông Phương cho thấy việc ông Phương cho rằng UBND xã Trưng Trắc đã có biểu hiện “lật kèo” đối với Hợp đồng giao khoán của ông Phương là có cơ sở bởi rõ ràng thời hạn giao khoán đất trên Hợp đồng vẫn còn mà việc xử lý vi phạm cũng còn nhiều bất cập (theo hồ sơ). Chiếu theo Bộ Luật Dân sự năm 2015 và Luật Thương mại năm 2005 thì UBND xã này đang thể hiện dấu hiệu vi phạm hợp đồng. Tri Thức Xanh sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng có thấm quyền để tiếp cận thông tin và phản ánh trong số ra tiếp theo.

Huy Thịnh - Lê Dũng

Theo Tạp chí Tri thức Xanh - Số: 04 - 20

Bình luận: 0