TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ hai, 20/01/2025

Nha Trang – Khánh Hòa: Nếu xử lý đơn một cách thấu tình, đạt lý, chắc chắn sẽ không còn tình trạng vượt cấp kéo dài.

20:59 20/03/2020
Logo header Như chúng ta đã biết: “Đơn là văn bản có nội dung được trình bày dưới một hình thức theo quy định của pháp luật, gửi đến cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền để khiếu nại hoặc tố cáo hoặc kiến nghị, phản ánh”. Khoản 1, Điều 4, Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định Quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.

Như chúng ta đã biết: “Đơn là văn bản có nội dung được trình bày dưới một hình thức theo quy định của pháp luật, gửi đến cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền để khiếu nại hoặc tố cáo hoặc kiến nghị, phản ánh”. Khoản 1, Điều 4, Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định Quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh. Khoản 2, Điều 4, Thông tư số 07/2014/TT-TTCP cũng quy định: “Xử lý đơn là việc cơ quan nhà nước, tổ chức người có thẩm quyền khi nhận được đơn của cá nhân, cơ quan, tổ chức phải căn cứ và đối chiếu với quy định của pháp luật để thụ lý giải quyết nếu thuộc thẩm quyền của mình hoặc hướng dẫn công dân hoặc chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật”.

Theo đó, khi cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền nhận được đơn của công dân thì việc quan trọng đầu tiên là xác định thẩm quyền giải quyết đơn thư để tham mưu, đề xuất xử lý đơn thư hiệu quả, kịp thời, đúng quy định pháp luật. Thực tế, trong những năm qua không ít trường hợp người có trách nhiệm xác định chưa đúng thẩm quyền cơ quan giải quyết đơn thư hoặc nhầm lẫn trong tham mưu, đề xuất xử lý đơn chưa phù hợp với quy định của pháp luật… Căn cứ các quy định của Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tố cáo năm 2018, Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Tổng Thanh tra Chính phủ, chúng tôi trao đổi phương pháp xử lý đơn thư thuộc thẩm quyền giải quyết và không thuộc thẩm quyền giải quyết, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và không thuộc một trong các trường hợp không được thụ lý giải quyết theo quy định tại Điều 11 của Luật Khiếu nại năm 2011 thì người xử lý đơn đề xuất thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thụ lý để giải quyết theo quy định của pháp luật; Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng không đủ điều kiện thụ lý giải quyết thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để trả lời hoặc hướng dẫn cho người khiếu nại biết rõ lý do không được thụ lý giải quyết hoặc bổ sung những thủ tục cần thiết để thực hiện việc khiếu nại; Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền của cấp dưới nhưng quá thời hạn giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại mà chưa được giải quyết thì người xử lý đơn báo cáo thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, quyết định.

Thứ hai: Đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thì người xử lý đơn hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết. Việc hướng dẫn chỉ thực hiện một lần; Đơn khiếu nại do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, các cơ quan báo chí hoặc các cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật chuyển đến nhưng không thuộc thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất thủ trưởng cơ quan gửi trả lại đơn kèm theo các giấy tờ, tài liệu (nếu có) và nêu rõ lý do cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đơn đến.

Thứ ba: Đơn khiếu nại có họ tên, chữ ký của nhiều người nhưng không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì người xử lý đơn hướng dẫn cho một người khiếu nại có họ, tên, địa chỉ rõ ràng gửi đơn đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết. Đơn khiếu nại có họ tên, chữ ký của nhiều người thuộc thẩm quyền giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thụ lý để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Thứ tư: Trường hợp đơn khiếu nại không được thụ lý để giải quyết nhưng có gửi kèm theo giấy tờ, tài liệu gốc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận được đơn phải trả lại cho người khiếu nại giấy tờ, tài liệu đó; nếu khiếu nại được thụ lý để giải quyết thì việc trả lại giấy tờ, tài liệu gốc được thực hiện ngay sau khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.

Thứ năm: Đơn khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nhưng trong quá trình nghiên cứu, xem xét nếu có căn cứ cho rằng việc giải quyết khiếu nại có dấu hiệu vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có liên quan, đe dọa xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước hoặc có tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ việc khiếu nại theo quy định tại Điều 20 Nghị định 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại thì người xử lý đơn phải báo cáo để thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan, tổ chức, đơn vị người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Thứ sáu: Đơn khiếu nại đối với quyết định hành chính có khả năng gây hậu quả khó khắc phục: Trong trường hợp có căn cứ cho rằng việc thi hành quyết định hành chính sẽ gây ra hậu quả khó khắc phục thì người xử lý đơn phải kịp thời báo cáo để thủ trưởng cơ quan xem xét, quyết định tạm đình chỉ hoặc kiến nghị cơ quan thẩm quyền, người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính.

Những quy định giải quyết những nội dung đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, đơn phản ánh thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị giải quyết thì đã được quy định rất rõ như những quy định đối với nội dung đơn khiếu nại như nêu ở trên. Tuy nhiên, trên thực tế thì tình trạng đơn thư vượt cấp kéo dài nhưng vẫn không được giải quyết dứt điểm vẫn diễn ra ngày một nhiều, thậm chí nhiều người khiếu nại đã phải chịu những bĩ cực trong cuộc sống để đệ đơn hàng chục năm trời mà vẫn không được cấp cơ sở giải quyết một cách thấu tình, đạt lý bởi cứ trên có văn bản chuyển dưới, dưới lại có báo cáo lên trên là đã xử lý v.v. nhưng thực chất thì công tác giải quyết đơn thư khiếu nại vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo bởi càng để lâu thì càng khó có hướng giải quyết. Ví dụ như trường hợp của bà Phạm Thị Lan sinh năm 1956 có địa chỉ thường trú tại số 120/10 đường Đồng Nai, phường Phước Hải, thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa. 

Bà Phạm Thị Lan vừa soạn hồ sơ khiếu nại, vừa trình bày sự việc với phóng viên

Trong suốt 20 năm, bà đã đội đơn kêu cứu đi từ Bắc vào Nam, gửi đơn đi từ Trung ương về địa phương mà vẫn không nhận được giải quyết thỏa đáng nên bà đành lăn lóc xin gặp phóng viên để trình bày câu chuyện của bà. Một ngày khá đặc biệt, đó là ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày mà nhiều người phụ nữ được hạnh phúc thì bà lại mang đơn gửi tới phóng viên Tri thức Xanh với một tâm trạng buồn khó tả. Qua trao đổi bà Lan cho biết: “ Ông nội của bà Lan là cụ Phạm Văn Chưởng sinh sống tại tại khu vực “Hốc Ông Điểm” thuộc phường Phước Hải, TP. Nha Trang, cụ Chưởng có diện tích đất tại đây là 9.640 m2, trước đây khu vực này là vùng đất bị nhiễm mặn, không canh tác được, sau khi cụ Chưởng mất đã để lại cho các con cháu họ Phạm khu đất này. Khi nhà nước có chính sách giải quyết những trường hợp ruộng đất chưa quản lý, chưa đưa vào hợp tác xã (HTX) thì gia tộc họ Phạm đã cùng thống nhất tiến hành xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dùng đất (GCN QSD đất). Ngày 10/01/1996 những người đại diện cho gia tộc họ Phạm đã cùng nhau lập giấy ủy quyền cho ông Phạm Em (cháu đích tôn của cụ Phạm Văn Chưởng) đi làm thủ tục xin cấp GCN QSD đất cho khu đất tại “Hốc Ông Điểm”. Ngày 01/08/2000, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ra Quyết định số 3448/QĐ-UB, quyết định có nội dung công nhận diện tích 9.640 m2 đất tại “Hốc Ông Điểm” thuộc quyền sử dụng của ông Phạm Em. Ông Phạm Em đã làm thủ tục xin cấp GCN QSD đất diện tích trên tại UBND thành phố Nha Trang. Sau khi nhận quyết định số 3448/QĐ-UB ông Phạm Em chia khu đất cho hầu hết những người có quyền thừa kế trong gia tộc họ Phạm nhưng không hiểu vì lý do gì lại không chia phần đất cho bà Lan và một số người, mặc dù bà và những người được nhận đất đều là những người có quyền thừa kế. Sau đó ông Phạm Em đã làm việc với với Sở Địa chính vẽ phân chia khu đất thành 13 lô và tự ý bán. Ngày 03/08/2001 những hộ được chia đất và những hộ đã mua đất của ông Pham Em đã được cấp GCN QSD đất do Chủ tịch UBND thành phố Nha Trang cấp. Chính vì việc phân chia người được người không được đất thừa kế đã dẫn tới việc bà Lan gửi đơn khiếu nại quyết định số 3448/QĐ-UB ngày 01/08/2000 của UBND tỉnh Khánh Hòa vì cho rằng ông Phạm Em chỉ là người đại diện cho các con, cháu của cụ Phạm Văn Chưởng được cử đi làm thủ tục xin cấp GCN QSD khu đất “Hốc Ông Điểm” chứ không phải khu đất này là của riêng ông Phạm Em. Vậy là từ đó tới nay đã hai thập kỷ, bà đội đơn đi tìm công lý nhưng vẫn chưa nhận được sự giải quyết thỏa đáng”. 

Sau khi tiếp nhận đơn thư phản ánh và những hồ sơ, chứng từ liên quan, Ban Biên tập Trí Thức Xanh đã cử phóng viên về địa phương, với vai trò của người làm báo, được tiếp cận và tìm hiểu thông tin về lĩnh vực tài nguyên môi trường đất để có cơ sở trả lời công dân và truyền tải thông tin một cách khách quan, minh bạch. Ngày 13/03/2020, sau khi thu thập thông tin thì thấy nội dung đơn thư khiếu nại của bà Lan trước đây đã có quá nhiều các văn bản từ các cơ quan Trung ương gửi về tỉnh Khánh Hòa đề nghị giải quyết theo thẩm quyền và báo cáo lại nội dung giải quyết, nhưng ngặt một nỗi là bà Lan chỉ nhận được những văn bản phúc đáp, chuyển đơn yêu cầu tỉnh giải quyết chứ không biết là tỉnh báo cáo ra sao, giải quyết như thế nào?. Cuối năm 2018, khi Khánh Hòa có Bí thư Tỉnh ủy mới, bà đã lên gặp trực tiếp ông Bĩ thư để trình bày trong buổi tiếp dân của Tỉnh Ủy, rồi nà lại đọc báo và xin số điện thoại của phóng viên để trình bày với mong muốn khiếu nại của bà được các cơ quan chức năng có thầm quyền xem xét, giải quyết để bà được hưởng quyền lợi hợp pháp trong khu đất mà bà thuộc diện được thừa kế. Để nắm bắt thêm thông tin về sự việc của bad Lan, phóng viên đã đến UBND thành phố Nha Trang làm việc, tuy nhiên để có thời gian chuẩn bị thông tin, tài liệu nên cán bộ của UBND đã hướng dẫn phóng viên để lại nội dung làm việc. Vậy nên phóng viên Tri Thức Xanh đã đề nghị UBND thành phố Nha Trang cung cấp cho phóng viên những thông tin liên quan đén nội dung phản ánh của bà Lan nói trên với nhưng nội dung sau: Thứ nhất: UBND thành phố Nha Trang có biết về vụ việc của bà Lan không ?; Thứ hai: Hướng giải quyết của UBND thành phố Nha trang với sự việc trên?: Thứ ba: Tại sao trong thời gian bà Phạm Thị Lan có đơn thư khiếu nại mà UBND thành phố Nha Trang vẫn cấp GCD QSD đất cho ông Phạm Em và những người khác?: Thứ tư: Đề nghị UBND thành phố Nha Trang cung cấp tài liệu liên quan đến di biến của khu đất hơn 9.600 m2 tai vị trí Hốc Ông Điểm qua các giai đoạn từ năm 1993 đến nay.

Khu đất Hốc Ông Điểm

Với những nội dung phóng viên đăng ký để lại như trên, BBan Biên tập Tạp chí Tri Thức Xanh đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa cùng UBND thành phố Nha Trang rà soát lại toàn bộ sự việc của bà Phạm Thị Lan kiến nghị về thửa đất ở “Hốc Ông Điểm” một cách nghiêm túc và sớm cung cấp thông tin cho báo chí để đảm bảo tính công khai, minh bạch cho người dân tránh để tình trạng đơn thư vượt cấp kéo dài. Chúng tôi hy vọng các cơ quan chức năng có thẩm quyền của TP. Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa sớm có hướng giải quyết dứt điểm nội dung khiếu nại của bà Lan.  

Xuân Kiên

Bình luận: 0