TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ sáu, 26/04/2024

Biến đổi khí hậu: góc nhìn từ doanh nghiệp- Kỳ 1

01:06 13/08/2021
Logo header Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức của biến đổi khí hậu (BĐKH) với sự gia tăng của nhiều hiện tượng khí hậu cực đoan. Nhiều nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra Việt Nam là một trong 10 quốc gia chịu tác động tiêu cực nhất của BĐKH. Với ước tính gây thiệt hại lên tới 1,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm, BĐKH đang tác động tiêu cực đến các thành tựu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, đồng thời tạo ra những thách thức to lớn đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước trong tương lai.

Cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, tuy nhiên tác động của BĐKH đối với doanh nghiệp Việt Nam là như thế nào? Các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ứng phó với BĐKH ra sao? Xu hướng hành động sắp tới của các doanh nghiệp là gì? Thông tin về những vấn đề này hiện vẫn còn rất thiếu vắng, trong khi đây lại là đầu vào quan trọng cho quá trình xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về ứng phó BĐKH tại Việt Nam.

Xuất phát từ thực tế trên, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Quỹ Châu Á tại Việt Nam với sự hỗ trợ của Tập đoàn chuyển phát nhanh toàn cầu UPS (Hoa Kỳ) hợp tác tiến hành một điều tra doanh nghiệp diện rộng về chủ đề BĐKH tại Việt Nam. Với 10.356 doanh nghiệp phản hồi từ toàn bộ 63 tỉnh, thành phố, đây là cuộc điều tra doanh nghiệp quy mô lớn nhất về chủ đề này tại Việt Nam từ trước đến nay.

1. BĐKH đang có tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp

Đo lường theo thang điểm 10, trong đó một điểm là các trường hợp rủi ro thiên tai (RRTT) và BĐKH chỉ mang lại tác động tiêu cực, còn 10 điểm là trường hợp RRTT và và BĐKH hoàn toàn mang lại tác động tiêu cực với hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đánh giá mức độ tác động này ở mức 4,31 điểm, nghiêng về phía tác động tiêu cực. Các doanh nghiệp FDI đánh giá tác động chung của RRTT và BĐKH là tiêu cực hơn so với doanh nghiệp dân doanh, lần lượt ở mức 4,30 và 4,41 điểm. Dù là theo quy mô vốn hay quy mô lao động, thì điểm chung có thể quan sát thấy là các doanh nghiệp có quy mô càng lớn, thì họ càng nhận thấy tác động tiêu cực hơn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nếu phân theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh, có thể thấy các doanh nghiệp dân doanh trong lĩnh vực khai khoáng có mức đánh giá tác động tiêu cực hơn cả, với 4,02 điểm. Kế đến là các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp với mức điểm lần lượt là 4,05 và 4,14 điểm. Trong khi đó, mức độ tác động chung của RRTT và BĐKH đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và xây dựng lần lượt là 4,44 và 4,58 điểmLưu ý rằng không có lĩnh vực nào mà doanh nghiệp đánh giá trên mức điểm 5.

RRTT và BĐKH có tác động đa diện và rõ rệt lên các hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp

Tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn bị tác động tương đối nhiều/rất nhiều cao nhất trong việc bị gián đoạn sản xuất kinh doanh (54%). Kế đến là năng suất lao động bị giảm do thời tiết khắc nghiệt và suy giảm doanh thu (đều ở mức 51%). Cũng có tỷ lệ đáng kể doanh nghiệp phản ánh về bị gián đoạn kênh vận chuyển (46%) và tăng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (44%). Tiếp đến, có tỷ lệ không nhỏ doanh nghiệp cho biết có tác động tương đối nhiều/rất nhiều về khía cạnh mạng lưới phân phối bị đình trệ (38%), giảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ (37%), thiệt hại cơ sở vật chất (34%) và thiếu hụt nhân lực (33%). Thậm chí, có 33% doanh nghiệp chịu tác động tương đối nhiều/rất nhiều của việc thiếu nguồn cung nguyên vật liệu sản xuất. Các doanh nghiệp ở vùng Duyên hải Miền Trung đang chịu tác động từ RRTT và BKĐH lớn hơn cả so với các vùng còn lại. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là ngành mà các doanh nghiệp chịu tác động lớn hơn cả. Tác động cộng gộp của RRTT và BĐKH lên các hoạt động cụ thể của doanh nghiệp cho thấy những doanh nghiệp mới đi vào hoạt động là nhóm chịu tác động nhiều hơn các nhóm còn lại.

Số ngày bị gián đoạn hoạt động trong năm vừa qua thông thường là 7 ngày

Nếu chia theo khu vực kinh tế, thì doanh nghiệp dân doanh có số thời gian bị gián đoạn hoạt động cao hơn đáng kể so với các doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực khai khoáng là nhóm bị gián đoạn hoạt động nhiều nhất, kế đến là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng và nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

Giá trị tổn thất trong năm qua thông thường là khoảng 20 triệu đồng

Tương đối nhất quán với thước đo về số ngày bị gián đoạn hoạt động, mức độ tổn thất của các doanh nghiệp FDI là nhỏ hơn so với các doanh nghiệp dân doanh. Các doanh nghiệp dân doanh ở vùng Miền núi phía Bắc dường như có giá trị tổn thất thông thường (trung vị) cao nhất, kế đến là các doanh nghiệp ở vùng Duyên hải miền Trung. Giá trị tổn thất thông thường (trung vị) của doanh nghiệp FDI tại vùng Duyên hải miền Trung là cao nhất. Khai khoáng và nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là 2 lĩnh vực có các doanh nghiệp cho biết có giá trị tổn thất cao nhất (dù là theo thước đo trung vị và trung bình) ở tất cả các vùng.

2. Các doanh nghiệp ứng phó với RRTT và BĐKH

Trong đó, nhiều nhất là việc gia cố, sửa chữa nhà xưởng, khu làm việc hiện tại (53%), điều chỉnh giờ làm việc do thời tiết khắc nghiệt (30%), đào tạo cán bộ, nhân viên về ứng phó với RRTT và BĐKH (28%) hoặc tham gia công tác ứng cứu, khắc phục sau thiên tai (28%). Đã có một số lượng đáng kể doanh nghiệp cho biết đã thay đổi chiến lược, phương thức kinh doanh do thách thức từ RRTT và BĐKH (26%), xây dựng lại nhà xưởng (24%). Rất đáng lưu ý, là có tới 19% số doanh nghiệp cho biết họ có nâng cấp công nghệ sản xuất và thậm chí là 18% có yêu cầu đối tác kinh doanh cùng có kế hoạch ứng phó với RRTT và BĐKH. Cũng có một bộ phận nhỏ doanh nghiệp cho biết đã di chuyển nhà xưởng, khu làm việc tới địa điểm khác an toàn hơn (10%). Tỷ lệ doanh nghiệp FDI có tiến hành các hoạt động ứng phó có ít hơn so với các doanh nghiệp dân doanh trong nước, có thể do các doanh nghiệp FDI thường có cơ sở hạ tầng tốt hơn.

 Các doanh nghiệp đã triển khai khá nhiều các hoạt động ứng phó với RRTT và BĐKH Trong đó, nhiều nhất là việc gia cố, sửa chữa nhà xưởng, khu làm việc hiện tại (53%), điều chỉnh giờ làm việc do thời tiết khắc nghiệt (30%), đào tạo cán bộ, nhân viên về ứng phó với RRTT và BĐKH (28%) hoặc tham gia công tác ứng cứu, khắc phục sau thiên tai (28%). Đã có một số lượng đáng kể doanh nghiệp cho biết đã thay đổi chiến lược, phương thức kinh doanh do thách thức từ RRTT và BĐKH (26%), xây dựng lại nhà xưởng (24%). Rất đáng lưu ý, là có tới 19% số doanh nghiệp cho biết họ có nâng cấp công nghệ sản xuất và thậm chí là 18% có yêu cầu đối tác kinh doanh cùng có kế hoạch ứng phó với RRTT và BĐKH. Cũng có một bộ phận nhỏ doanh nghiệp cho biết đã di chuyển nhà xưởng, khu làm việc tới địa điểm khác an toàn hơn (10%). Tỷ lệ doanh nghiệp FDI có tiến hành các hoạt động ứng phó có ít hơn so với các doanh nghiệp dân doanh trong nước, có thể do các doanh nghiệp FDI thường có cơ sở hạ tầng tốt hơn.

Khoảng 61% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết đã từng đóng góp, tham gia ứng cứu, khắc phục hậu quả sau thiên tai. Tiền mặt là hình thức phổ biến nhất (57%), kế đến là hiện vật (21%), phương tiện và nhân lực (13%), dịch vụ (9%). Thông thường 1 doanh nghiệp tại Việt Nam đã đóng góp cứu trợ khoảng 5 triệu đồng (giá trị trung vị). Giá trị khoản đóng góp có quy mô gia tăng theo quy mô của doanh nghiệp.

Trung bình, các doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư với quy mô lên tới lên tới 7,32% chi phí hoạt động cho việc thân thiện hơn với môi trường. Với những doanh nghiệp nhận được thông tin rằng nhà nước sẽ ban hành và thực thi pháp luật nghiêm khắc hơn liên quan tới vấn đề môi trường, thì trung bình các doanh nghiệp sẽ bỏ ra 7,44% chi phí hoạt động để cải thiện mức độ tuân thủ của mình. Trong khi đó, với những doanh nghiệp nhận được thông tin về giải pháp mềm, đánh giá của tổ chức xã hội có uy tín tại Việt Nam, thì trung bình họ sẵn sàng chi ra khoảng 7,29% chi phí hoạt động. Sự khác biệt trong mức độ sẵn sàng chi trả của các doanh nghiệp nhận được thông tin về giải pháp bắt buộc hay tự nguyện này là không đáng kể về mặt thống kê.

3. Chính quyền trong đối phó với thiên tai

Các doanh nghiệp đánh giá tương đối tích cực về mức độ sẵn sàng của chính quyền trong ứng phó thiên tai

Có tới 91% doanh nghiệp cho biết họ dễ tiếp cận thông tin, số liệu về thời tiết tại địa phương. 90% doanh nghiệp đánh giá các dịch vụ hạ tầng cơ bản (điện, nước, viễn thông) được cấp lại kịp thời sau khi thiên tai xảy ra, đây là kết quả rất tích cực, khi các doanh nghiệp (phần lớn vẫn là thuộc sở hữu nhà nước) đã đảm trách tốt chức năng cung cấp dịch vụ của mình. 78% doanh nghiệp có nhận được cảnh báo sớm trước khi thiên tai xảy ra, và cũng một tỷ lệ tương tự cho biết hạ tầng giao thông tại địa phương được khôi phục nhanh chóng. Có tới 77% doanh nghiệp đánh giá chính quyền địa phương hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời khắc phục thiệt hại sau khi thiên tai xảy ra, điều này cho thấy chính quyền các tỉnh, thành phố đã rất chủ động trong công tác khắc phục hậu quả thiên tai có liên quan tới doanh nghiệp. Cuối cùng, có 68% doanh nghiệp đánh giá cơ sở hạ tầng tại địa phương (đường sá, đê kè, công trình tiêu thoát nước…) có chất lượng tốt để ứng phó thiên tai. Dù chỉ tiêu này có tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá thấp nhất so với các chỉ tiêu khác, song đây vẫn là thông tin đáng khích lệ bởi việc đầu tư và duy trì cơ sở hạ tầng chất lượng tốt vẫn là công việc đầy thách thức đối với chính quyền các địa phương, nhất là trong bối cảnh ngân sách ngày càng hạn hẹp. Hầu hết các doanh nghiệp cho biết sẽ sẵn sàng tham gia cứu trợ, khắc phục hậu quả sau khi thiên tai xảy ra. Cụ thể, 97% doanh nghiệp dân doanh và 95% doanh nghiệp FDI cho biết họ sẵn sàng tham gia hoạt động này .

HỒNG ĐỨC

( Tổng lược từ Báo cáo Thích ứng để thành công – Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam của VCCI)

Bình luận: 0