TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ năm, 31/10/2024

Như Thanh - Thanh Hóa: Những trạm cân mọc lên như nấm sau mưa, có phép hay chưa có phép?

00:57 11/09/2020
Logo header Sau loạt bài về các nhà máy dăm hoạt động băm dăm không phép trên địa bàn huyện Như Xuân, theo chuyên đề bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên đất, tài nguyên rừng, chúng tôi ghi nhận trong thời gian qua, tại huyện miền núi Như Thanh có rất nhiều trạm thu mua nguyên liệu tự phát để thu mua gỗ keo, tạo nên một môi trường cạnh tranh không lành mạnh trong việc thu mua nguồn nguyên liệu chế biến gỗ dăm dẫn đến việc các nhà máy được cấp phép đóng trên địa bàn phải hoạt động cầm chừng, giảm công suất vì không thể cạnh tranh nổi để có nguyên liệu chế biến.

Một điểm đặt trạm cân khi chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Hiện trên địa bàn huyện Như Thanh, sát quốc lộ 45 thuộc địa phận xã Xuân Khang, thị trấn Bến Sung và một số xã lân cận có rất nhiều trạm cân điện tử thu mua nguyên liệu. Chỉ tính riêng trên địa bàn 3 xã mà có đến hơn 7 nhà máy băm dăm gỗ và trạm cân thu mua nguyên liệu. Trong đó có rất nhiều trạm cân mọc lên không phép và hoạt động thu mua một cách tùy tiện. Các trạm thu mua gỗ keo tự phát hoạt động rầm rộ. Điều đáng nói các trạm cân thu mua nằm cách nhà máy chế biến ở địa phương không xa, dù khuôn viên diện tích chưa đến 1.000m2, có những điểm diện tích đất trạm cân chỉ có mấy trăm mét vuông nhưng lượng gỗ keo thu mua tại các trạm này lại không hề nhỏ, ước tính họ thu mua được từ 100 đến 200 tấn/ngày. Toàn bộ gỗ keo mua tại trạm được chất lên xe đầu kéo chở về xuôi bán. Như trạm thu mua nguyên liệu tại khu vực xã Xuân Phúc là một điểm thu mua tận dụng đất vườn nhà để làm trạm cân với diện tích, quy mô rất bé. Được biết trạm thu mua nguyên liệu này mặc dù không được cấp phép nhưng vẫn thu mua nguyên liệu khá rầm rộ. Trạm thu mua nguyên liệu tự phát trái phép này đã khiến các nhà máy chế biến dăm trong khu vực gặp khó khăn do bị chặn mua hết nguyên liệu. 

Để đầu tư một nhà máy chế biến dăm gỗ có công suất khoảng 500 đến 2.000 tấn gỗ keo/ngày, ngoài số tiền đầu tư vài chục tỷ đồng, thì các thủ tục pháp lý để được cấp phép như điều kiện phải có mặt bằng để lập dự án, rồi xin chủ trương, có vùng nguyên liệu nên đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải có sự đánh giá và tính toán kỹ nguồn nhiên liệu ở nơi đặt nhà máy bơi lẽ đây là một trong những yếu tố quyết định đến sự sống còn của nhà máy chế biến gỗ dăm. Quả thật tại Như Thanh thì nhiều nhà máy chế biến gỗ dăm đang gặp khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu bởi các trạm thu mua tự phát luôn tranh giành bằng đủ mọi cách như, liên tục đẩy giá mua cao hơn, ép tài xế chở thuê gỗ cho dân vùng trồng rừng phải chở vào bán v.v. dẫn đến nhiều nhà máy tại chỗ "đói" nhiên liệu phải giảm công suất sản xuất chế biến xuống còn 40 đến 50% so với thiết kế.

Việc phát triển ồ ạt của các trạm thu mua nguyên liệu tự phát, nhất là các trạm thu mua không phép trên địa bàn các huyện thời gian qua đã gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, mất an ninh trật tự, đặc biệt là gây thiệt hại kinh tế cho các doanh nghiệp chế biến dăm gỗ. Để thực hiện đúng kế hoạch theo như Kết luận số 157/TB-UBND ngày 23/08/2016 về việc: “giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, giải quyết đối với từng cơ sở sản xuất, chế biến dăm gỗ; Trong đó, đối với các cơ sở đủ điều kiện chế biến, sản phẩm gỗ thì làm rõ lộ trình để các cơ sở thực hiện đầu tư chuyển đổi công nghệ sản xuất dăm sang gỗ sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ tinh, nâng cao giá trị nguyên liệu gỗ; Đối với các cơ sở không đảm bảo thì có lộ trình dừng sản xuất phù hợp. Để có cơ sở đề xuất, Sở đề nghị các cơ sở sản xuất, chế biến dăm gỗ báo cáo cụ thể bằng văn bản về khả năng chuyển đổi công nghệ sản xuất… và gửi về Sở trước ngày 09/09/2016 nhằm tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh”. Chính vì với chủ trương và chính sách như Kết luận của Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa nêu trên nên rất nhiều doanh nghiệp không xin được chấp thuận chủ trương đầu tư nên đã bằng cách đặt trạm cân tại các điểm trên địa bàn huyện miền núi để thu mua nguồn nguyên liệu. Theo chia sẻ của một chủ doanh nghiệp trên địa bàn huyện Như Thanh (xin được giấu tên) cho biết: “Nhiều cơ sở không đăng ký kinh doanh dăm gỗ nhưng lại thu mua, cạnh tranh nguyên liệu không lành mạnh khiến cho các doanh nghiệp chế biến gỗ dăm trong khu vực rơi vào cảnh khó khăn do thiếu nguyên liệu. Hiện trên địa bàn huyện Như Thanh có rất nhiều trạm cân hoạt động trên đất rừng hoặc đất vườn nhưng chưa được chuyển đổi mục đích, và cũng chưa có giấy phép xây dựng cũng như chưa có giấy phép lập trạm cân, vùng quy hoạch nguyên liệu cũng không có, những trạm cân này chủ yếu được lập và lắp đặt trên đất vườn của người dân, các hộ kinh doanh cá thể, cũng có những trạm trân của doanh nghiệp lập nhà máy ở địa bàn khác đến đây lập trạm cân ở ngay đầu nguồn để thu mua nguyên liệu mang về sản xuất”. Như vậy việc lập trạm cân trên đất chưa chuyển đổi mục đích là và xây dựng trạm cân khi chưa có giấy phép xây dựng là cần phải bị xử lý nghiêm. Theo mục c, Khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ – CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng, quy định như sau. “Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng, Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án xây dựng”.

Trạm cân giáp đường giao thông nhưng không được phép đấu nối giao thông nên rất nguy hiểm mỗi khi xe tải chở nguyên liệu ra vào trạm

Sau khi chúng tôi tác nghiệp thực tế tại huyện Như Thanh và ghi nhận được những hoạt động của các trạm cân thu mua lâm sản gỗ, ngày 08/9/2020 phóng viên đã làm việc với UBND xã Xuân Phúc, đồng chí Nguyễn Hữu Sang - Chủ tịch UBND và đồng chí Nguyễn Văn Huy – cán bộ địa chính cho biết: “Về tình trạng trên địa bàn xã quản lý có một trạm cân đã dựng lên được hai năm nay rồi, với mục đích là để thu mua cho bà con ở trên địa bàn, những để kiểm tra về thủ tục giấy tờ thì chúng tôi chưa kiểm tra được, vì sau khi đại hội trên toàn huyện thực hiện luân chuyển cán bộ, khi tiếp nhận vị trí ở một địa phương mới nên chúng tôi đang tập trung giải quyết những công việc cấp bách, thông qua kiến nghị của các anh, chúng tôi cũng lên phương án kiểm tra để đôn đốc và tuyên truyền các hộ kinh doanh cá thể hoàn thiện các thủ tục cần thiết, nếu không thì chúng tôi sẽ lập biên bản đình chỉ và gửi lên UBND huyện để có hướng xử lý”. Còn đồng chí Nguyễn Văn Tĩnh - Phó Chủ tịch UBND Thị trấn Bến Sung cũng cho phóng viên biết là có một trạm cân đặt ở khu phố Hải Tiến hoạt động vào khoảng năm 2014 hoặc 2015, khi trạm cân này lập ra và hoạt động thì chính quyền cũng đã lập biên bản xử phạt và yêu cầu dùng hoạt động rồi, khi đó đã thấy họ dừng hoạt động. Phóng viên đã đề nghị xin biên bản xử phạt và văn bản yêu cầu tạm dừng hoạt động của trạm cân trên thì đồng chí Tĩnh cho biết là những văn bản đó nằm trên kho lưu trữ nên sẽ tìm và thông báo cho phóng viên sau. 

Khi làm việc với UBND thị trấn Bên Sung và xã Xuân Phúc, phóng viên đưa ra những bất cập có các trạm cân tự ý lập để thu mua nguyên liệu gỗ như vậy có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng, như việc trạm cân cân hoạt động mà chưa được quy hoạch đường dẫn đấu nối từ trạm cân ra đến đường quốc lộ được Sở giao thông cho phép sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông rất lớn mỗi khi có xe tải chở gỗ keo ra vào trạm.  Các đồng chí lãnh đạo UBND đã vui vẻ ghi nhận phản ánh của phóng viên cơ quan báo chí và đều hứa rằng Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đôn đốc và làm nghiêm về vấn đề này, sang tuần chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra và nếu đơn vị nào hoạt động sai quy định, chúng tôi sẽ lập biên bản xử lý và yêu cầu hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định, nếu không hoàn thiện được thì buộc phải dừng hoạt động thu mua. Nếu vượt quyền thì chúng tôi sẽ báo cáo với cấp trên để có hướng giải quyết. 

Trên thực tế để giảm chi phí vận chuyển, các trạm thu mua sử dụng các xe đầu kéo để chở nguyên liệu, với số lượng lên tới 30 đến 40 tấn/chuyến, vượt tải trọng đến cả chục tấn/chuyến, việc này thực sự đang ngày đêm tàn phá hạ tầng giao thông và rất nguy hiểm cho những phương tiện cùng tham gia giao thông. Chúng tôi mong rằng trong thời gian sớm nhất, lãnh đạo các cấp chính quyền huyện Như Thanh cần nhanh chóng thành lập đoàn kiểm tra, rà soát các trạm cân trên địa bàn và kiên quyết xử lý những trạm cân hoạt động khi chưa đủ thủ tục theo quy định của pháp luật.

Lê Dũng và nhóm PVCĐ

Theo Tạp chí Tri thức Xanh - Số 27 - 20

 
Bình luận: 0