Chúng ta đã phát triển được hệ thống GTĐB khá lớn và rộng khắp và đã đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trước thực tế đòi hỏi của đất nước, GTĐB cần pháp triển mạnh hơn rất nhiều mới có thể đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chúng ta đã huy động được nhiều nguồn vốn tham gia vào phát triển GTĐB. Điều này cho thấy sức mạnh tổng hợp của sự huy động đa dạng vốn. Tuy nhiên, GTĐB là của toàn dân nên cần có chính sách khoa học để thu hút sức mạnh toàn dân. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước dành cho những công trình giao thông mang tính an ninh quốc gia, đặc biệt. Nguồn vốn dành cho GTĐB chiếm một tỉ lệ lớn (87,60%/CSHT GT) cho thấy tính ưu việt và cấp thiết của GTĐB. Vì vậy, chúng ta cần sớm có chính sách phù hợp huy động vốn cho GTĐB để tập hợp nhiều nguồn lực nhất, phát triển nhanh nhất GTĐB hiện đại trong giai đoạn tới. Nhu cầu vốn phát triển GTĐB (dự báo) đến năm 2020 có giảm, song vẫn cần đến một số lượng vốn rất nhiều và tỉ lệ đầu tư cao (75,9% đầu tư toàn bộ cơ sở hạ tầng giao thông). Mặt khác, một số vốn đã được dự kiến nguồn cụ thể nhưng vẫn còn số lượng vốn lớn chưa xác định được nguồn cụ thể. Vì vậy trong những năm qua với sự phát triển hệ thống giao thông đi theo đó là thúc đẩy kinh tế của toàn quốc phát triển tạo nên điều kiện và mức sống của người dân được cải thiện từng bước. Tuy mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt được là khá cao nhưng đi liền với nó là vấn đề về tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ. GTĐB cũng có những bất cập xảy ra như hệ thống đường bộ làm chưa được đúng về kỹ thuật dẫn đến tình trạng đường xuất hiện “con lươn” bị rộp mặt đường, làm hỏng những đoạn trên các tuyến đường và khi tu sửa ở đây như một đại công trường , khi mà nhiều điểm trên các tuyến đường cao tốc, Quốc lộ 1 trên luôn ngổn ngang máy móc, bụi mù mịt gây mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người dân.
Mỗi khi các điểm này tu sửa, người dân sống hai bên đường và người đi đường tưởng như một “trận chiến”. Anh Nguyễn Văn P một người dân sống ở xã Diễn An - Diễn Châu - Nghệ An cho biết: “Nhiều khi đang đi đường bất ngờ bị thổi cả một lớp bụi vào mặt, mặt đường bị phủ một lớp trắng tinh. Nhà tôi còn có con nhỏ, đóng cửa cả ngày lẫn đêm vẫn không ăn thua. Dù biết nguyên tắc trải thảm nhựa là phải vệ sinh đường sạch sẽ trước khi tưới lớp nhũ tương dính bám, nhưng biện pháp “thổi bụi” này đã lỗi thời, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới công nhân, mà cuộc sống người dân cũng bị đảo lộn” - anh P. chia sẻ.
Bên cạnh đó, việc thổi bụi còn khiến việc kinh doanh hàng quán xung quanh khu vực bị ảnh hưởng. Công nhân chỉ việc thổi bụi, họ không cần quan tâm lớp bụi đó sẽ bay đi đâu, là một quán ăn hay tiệm cà phê sống trên mặt đường Quốc lộ 1. Chị H. (25 tuổi) trong lúc đang nhâm nhi tách cà phê, bỗng hoảng loạn khi chủ quán hô hào nhân viên và thực khách “sơ tán” vì công nhân sắp... thổi bụi. Gần kề đó, nhiều dãy nhà dân buộc phải đóng cửa kín mít trước khi “cơn bão bụi” đổ bộ.
Nhiều chuyên gia cho rằng, giải pháp dùng máy nén khí thổi bụi chỉ nên áp dụng với những con đường làm mới, xa khu dân cư. Nhiều tuyến đường chính có nhiều người qua lại gần khu dân cư thì phải thay bằng biện pháp khác, như đầu tư xe quét đường kiêm hút bụi. Các loại xe làm vệ sinh xe quét rác như của công ty môi trường có thể hút được bụi, cát và đá nhỏ nếu sử dụng sẽ hiệu quả hơn dùng máy nén khí thổi tung bụi từ nơi này sang nơi khác làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh và sức khỏe của người dân.
Lê Dũng
Theo Tạp chí Tri thức Xanh - Số 31 - 20