TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ hai, 20/01/2025

Cần một khung pháp lý đủ mạnh để phát triển kinh tế số (Kỳ 1)

Cần một khung pháp lý đủ mạnh để phát triển kinh tế số (Kỳ 1) 24/04/2022
Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi nhiều lĩnh vực của cuộc sống trong đó rõ rệt nhất là lĩnh vực kinh tế. Kinh tế số được coi là đòn bẩy giúp các quốc gia đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm và sự phát triển cho xã hội.

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý – một khía cạnh bảo hộ thương hiệu

Tóm tắt: Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Chỉ dẫn địa lý là một nội dung quan trọng được ghi nhận trong các văn bản pháp quy như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định TRIPS của WTO…. Điều này là cơ hội cũng là thách thức đối với Việt Nam, một quốc gia nông nghiệp với nhiều sản phẩm có chỉ dẫn địa lý. Trước thực trạng nhiều chỉ dẫn địa lý của Việt Nam bị các doanh nghiệp nước ngoài đăng ký bảo hộ, việc nghiên cứu về bảo hộ chỉ dẫn địa lý trở nên cần thiết trong điều kiện hội nhập hiện nay.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý – một khía cạnh bảo hộ thương hiệu 24/04/2022

Viện Khoa học Môi trường và Xã hội - Thông báo tuyển dụng năm 2022

Viện Khoa học Môi trường và Xã hội là đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ ngoài công lập, hoạt động theo Giấy chứng nhận Khoa học và Công nghệ số A-774, ngày 07/03/2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Với chức năng, nhiệm vụ được giao, từ khi thành lập đến nay, Viện đã tập hợp được đông đảo lực lượng các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nhân tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học cũng như cung cấp dịch vụ khoa học – công nghệ trên các lĩnh vực khoa học lý luận chính trị, quản trị nhà nước, quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân cũng như các vấn đề xã hội. Các nghiên cứu cấp Quốc gia đã trực tiếp tham vấn, phản biện, đóng góp cho quá trình xây dựng Luật Tiếp cận thông tin năm 2016; Chuyển giao công nghệ 2017; Phòng chống tham nhũng 2018,… cũng như một số nội dung về xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, an sinh xã hội trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và các chính sách có liên quan.
Viện Khoa học Môi trường và Xã hội - Thông báo tuyển dụng năm 2022 29/03/2022

Việt Nam nỗ lực triển khai thực hiện các cam kết tại Hội nghị Corp 26

Tại phiên họp Hội nghị Thượng đỉnh COP26, Việt Nam đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ cho ứng phó với biến đổi khí hậu, những cam kết này nhận được sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế. Để thực hiện các cam kết của mình Việt Nam đã đưa ra lộ trình thực hiện và các giải pháp cụ thể.
Việt Nam nỗ lực triển khai thực hiện các cam kết tại Hội nghị Corp 26 26/03/2022

Khuyến nghị thúc đẩy công khai ngân sách tại Việt Nam

Trung tâm phát triển và Hội nhập (CDI), đại diện của Liên minh Minh bạch ngân sách (BTAP) và tổ chức Oxfam Việt Nam đã có cuộc gặp với Vụ Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính nhằm trình bày cụ thể hơn về các khuyến nghị thúc đẩy công khai minh bạch ngân sách tại Việt Nam từ kết quả khảo sát các các chỉ số công khai ngân sách năm 2019.
Khuyến nghị thúc đẩy công khai ngân sách tại Việt Nam 24/03/2022

Nhận diện sai phạm từ hành vi cản trở tiếp cận thông tin

Nhận diện sai phạm từ hành vi cản trở tiếp cận thông tin 29/07/2021
Không công khai, minh bạch thông tin về dự án đầu tư, các cơ quan quản lý Nhà nước tại nhiều địa phương còn lợi dụng, suy diễn vấn đề tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí để từ chối cung cấp thông tin, bao che cho những dấu hiệu sai phạm mà cơ quan báo chí đề cập.

Nhìn lại 10 năm thực hiện luật bình đẳng giới ở Việt Nam

Nhìn lại 10 năm thực hiện luật bình đẳng giới ở Việt Nam 29/07/2021
Kỳ 3: Làm gì để Luật bình đẳng giới phát huy được hiệu quả? Sau thời gian triển khai, Luật bình đẳng giới đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong xây dựng một môi trường sống bình đẳng có các giới, tuy nhiên thực tế cũng cho thấy còn nhiều điểm hạn chế, bất cập cần sửa đổi, hoàn thiện

Những vấn đề đặt ra trong công tác đảm bảo an ninh trật tự tại các khu công nghiệp

Những vấn đề đặt ra trong công tác đảm bảo an ninh trật tự tại các khu công nghiệp 15/07/2021
Việc đảm bảo an ninh trật tự đối với các khu công nghiệp có vai trò rất quan trọng; góp phần đảm bảo tính mạng, sức khỏe nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay, bài viết đã nêu ra một số vấn đề có liên quan đến an ninh trật tự đã và đang đặt ra cho công tác quản lý xã hội tại các khu công nghiệp ở Việt Nam, từ đó, kiến nghị một số định hướng, giải pháp trong thời gian tới.

Đào tạo nghề cho người lao động đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Đào tạo nghề cho người lao động đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay 15/07/2021
Hơn 30 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới (1986 đến nay), khu vực sản xuất công nghiệp ngày càng được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm và từng bước có sự phát triển. Từ khu công nghiệp đầu tiên được thành lập từ năm 1991, đến nay cả nước đã có 326 khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) được phân bổ ở hầu hết các tỉnh, thành phố, với hơn 3,6 triệu người lao động đang làm việc, trong đó số lao động nữ chiếm khoảng 60% (số liệu thống kế đến hết tháng 6/2019). Những năm gần đây, các KCN, KCX đã đóng góp hơn 80 tỷ USD kim ngạch xuất - nhập khẩu hằng năm, chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu của nền kinh tế, góp phần quan trọng trong việc đưa đất nước ta sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành một nước có thu nhập trung bình, từng bước xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH).Tuy nhiên, có một thực tế, trong các dự án đầu tư vào các KCN, KKT, chưa có “quy hoạch” lao động, đại bộ phận lao động đang làm việc trong KCN, KTT (80%) là lao động nhập cư, không có kỹ năng nghề nghiệp. Vì vậy, chất lượng lao động trong các KCN, KKT còn hạn chế, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả kinh tế.

Nhìn lại 10 năm thực hiện Luật bình đẳng giới ở Việt Nam

Nhìn lại 10 năm thực hiện Luật bình đẳng giới ở Việt Nam 15/07/2021
Kỳ 2: Tiến trình thực hiện Luật bình đẳng giới 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới (BĐG), thực tế cho thấy đã có sự chuyển biến tích cực trong các cấp ủy, địa phương, đơn vị, các cấp, các ngành về nhận thức và hành động, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới.

Các biện pháp phòng vệ thương mại trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và tác động đối với Việt Nam

Các biện pháp phòng vệ thương mại trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và tác động đối với Việt Nam 01/07/2021
Tóm lược: Bài viết sẽ phân tích quy định của các biện pháp phòng vệ thương mại trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết như CPTPP, EVFTA,VKFTA và những tác động của các biện pháp này đối với Việt Nam hiện nay.

Nhìn lại 10 năm thực hiện luật bình đẳng giới ở Việt Nam

Nhìn lại 10 năm thực hiện luật bình đẳng giới ở Việt Nam 01/07/2021
Năm 2006, Việt Nam đã ban hành Luật Bình đẳng giới (BĐG). Luật yêu cầu các cơ quan, ban ngành thực hiện các nhiệm vụ của mình về BĐG và đảm bảo rằng các sai phạm phải được xử lý. Các văn bản hướng dẫn như các nghị định đã phân định nhiệm vụ của mỗi cơ quan, tổ chức trong việc tổ chức thi hành Luật BĐG. Trong đó bao gồm các chương trình, kế hoạch với những mục tiêu cụ thể như: Chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn 2011-2020, Chương trình hành động quốc gia về BĐG (2011-2015 và 2016-2020), cũng như ban hành và/hoặc sửa đổi các văn bản luật khác có tầm ảnh hưởng sống còn tới thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ.

Cân đối ngân sách nhà nước tại việt nam và những vấn đề đặt ra trước những ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID – 19

Cân đối ngân sách nhà nước tại việt nam và những vấn đề đặt ra trước những ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID – 19 01/07/2021
Ngân sách nhà nước (NSNN) là bộ phận quan trọng trong hoạt động của mỗi quốc gia. Để đảm bảo hiệu quả trong chi tiêu ngân sách nhà nước đòi hỏi mỗi nước phải sử dụng một cách hiệu quả các công cụ chính sách tài khóa, chính sách tài chính tiền tệ. Tại Việt Nam, nghị quyết về dự toán ngân sách hàng năm được Quốc hội đưa ra, trong đó nhấn mạnh việc chỉ đạo tập trung, quyết liệt công tác quản lý thu chi ngân sách đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí.

Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong pháp luật quốc tế một số vấn đề đặt ra đối với pháp luật hình sự Việt Nam

Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong pháp luật quốc tế một số vấn đề đặt ra đối với pháp luật hình sự Việt Nam 12/06/2021
Bảo vệ quyền trẻ em luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của cộng đồng quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng. Xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, mạnh mẽ và hiệu quả là công cụ hữu hiệu nhất trong hoạt động bảo vệ quyền trẻ em, trong đó việc xây dựng các chế tài hình sự đối với hành vi xâm hại trẻ em nhằm tạo ra lá chắn pháp lý bảo vệ trẻ em trước hành vi xâm hại là vấn đề hết sức cần thiết. Trong nội dung báo cáo khoa học tác giả tập trung phân tích quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật hình sự Việt Nam về hành vi xâm hại tình dục trẻ em, từ đó đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em.

Giới và những vấn đề đặt ra trong quản lý xã hội tại các khu công nghiệp ở Việt Nam

Giới và những vấn đề đặt ra trong quản lý xã hội tại các khu công nghiệp ở Việt Nam 10/06/2021
Sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp (KCN) trên toàn quốc đã mang lại nhiều tác động tích cực trong tạo việc làm, thu hút một lực lượng lao động với quy mô lớn và đa dạng về đặc trưng nhân khẩu học và xã hội. Đến nay, có hơn 10 triệu người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau và có gần 2 triệu công nhân làm việc tại các khu công nghiệp trong đó gần 70% là lao động nữ. Sự gia tăng số lượng công nhân lao động đã tạo áp lực lớn và những hệ quả trong đời sống văn hóa - xã hội ở các địa bàn dân cư. Lao động nữ đang làm việc tại các KCN là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ công nhân lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, họ đã và đang đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những bất cập trong vấn đề tiền lương, thu nhập, đời sống văn hóa tinh thần, điều kiện chăm sóc con, sức khỏe sinh sản… Bài viết tập trung vào một số vấn đề về giới đặt ra trong quản lý xã hội tại các KCN hiện nay. Các số liệu được đưa ra trong bài viết được tổng hợp, phân tích và xử lý bằng phương pháp phân tích số liệu có sẵn và phân tích tài liệu thứ cấp.

Quản lý xã hội và những nguyên tắc đặt ra trong quản lý các vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp

Quản lý xã hội và những nguyên tắc đặt ra trong quản lý các vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp 13/05/2021
Hoạt động quản lý xã hội đóng vai trò quan trọng trong vận hành xã hội. Quản lý nói chung và quản lý xã hội nói riêng là sự tác động liên tục, có hướng đích, theo một quy trình nhất định, của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu, trong môi trường luôn biến đổi

Tính phổ biến và tính đặc thù trong quản lý các vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp

Tính phổ biến và tính đặc thù trong quản lý các vấn đề xã hội tại các khu công nghiệp 13/05/2021
Quản lý các vấn đề xã hội tại các KCN vừa có tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù. Trong thời gian qua, việc tổ chức quản lý nhà nước đối với KCN nói chung và quản lý các vấn đề xã hội tại các KCN nói riêng ở Việt Nam dù còn có những khác biệt hay đặc thù thì cũng đã thể hiện hai mô hình phổ biến

Phòng ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Phòng ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 13/05/2021
Tóm tắt: Trong thời gian qua, tình hình vi phạm pháp luật về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt địa bàn các tuyến sông Mã, sông Chu, sông Tào Xuyên, sông Lèn, tập trung tại các huyện Quan Hóa, Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hóa, Hoằng Hoá, Tp. Thanh Hóa. Bài viết tập trung khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa vi phạm pháp luật về khai thác khoáng sản của lực lượng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Thanh Hóa. Từ khóa: khai thác khoáng sản, cát, Cảnh sát môi trường, Thanh Hóa Summary: In the past few years, there has been a significant increase in violations of Mining, especially in the areas of the Ma River, Chu River, Tao Xuyen, and Len River. , concentrated in districts Quan Hoa, Vinh Loc, Yen Dinh, Thieu Hoa, Hoang Hoa, Thanh Hoa City. This article focuses mainly on surveying, assessing the current situation and recommending solutions for Thanh Hoa Environmental Police to prevent those illegal activities. Keywords: mineral exploitation, sand, Environment police, Thanh Hoa
Thong ke