TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ hai, 20/01/2025

Thùng rác công nghệ góp phần đảm bảo môi trường xanh

16:13 01/10/2020
Logo header Với mục đích góp phần bảo vệ môi trường và thay đổi nhận thức của người dân trong việc phân loại rác thải, ngày 28/01/2020, Sở Xây dựng Hà Nội đã ban hành Công văn số 948/SXD-HT về việc lắp thí điểm thùng rác công nghệ kết hợp quảng cáo được lắp đặt trên địa bàn Hà Nội. Sở Xây dựng đã nhận được đề xuất của 11 quận (Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Long Biên, Tây Hồ), 5 huyện (Quốc Oai, Ứng Hòa, Thanh Oai, Thạch Thất, Đông Anh) và của các sở Giao thông Vận tải, Văn hóa và Thể thao, Quy hoạch Kiến trúc, dự kiến 10.609 thùng rác công nghệ đưa vào sử dụng (thùng rác có gắn 2 ngăn chứa rác thải khác nhau, có gắn pin mặt trời).

Thùng rác công nghệ sẽ giúp cho môi trường xanh - sạch - đẹp

Ở các nước như Singapore, Nhật Bản đường phố sạch sẽ, những thùng rác phân loại kỹ càng, không mùi hôi. Từ nhiều năm qua họ đã tìm ra cách xử lý triệt để vấn nạn ô nhiễm rác thải tại các siêu đô thị, biến rác thải thành năng lượng và thậm chí là sản phẩm thu hút du lịch. Theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế Thế giới, Nhật Bản dẫn đầu thế giới về quy trình phân loại rác 3R (giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng). Những quy định này chi phối việc xử lý rác thải và nhiều du khách đến Nhật Bản đã phải ngạc nhiên vì mức độ tỉ mỉ của những quy tắc này. Ở một số nơi tại Nhật Bản, các cơ quan quản lý đã ban hành hướng dẫn về các quy định xử lý và tái chế rác dài 24 trang, hướng dẫn chi tiết để người dân thực hiện. Còn tại đảo quốc Singapore, với nhận thức về môi trường cao, đặc biệt trong phân loại rác thải sinh hoạt thành loại tái chế được và loại đốt cháy được luôn thường trực ở mỗi người dân từ người già đến trẻ nhỏ. Người dân nơi đây luôn tự hào với danh hiệu “Đất nước sạch nhất thế giới” hay “Quốc gia xanh nhất châu Á” mà khách du lịch đặt cho trong nhiều năm qua. Ở Indonesia, một trong những quốc gia cũng gặp khó khăn trong việc phân loại rác, chính quyền và người dân đang ngày một quan tâm đến việc phân loại rác từ nguồn trước khi đem ra xử lý đặc biệt là rác thải nhựa.

Thùng rác công nghệ đang được thực hiện lắp đặt tại phố Xã Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội

Có thể thấy rằng tình trạng vệ sinh môi trường và phân loại rác thải hiện đang được rất nhiều nước quan tâm. Ở Việt Nam, đặc biệt là các thành phố lớn đông dân luôn là một vấn đề làm đau đầu các cơ quan quản lý. Mỗi ngày chỉ tính riêng tại các đô thị của nước ta có gần 20.000 tấn rác thải sinh hoạt (TP Hồ Chí Minh 9.000 tấn, Đà Nẵng 1.000 tấn, Hà Nội khoảng 7.000 tấn). Tại Thủ Đô, khu xử lý Nam Sơn tiếp nhận trung bình 4.887 tấn/ ngày, khu Xuân Sơn là 1.066 tấn/ ngày. Theo tính toán, các khu xử lý rác ở đây chỉ có thể tiếp nhận rác đến hết năm 2020, để gia tăng công suất, kéo dài thời gian tiếp nhận các cơ quan chức năng đã áp dụng nhiều biện pháp như báo cáo nâng cao độ đổ rác, lập dự án xây tường chắn đất để nâng cao công suất chứa… nhưng đây đều không phải biện pháp lâu dài. Thực tế, việc phân loại rác thải tại nguồn đã được triển khai tại Hà Nội từ năm 2006 - 2009 do cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ. Theo đó, người dân được hướng dẫn phân rác thải thành 3 loại: Rác thải hữu cơ (rau, củ, quả…), rác vô cơ (xương, sành sứ…), rác tái chế (giấy, bìa, nhựa, kim loại…). Sau khi thu gom, rác vô cơ được chuyển đến bãi rác Nam Sơn; rác hữu cơ đến Nhà máy chế biến phân hữu cơ Cầu Diễn để sản xuất phân bón; rác tái chế dành cho người thu gom phế liệu. Tuy nhiên qua 02 lần thí điểm, công tác phân loại rác tại nguồn chưa thực sự được thành công như ý muốn. Nguyên nhân chủ yếu là do khi thực hiện như cấp túi nilon, cấp thùng rác cho các hộ gia đình nên phát sinh kinh phí thực hiện cao và người dân chưa tự giác thực hiện. Nước ta cũng đã có những hành động cụ thể trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 có quy định cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; phân loại chuyển rác thải vào thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải… Chính phủ ban hành nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 hành vi đổ rác không đúng nơi quy định có các mức phạt khác nhau có thể bị phạt lên đến 7 triệu đồng. Nhằm giải quyết tình trạng các loại rác thải không được phân loại và bị vứt bừa bãi, tràn lan trên nhiều tuyến đường, khu vực của nhà chờ xe buýt, cổng trường, bệnh viện…Để giúp cải thiện vệ sinh môi trường và giúp người dân thực hiện tốt những quy định của pháp luật, cùng với thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, thành phố Hà Nội đã chấp thuận chủ trương xã hội hóa lắp đặt gần 11.000 thùng rác công nghệ trên toàn địa bàn. Đến thời điểm này, dù đã trải qua được hơn nửa năm thực hiện, thậm chí một số nơi còn chưa nghiệm thu nhưng đã từng bước thay đổi nhận thức của người dân trong việc phân loại rác thải và tạo lên những điểm nhấn cho bộ mặt đô thị. Theo quan sát của phóng viên, một số tuyến đường như Xã Đàn, Ô Chợ Dừa, Hoàng Minh Giám, hồ Thiền Quang… Thùng rác công nghệ được thiết kế thông minh với 2 ngăn riêng biệt cho rác tái chế và không tái chế, linh hoạt và phù hợp với đặc điểm của từng tuyến phố. Đặc biệt, tấm pin mặt trời được đặt trên mái của bảng điện để thu và chuyển hóa năng lượng mặt trời thành điện năng tạo công suất phát điện 25W khi trời tối ở phần thân có thể làm tuyên truyền hoặc quảng cáo ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Không chỉ đảm bảo việc lưu chứa rác, tăng cường tuyên truyền giữ vệ sinh môi trường, thùng rác công nghệ còn phù hợp với chủ trương xã hội hóa, công tác thu gom rác thải sinh hoạt, nâng cao ý thức của người dân trong việc bỏ rác đúng nơi quy định, tạo cảnh quan sạch, đẹp. Một người dân đang sinh sống tại phố Xã Đàn, quận Đống Đa chia sẻ: “Hàng ngày chúng tôi thấy thùng rác ở trước nhà không có nắp đậy, thỉnh thoảng bốc mùi hôi rất khó chịu. Từ khi được thay đổi bằng thùng rác công nghệ vừa sạch sẽ, vừa phân loại được rác và mang lại cảnh đẹp cho khu phố.”  Với sự xuất hiện của các thùng rác công nghệ sẽ giúp người dân được chỉ rõ loại rác nào để ở thùng nào để phân loại trước khi cho vào thùng. Người dân cũng cần ý thức hơn nữa không chỉ trong việc để rác đúng nơi quy định mà còn nên trở thành những người sẵn sàng nhắc nhở trường hợp xả rác không đúng nơi quy định, không đúng chủng loại, dọn dẹp rơi vãi để đảm bảo môi trường số của bản thân, gia đình và những người xung quanh.  Thiết nghĩ thành phố cần sớm triển khai và đưa vào hoạt động các nhà máy xử lý rác thải theo công nghệ hiện đại để xử lý Cùng với đó, mỗi người dân cần nâng cao ý thức trong việc tổ chức phân loại rác thải tại nguồn. Việc này rất quan trọng trong công tác xử lý rác sau này và không ai có thể làm thay người dân, những người chủ nguồn thải. Hà Nội cần sớm triển khai và đưa vào hoạt động các nhà máy xử lý rác thải theo công nghệ hiện đại. Cùng với đó, mỗi người dân cần nâng cao ý thức trong việc tổ chức phân loại rác thải tại nguồn. Việc này rất quan trọng trong công tác xử lý rác sau này và không ai có thể làm thay người dân, những người chủ nguồn thải.

Thùng rác công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời để thắp sáng

Có thể thấy từ kinh nghiệm của Nhật Bản, Singapore và thực tiễn đang triển khai cho thấy  sự kết hợp nhịp nhàng của chính sách, công nghệ xử lý, tài chính và ý thức của người dân là yếu tố then chốt để rác thải đô thị không là vấn nạn đe dọa tới sức khỏe của người dân và sự phát triển bền vững.

Trung Tâm - Tiến Đạt

Theo Tạp chí Tri thức Xanh - Số 30 - 20

Bình luận: 0