TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ tư, 30/10/2024

TX. Nghi Sơn - Thanh Hóa: Không thể vì mục tiêu kinh tế mà bỏ quên việc gìn giữ môi trường

16:12 16/07/2020
Logo header Nhận thấy được lợi ích mang lại từ việc sản xuất gỗ vào giữa năm 2013, “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp” đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt với mục tiêu cụ thể nhằm nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm và dịch vụ môi trường rừng giúp tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm từ 4 đến 4,5%, từng bước đáp ứng nhu cầu gỗ, lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững.

Tiếp theo đó vào cuối năm 2014, Bộ NN&PTNT cũng đã ra Quyết định số 5115/QĐ-BNN-TCLN về việc phê duyệt phương án quản lý sản xuất dăm gỗ giai đoạn 2014-2020. Nhằm nâng cao giá trị của gỗ và quản lý chặt chẽ việc sản xuất, chế biến dăm gỗ xuất khẩu, hạn chế tối đa việc sử dụng nguyên liệu gỗ khai thác từ rừng trồng để sản xuất dăm gỗ, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng khai thác trong nước, nâng cao thu nhập cho người dân trồng rừng góp phần xóa đói giảm nghèo.

Doanh nghiệp Vinh Nhất được cấp giấy phép cấp dựng vào năm 2018 vẫn hoạt động sản xuất băm dăm.

Theo đó, tại Thông báo kết luận số 157/TB-UBND ngày 23/8/2016 về giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, giải quyết đối với từng cơ sở sản xuất, chế biến dăm gỗ; Trong đó, đối với các cơ sở đủ điều kiện chế biến sâu sản phẩm gỗ thì làm rõ lộ trình để các cơ sở thực hiện đầu tư chuyển đổi công nghệ sản xuất dăm sang gỗ sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ tinh, nâng cao giá trị nguyên liệu gỗ; Đối với các cơ sở không đảm bảo thì có lộ trình dừng sản xuất phù hợp. Để có cơ sở đề xuất, Sở đề nghị các cơ sở sản xuất, chế biến dăm gỗ báo cáo cụ thể bằng văn bản về khả năng chuyển đổi công nghệ sản xuất… và gửi về Sở trước ngày 09/9/2016 nhằm tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh. Tuy nhiên, sau gần 4 năm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, trên địa bàn huyện Tĩnh Gia (nay là Thị xã Nghi Sơn) vẫn còn tồn tại rất nhiều doanh nghiệp chưa chuyển đổi mục đích sử dụng nguyên liệu gỗ keo, chưa chuyển đổi dây chuyền để sản xuất nguyên liệu gỗ thành sản phẩm gỗ tinh, mà chỉ sản xuất dăm gỗ bán thô làm khánh kiệt vùng nguyên liệu và có rất nhiều doanh nghiệp chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhưng vẫn dùng đất không đúng mục đích để làm cơ sở hoạt động băm dăm gỗ, làm mất trật tự quy hoạch và làm ảnh hưởng đến môi trường sống cũng như tài nguyên đất. Chính vì sự không có lỗ trình để ngừng sản xuất và không có quy hoạch, không thực hiện đúng Chỉ thị đó nên việc thực hiện Quyết định số 4727/QĐ – UBND ngày 18/8/2017 của Chủ tịch UBND huyện về việc thành lập Đoàn Kiểm tra xử lý vi phạm đối với các hoạt động sản xuất, chế biến dăm gỗ trái phép trên địa bàn huyện Tĩnh Gia. Qua đó báo cáo xử lý của Đoàn Kiểm tra xử lý từ ngày 31/8/2017 đến hết ngày 06/9/2017, Đoàn đã tiến hành kiểm tra trực tiếp tại 6 cơ sở sản xuất, chế biến dăm gỗ trái phép trên cơ sở, báo cáo kết quả và UBND huyện đã tổ chức làm việc với các cơ sở yêu cầu dừng việc thu mua nguyên liệu và sản xuất dăm gỗ, chủ động tháo dỡ nhà xưởng và máy móc thiết bị theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Nhưng đến thời điểm đầu tháng 7 năm 2020 trên địa bàn thị xã Nghi Sơn vẫn đang còn rất nhiều doanh nghiệp sản xuất dăm gỗ để xuất khẩu mà không có động thái thực hiện chuyển mình để sản xuất và xuất khẩu gỗ tinh.

Cũng theo báo cáo tình hình thực hiện theo chỉ đạo của công văn 9273/UBND – NN huyện Tĩnh Gia ban hành văn bản số 2028/UBND – KTHT ngày 16/8/2017 về việc dừng thu mua nguyên liệu và sản xuất dăm gỗ, tháo dỡ nhà xưởng và máy móc thiết bị đối với các cơ sở băm dăm gỗ trái phép trên địa bàn, gửi cho các cơ sở sản xuất chế biến dăm gỗ trái phép và UBND các xã các phòng ban nghành liên quan để tổ chức thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh. Đồng thời thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, xử lý vi phạm đối với cơ sở hoạt động sản xuất chế biến dăm gỗ trái phép trên địa bàn ( Quyết định số 4727/QĐ – UBND 18/8/2017). Điều đáng nói là mặc dù công văn của sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa ban hành từ năm 2016, nhưng năm 2018 Khu Kinh tế Nghi Sơn vẫn cho phép một số doanh nghiệp xây dựng và hoạt động sản xuất băm dăm. Kể từ ngày thực hiện Kết luận số 157/TB-UBND ngày 23/08/2016 giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì đến nay các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng triệu tấn gỗ dăm sang các thị trường nước ngoài ngoài. Trong khi đó, hiện nay các nhà máy giấy trong nước, đặc biệt là các cơ sở sản xuất giấy đang phải nhập khẩu nguyên liệu bột giấy với giá cao gấp 9 đến 10 lần giá dăm xuất đi. Trong khi giá xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam sang các nước chỉ vào khoảng 110 đến 120 USD/tấn thì giá nhập khẩu lại ở mức trung bình từ 900 đến 1.000 USD/tấn. Có thể thấy rằng, sản xuất và xuất khẩu gỗ dăm không chỉ làm thất thoát tài nguyên gỗ quốc gia mà còn khiến cho nhiều công ty trong nước thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nguyên liệu để sản xuất, buộc nhiều nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm gỗ sau dăm phải nhập khẩu với giá cao gây tổn thất lớn về kinh tế. 

Nhà máy sản xuất dăm gỗ trong cảng hoạt động cả ngày đêm

Trên thực tế công văn của UBND tỉnh đã chỉ rõ, các cơ quan chính quyền địa phương tại sao không có biện pháp ngăn chặn xử lý, những doanh nghiệp chây ì chưa chuyển đổi công nghệ sản xuất. Để ngày ngày các doanh nghiệp đó có hàng trăm tấn dăm gỗ được xuất đi ra nước ngoài “Chảy máu tài nguyên gỗ”, chưa kể có những doanh nghiệp sản xuất chưa có giấy phép, hoạt động trái phép làm thất thu thuế cho Nhà nước cũng như làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên, đến môi trường sống trong khu vực và cũng làm ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh trong kinh doanh. Vì vậy chúng tôi mong rằng UBND thị xã Nghi Sơn và Ban Quản lý khu Kinh tế Nghi Sơn cũng như các cơ quan hữu quan cùng vào cuộc kiểm tra, xử lý dứt điểm những doanh nghiệp chưa thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, để bảo vệ tài nguyên của quốc gia.

Lê Dũng và Nhóm PVCĐ

Theo Tạp chí Tri thức Xanh - Số: 19 - 20

Bình luận: 0