Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa cho biết “Nhà máy sản xuất dăm gỗ Thanh Thành Đạt hoạt động trên khu đất rừng trồng cây là chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất”(?) (Kỳ 3)
Vẫn trên khuôn viên đất mà chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng đó, những dàn máy thi nhau chạy gầm rú ầm ầm nghiền dăm gỗ hoạt động với công suất lớn, khi gỗ được đưa vào máy nghiền và sản phẩm dăm gỗ được chất thành núi cao ngút trời. Số dăm gỗ đó được chuyển thẳng lên ô tô tải để đi tiêu thụ.
Tìm hiểu thêm từ phía chính quyền, cũng như các phòng, ban của huyện Như Xuân được biết: Từ năm 2018 đến nay các cơ quan hữu quan cũng đã nhiều lần lập đoàn kiểm tra, cũng đã lập biên bản đình chỉ tuy nhiên doanh nghiệp này cũng không thực hiện, vẫn ngang nhiên hoạt động thách thức pháp luật. Theo ông Nguyễn Quang Dữ - Trưởng phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Như Xuân chia sẻ: “Chúng tôi kiểm tra và cũng đã lập Biên bản làm việc với doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp không có ý hợp tác khắc phục, doanh nghiệp bỏ qua những quy định của pháp luật mà giờ chúng tôi đang trình lên Chủ tịch UBND huyện”.
Trong Biên bản làm việc mới đây của Đoàn kiểm tra ngày 03/6/2020 đối với Công ty TNHH Thanh Thành Đạt có kết luận như sau: “Nội dung báo chí phản ánh nhà máy chế biến dăm gỗ của chi nhánh Công ty TNHH Thanh Thành Đạt - Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Nghi Sơn chưa có chấp thuận chủ trương đầu tư là đúng, do Chi nhánh Công ty TNHH Thanh Thành Đạt - Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Nghi Sơn- Địa chỉ, địa điểm Chi nhánh: Tại thôn Ngòi, xã Xuân Hòa , huyện Như Xuân. Thực hiện trên thửa đất của HTX Minh Quang theo thỏa thuận tại hợp đồng số 01/HĐHTKD - 2011, ngày 02/01/2011 (tại thời điểm kiểm tra, giấy chứng nhận QSDĐ số BD 886164, cấp ngày 20/12/2010 mang tên ông Nguyễn Văn Minh). Việc chưa hoàn thành các thủ tục về đất đai do báo chí phản ánh là đúng, do Chi nhánh Công ty TNHH Thanh Thành Đạt - Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Nghi Sơn sử dụng đất thuộc sở hữu của HTX Minh Quang theo hợp đồng nêu trên. Chi nhánh Công ty TNHH Thanh Thành Đạt - Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Nghi Sơn, chưa có đánh giá tác động môi trường, do đang thực hiện theo đăng ký cam kết bảo vệ môi trường do HTX Minh Quang gỗ lập cho toàn bộ khu vực”. Như vậy, theo Kết luận của Đoàn kiểm tra chỉ ra tại Biên bản làm việc vào ngày 03/6/2020 thì vẫn là nội dung tồn tại như Thông báo số 32/TB - UBND ngày 03/5/2018, Chi nhánh Công ty TNHH Thanh Thành Đạt - Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Nghi Sơn, chưa có báo cáo khắc phục, chưa xuất trình được hồ sơ theo yêu cầu(?). Vậy! Câu hỏi được đặt ra là: Một doanh nghiệp hoạt động sản xuất băm dăm gỗ trên địa bàn huyện trong nhiều năm qua có “điều kiện” gì để qua mặt cơ quan chức năng tại địa phương nhiều năm qua?. Mặc dù trong Quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 5115/QĐ-BNN-TCLN ngày 01/12/2014 về việc phê duyệt phương án quản lý sản xuất dăm gỗ giai đoạn 2014 -2020, cũng đã chỉ rõ giai đoạn giảm dần việc sản xuất gỗ dăm và chú trọng hơn về việc sản xuất gỗ tinh và cũng đã có mục tiêu cụ thể. “Giai đoạn 2014-2015 sử dụng không quá 70% sản lượng gỗ nguyên liệu khai thác từ rừng trồng để sản xuất dăm gỗ, tăng giá trị gia tăng trên 01m3 nguyên liệu gỗ khoảng 14% so với năm 2013. Giai đoạn 2016-2020 sử dụng không quá 40% sản lượng gỗ nguyên liệu khai thác từ rừng trồng để sản xuất dăm gỗ. Tập trung phát triển các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh và giá trị gia tăng cao như đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đồ mộc mỹ nghệ. Tăng giá trị gia tăng trên 01m3 nguyên liệu gỗ khoảng 54% so với năm 2013”.
Từ quyết định trên của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra Thông báo kết luật và giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa thực hiện và đồng thời Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản chỉ đạo các cơ sở sở sản xuất, kinh doanh dăm gỗ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực hiện mục tiêu chuyển đổi công nghệ sản xuất dăm gỗ sang sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ tinh để nâng cao giá trị nguyên liệu gỗ. Thế nhưng Công ty TNHH Thanh Thành Đạt không những không chuyển đổi công nghệ sản xuất mà vẫn ung dung sản xuất dăm gỗ cả ngày lẫn đêm qua mặt các cơ quan chức năng ở địa phương. Không những thế, Công ty này còn hoạt động trên đất rừng chưa được phê duyệt và chưa có phương án vùng nguyên liệu, làm ảnh hưởng đến môi trường và việc thu mua nguyên liệu của những công ty khác đã được cấp phép đầu tư dự án. Việc hoạt động của Công ty TNHH Thanh Thành Đạt khi chưa có giấy phép sẽ gây ra một hệ lũy thu mua nguyên liệu không được quy hoạch vùng nguyên liệu, vô tình tạo điều kiện cho những đối tượng khai thác rừng, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng nhiều hậu quả xảy ra, như thiên tai, lũ lụt, ô nhiễm môi trường sinh sống, hiện tượng trái đất nóng dần lên, nạn đói kém, mất cân bằng sinh thái trầm trọng, không có nguồn cây xanh để làm sạch không khí làm lượng CO2 thải vào môi trường lên tới con số hàng tỷ tấn mỗi năm. Nạn phá rừng cũng dẫn đến tình trạng thiếu nước cho 20% dân số thế giới (ước tính tới 2050). Thậm chí đã từng có rất nhiều diện tích rừng phòng hộ bị xóa trắng bởi các đối tượng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép hoặc chặt phá rừng làm nương, rẫy…
Với trách nhiệm của người làm báo với chủ trương, chính sách pháp luật và trách nhiệm bảo vệ môi trường và tài nguyên rừng, cũng như hướng đến sự phát triển bền vững, phóng viên đã kiến nghị với lãnh đạo xã có kế hoạch, biện pháp cụ thể để ngăn chặn những doanh nghiệp hoạt động chế biến gỗ chưa đúng theo quy định của pháp luật nhằm giúp họ nhận thức và hiểu đúng rằng ngành gỗ là ngành kinh tế dân sinh, nhưng muốn phát triển bền vững thì ngoài việc phải chấp hành các quy định của pháp luật về hạ tầng chế biến thì còn phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng nguồn nguyên liệu là rừng trồng hợp pháp chứ tình trạng hiện nay thì rất có thể chính việc buông lỏng quản lý này là hành vi tiếp tay cho sự tàn phá môi trường.
Lê Dũng và Nhóm PV
Theo Tạp chí Tri thức Xanh - Số: 20 - 20
Tin tức liên quan
- Đan Phượng (Hà Nội): Tích cực khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (11:26 11/09/2024)
- Phát triển kinh tế biển gắn với bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu (09:46 29/06/2022)
- Đa dạng sinh học ở Việt Nam dưới tác động của các hoạt động kinh tế (Kỳ 1) (11:48 18/06/2022)
- An ninh môi trường Việt Nam những con số đáng báo động (Kỳ 1) (06:31 07/06/2022)
- Quy định bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên trong Luật BVMT và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP (02:29 06/06/2022)