TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ năm, 31/10/2024

Quỳ Hợp - Nghệ An: Những trạm cân tự phát sai quy hoạch, gây ảnh hưởng đến quy hoạch vùng nguyên liệu trên địa bàn

18:32 03/09/2020
Logo header Huyện Quỳ Hợp là một huyện có nguồn lâm sản dồi dào để phát triển hệ thống nhà máy, cơ sở chế biến, tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo thêm việc làm cho lao động trên địa bàn. Tuy nhiên, việc quy hoạch nhà máy chưa cân đối, liên kết với vùng nguyên liệu còn lỏng lẻo nên nhiều nhà máy đầu tư với số vốn lớn nhưng cũng phải hoạt động cầm chừng, chưa khai thác hết công suất của máy và công năng của nhà xưởng khi được đầu tư.

Trạm cân thu mua nguyên liệu gỗ hoạt động trên nền đất chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Hiện tại trên địa bàn quỳ hợp có 3 có sở sản xuất, chế biến lâm sản có đủ điều kiện năng lực hoạt động, và được UBND tỉnh Nghệ An cấp phép. Tuy nhiên tình trạng thiếu vùng nguyên liệu sản xuất xảy ra thường xuyên., điển hình như những tháng vừa qua các doanh nghiệp trên địa bàn huyện không có nguyên liệu để sản xuất nên phải cho công nhân nghỉ việc, nhà máy hoạt động không hết công suất, các cơ sở sản xuất chỉ giữ lại một số ít công nhân để hoạt động cầm chừng. Sản phẩm chính của các doanh nghiệp này chủ yếu là băm dăm gỗ xuất khẩu. Sự khó khăn này cũng có một phần là do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 gây nên ảnh hưởng chung đến sản xuất kinh doanh của ngành gỗ dăm cũng như các ngành nghề và các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên một điều mà không thể không nhắc tới gây nên sự điêu đứng của các doanh nghiệp này đó là thiếu nguồn hàng đầu vào. Trên thực tế khi cấp phép nhà máy sản xuất gỗ dăm thì các cơ quan chức năng cũng đã tính bài toán nguyên liệu và cũng tính phương án vùng quy hoạch vùng nguyên liệu, để tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo năng suất hoạt động cho các nhà máy được cấp phép trên địa bàn. Nhưng thời gian qua rất nhiều thương lái ở các vùng khác tìm lên các vùng đầu nguồn nguyên liệu để thu gom nguyên liệu. Khi sự cạnh tranh giá cả trở nên khó khăn hơn với các công ty đóng trên địa bàn, họ đã tìm cách liên kết với những người dân địa phương và lập ra những trạm cân không phép để được thu mua nguyên liệu dễ dàng hơn, chính vì thế mà các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động sản xuất thu mua chỉ thu mua nguyên liệu gỗ đầu vào được 40% nhu cầu sản xuất  thực tế. Theo tìm hiểu của phóng viên thì nguyên nhân gây nên sự sụt giảm nguồn nguyên liệu của các nhà máy trên địa bàn huyện Quỳ Hợp có một thực tế là các trạm cân không giấy phép ngang nhiên mọc lên để hoạt động thu mua giành giật nguyên liệu với các nhà máy đóng trên địa bàn, trong đó có những trạm cân của các nhà máy sản xuất gỗ dăm ở địa phương khác, ở tỉnh khác cũng lên đặt trạm cân để thu mua nguyên liệu để chở đi là một trong những nguyên nhân phá vỡ về mặt quy hoạch vùng nguyên liệu phụ cận, bên cạnh đó do thiếu vốn đầu tư, người dân trên địa bàn vẫn khai thác gỗ keo non, khiến diện tích rừng trồng tuy lớn nhưng lượng sinh khối khai thác/ha còn thấp, khiến nguyên liệu đáp ứng cho sản xuất càng thiếu thốn. Tuy đã có nhiều giải pháp tuyên truyền, phát triển rừng gỗ lớn để có thể đáp ứng yêu cầu số lượng và chất lượng cao hơn cho các nhà máy; đồng thời, nâng cao thu nhập cho người trồng rừng, nhưng diện tích chưa nhiều. Bên cạnh đó các doanh nghiệp thu mua gỗ keo trái phép tràn lan trên địa bàn chỉ tính riêng trên một địa bàn nhỏ Quỳ Hợp đã có hơn mười trạm cân, nhà máy thu mua và sản xuất gỗ keo, và theo quy hoạch vùng và được cấp phép hoạt động thì chỉ có 03 nhà máy sản xuất gỗ dăm đủ điều kiện được phép lập trạm cân thu mua. Thực tế các trạm cân không phép này gây nên mất trật tự kinh tế. làm giảm nguồn thu ngân sách cho Nhà nước nhưng vẫn cứ ngang nhiên hoạt động như thách thức pháp luật?. Theo tìm hiểu của phóng viên thì các trạm cân này là những trạm cân tận dụng những khoảng đất vườn, đất nông nghiệp để xây dựng và lắp đặt trạm cân. Câu hỏi được đặt ra là: Trách nhiệm của các cấp chính quyền cũng như các phòng ban chức năng ở đâu? Liệu có biết được vấn đề này không? Hay biết mà vẫn không xử lý dứt điểm tình trạng này? Vì sao? 

Nhà máy chế biến dăm gỗ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật phải hoạt động cầm chừng do thiếu nguồn nguyên liệu gỗ keo.

Để bảo đảm tính duy trì phát triển bền vững cho vùng nguyên liệu và tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phương, tạo cho công nhân ở làm việc ở các nhà máy sản xuất gỗ dăm có công ăn việc làm ổn định vì đây cũng là một việc làm chính của họ để bảo đảm kinh tế gia đình. Các nhà máy sản xuất này đang tạo việc làm cho hàng chục lao động, với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng. Qua trao đổi với phóng viên, anh N. V. D cho biết: “Tôi làm việc tại nhà máy này cũng được gần hai năm rồi mức lương cũng ổn định, đủ chi tiêu trong gia đình ở một vùng miền núi nhưng trong năm nay phần vì dịch Covid - 19 vừa là nguyên liệu không có để sản xuất nên anh em trong nhà máy lương cũng giảm đi đáng kể” . Khó khăn lớn của các nhà máy chế biến lâm sản là do lỏng lẻo về mặt quản lý vùng nguyên liệu và do các nhà máy không phép lập trạm cân thu mua nguyên liệu tràn lan. Để khắc phục khó khăn cho các nhà máy chế biến gỗ dăm, các cấp chính quyền, các ngành liên quan cần kiên quyết xử lý những sai phạm của những trạm cân mở ra chưa đúng quy định để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, để thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương cũng như tránh thất thoát nguồn thu ngân sách cho địa phương.

Lê Dũng và nhóm PVCĐ

Theo Tạp chí Tri thức Xanh - Số 26 - 20

 
Bình luận: 0