TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ hai, 20/01/2025

Mỹ Đức - Hà Nội; Cần nghiêm khắc bảo vệ tài nguyên đất

20:47 06/08/2020
Logo header Để giữ gìn môi trường sống trong lành và các nguồn tài nguyên đất, cũng là để tăng cường sản xuất và sử dụng vật liệu không nung và hạn chế sản xuất sử dụng gạch đất sét nung để bảo vệ tài nguyên cho Quốc gia. Từ ngày 22/8/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1469/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng (VLXD) Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Khai thác đất tại chỗ của một lò gạch ở xã Hồng Sơn

Nội dung trên đã được Hà Nội chỉ đạo theo Văn bản số 1129/ UBND – QHXDGT ngày 04/02/2013 của UBND Thành phố Hà Nội, về việc áp dụng công nghệ xử lý khói thải trong sản xuất gạch nung trên đại bàn Thành phố theo đề nghị của một số huyện. Theo đó UBND Thành phố giao cho Sở Xây dựng chủ trì cùng các Sở, ngành liên quan và UBND các quận huyện, thị xã Sơn Tây tiếp tục tổ chức thực hiện Kế hoạch số 130/KH – UBND ngày 07/10/2012 của UBND Thành phố về việc triển khai thực hiện về việc xóa bỏ lò gạch thủ công trên địa bàn Thành phố năm 2012 và chỉ đạo của UBND Thành phố tại văn bản số 718/UBND – QHXDGT ngày 22/01/2013 về việc ban hành cơ chế hỗ trợ xóa các lò gạch thủ công gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố. Cùng với quá trình phát triển đất nước, kết hợp bảo vệ môi trường giữ gìn các nguồn tài nguyên mà nổi bật là tài nguyên đất. Nhiều năm trở lại đây các chủ chương, chính sách nhằm xóa bỏ hoàn toàn lò gạch thủ công tiến tới sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường đã được Chính phủ ban hành. Tuy nhiên tại nhiều địa phương tình trạng hoạt động của các lò gạch thủ công sử dụng nguyên liệu đốt hóa thạch, công nghệ lỗi thời, lạc hậu vẫn không có chiều hướng thuyên giảm. Nhiều chủ lò gạch đã mượn “bóng” chính sách vẫn ngày đêm “hun khói” địa bàn hoạt động. Bên cạnh đó sự buông lỏng quản lý của một bộ phận cán bộ địa phương khiến nhiều lò gạch chưa đầy đủ giấy tờ pháp lý theo đúng quy định của pháp luật vẫn “ngang nhiên” hoạt động ngày đêm tàn phá môi trường sống của nhiều sinh vật, gây thất thoát về nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương.

Những cột khói cao ngút vẫn xả khói hàng ngày

Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố tại văn bản số 3328/UBND – ĐT Ngày 23/7/2018 về việc triển khai kế hoạch rà soát, phân loại, đề xuất lộ trình chấm dứt hoạt động của các lò gạch thủ công, cải tiến có hệ thống xử lý khói thải, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch đang tồn trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Sở Xây dựng đã có các văn bản số 6761/SXD – KTXD ngày 31/7/2018; 11911/SXD–KTXD ngày 17/12/2018 đề nghị UBND các huyện Sóc Sơn, Đan Phượng, Quốc Oai, Phúc Thọ, Ứng Hòa, Ba Vì, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Mê Linh, Mỹ Đức, khẩn trương triển khai các nội dung theo chỉ đạo của UBND Thành phố và báo cáo kết quả thực hiện về Sở Xây dựng trước ngày 25 hàng tháng. Tuy nhiên, hàng tháng Sở Xây dựng không nhận được báo cáo của các huyện theo yêu cầu, UBND các huyện có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các nội dung còn chung chung, chưa cụ thể rõ ràng theo yêu cầu của UBND Thành phố. Hiện trên địa bàn huyện Mỹ Đức đang có 11 lò gạch nung theo công nghệ lò vòng hoffman, trong đó riêng xã Hồng sơn có đến 09 lò. Sau nhiều lần đến làm việc với Phòng Tài nguyên và Môi trường và Phòng Quản lý đô thị nhưng những hồ sơ, văn bản mà hai phòng chức năng của huyện Mỹ Đức cấp cho phóng viên cho thấy các lò gạch hoạt động trên địa bàn xã Hồng Sơn, huyện Mỹ Đức chưa đủ thủ tục pháp lý theo quy định. Vào ngày 28/7/2020 phóng viên Tri thức Xanh đã có buổi làm việc với đồng chí Lê Văn Trang - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, đồng chí cho biết: “Thông qua ý kiến phản ánh của các anh thì cũng thời điểm đó Thành phố cũng giao cho Sở Xây dựng yêu cầu huyện báo cáo đánh giá rà soát lại tất cả các lò gạch hoạt động trên địa bàn, kể cả các lò gạch nung trên toàn thành phố đến hết năm 2020 là kết thúc sản xuất gạch theo công nghệ cũ. Tính đến thời điểm hiện tại, huyện có 11 lò nhưng đã có 3 lò nộp hồ sơ kế hoạch đến thời điểm nào là dừng sản xuất, hoặc chuyển đổi sang công nghệ mới theo quy định, còn lại 8 lò đang đôn đốc, và hiện tại trên địa bàn huyện cũng đã được Thành phố chấp thuận 3 điểm quy hoạch sản xuất vật liệu xây dựng. Còn về cơ bản các lò gạch trên địa bàn huyện hoạt động là theo đúng quy hoạch được thành phố chấp thuận. Hiện tại các lò hoạt động đảm bảo theo đúng quy hoạch đã được sản xuất vật liệu trên địa bàn thành phố, trước còn mấy lò nhưng cũng cho giải tỏa hết, riêng lòng hồ Quan Sơn là một đề án nạo vét lòng hồ và tận dụng tận thu để sản xuất vật liệu”. Nhưng trên thực tế khi phóng viên muốn xin hồ sơ giấy phép khai thác khoáng sản tận thu từ việc nạo vét lòng hồ của đề án lòng hồ Quan Sơn, nhưng Phòng Tài nguyên và Môi trường cũng không cung cấp được các giấy phép khai thác tận thu được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp. Trong khi khai thác tài nguyên khoáng sản và tận thu phải có Dự án nêu rõ trong quá trình khai thác phải có quy định về trữ lượng là bao nhiêu? Và dự kiến khai thác nạo vét bao nhiêu năm và một năm bao nhiêu khối. Trước khi sử dụng nguyên vật liệu nạo vét để tận thu này thì các doanh nghiệp đã được cấp giấy phép tận thu để sản xuất vật liệu xây dựng chưa và tính thuế việc tận thu này để sản xuất vật liệu như thế nào?. 

Việc thực hiện tận thu này thì đơn vị khai thác tận thu phải báo cáo khối lượng tận thu để cơ quan chức năng còn có cơ sở về khối lượng, chất lượng tài nguyên khoáng sản tận thu để lên biểu giá đóng phí, đóng thuế khai thác tận thu đối với Nhà nước. Việc được phép cấp phép nạo vét lòng hồ hoàn toàn khác việc được phép khai thác tận thu tài nguyên khoáng sản, nhưng qua bao nhiêu năm các lò gạch ở khu hồ Quan Sơn, xã Hồng Sơn hoạt động và sử dụng nguyên liệu tận thu từ việc nạo vét lòng hồ thì chính quyền địa phương có nắm được thủ tục theo đúng quy định của pháp luật hay không? Trữ lượng được nạo vét sẽ bao nhiêu? Doanh nghiệp phải nộp phí, thuế khai thác tận thu như thế nào? Câu hỏi này chúng tôi xin dành cho UBND huyện Mỹ Đức.

Nghĩa Huy và nhóm PV

Theo Tạp chí Tri thức Xanh - Số 22 - 20

Bình luận: 0