TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ hai, 06/05/2024

Chương Mỹ - Hà Nội: Việc cưỡng chế trại gà ở xã Tiên Phương - Phải chăng chỉ vì “đất” và rồi “đất” vẫn hoang trong khi người nông dân có nguy cơ trắng tay

19:49 27/08/2020
Logo header Nỗi thống khổ của gia đình bà Tâm khi UBND xã Tiên Phương tiến hành cưỡng chế trang trại gà của gia bà khiến bà đã nhiều lần làm đơn khiếu nại, tố cáo nhưng đến nay thì sự việc vẫn chưa có hồi kết bởi cách giải quyết khiếu nại, tố cáo của bà vẫn chưa được làm theo đúng trình tự. Như một số cơ quan báo chí đã phản ánh xung quanh việc cưỡng chế trại gà của gia đình bà Nguyễn Thị Tâm và ông Vũ Huy Cường cư trú tại thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội. Từ tài liệu mà phóng viên thu thập được thì UBND xã Tiên Phương xây dựng Kế hoạch số 125/KH - UBND ngày 22/10/2018 trình UBND huyện phê duyệt và tổ chức cưỡng chế đối với vi phạm của gia đình ông Vũ Huy Cường.

Khu đất mà trước đây là trang trại gà của gia đình bà Tâm, sau khi UBND xã cưỡng chế giờ đã trở thành một bãi đất bị cỏ hoang lấn chiếm.

Theo bà Tâm chia sẻ thì: “Việc cưỡng chế chia thành hai giai đoạn, giai đoạn 1 vào ngày 08/11/2018 và giai đoạn 2 là vào ngày 14, 15 /11/2018. Sau khi tháo dỡ giai đoạn một gia đình chúng tôi đã có kiến nghị lên UBND Thành phố Hà Nội và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có Công văn số 3456/SNN - TTr ngày 13/11/2018 có nội dung: “Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội nhận được yêu cầu bảo vệ tài sản của người tố cáo, hiện nay UBND xã Tiên Phương đang tiến hành cưỡng chế công trình xây dựng trang trại nuôi gà của gia đình và người thân thích của người tố cáo tại khu vực Đồng Mông (khu vực có liên quan đến nội dung tố cáo). Theo quy định điểm B khoản 2 Điều 11, Điều 35, 39 của Luật Tố cáo năm 2011, Điều 15 Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo, Điều 16, 17 Quyết định số 79/2014/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo thuộc thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đề nghị UBND huyện Chương Mỹ, UBND xã Tiên Phương tạm dừng việc cưỡng chế công trình xây dựng trang trại nuôi gà trên cho đến khi có kết luận giải quyết tố cáo của UBND Thành phố Hà Nội”. Sau khi có văn bản của Sở Nông nghiệp và PTNT Thành phố Hà Nội gửi về cho UBND huyện Chương Mỹ và UBND xã Tiên Phương nên phương án thực hiện cưỡng chế giai đoạn 2 đã không thực hiện như dự định. Đến ngày 24/10/2019 sau khi đồng chí Tống Văn Thái về đảm nhiệm vị trí Chủ tịch UBND xã Tiên Phương thì đồng chí đã tiến hành cưỡng chế giai đoạn 2, khi mà vẫn chưa có kết luận của UBND Thành phố Hà Nội về việc giải quyết tố cáo. Nhưng điều đáng nói là khi UBND xã Tiên Phương tiến hành cưỡng chế trang trại gà của gia đình bà Tâm thì Tổ công tác của UBND xã đã không lập biên bản kê biên tài sản trước khi cưỡng chế, mặc dù gia đình bà Tâm có đề nghị lập biên bản thống kê tài sản của trang trại là vật tư, thức ăn gia cầm, trang thiết bị phục vụ chăn nuôi và số lượng gà để trứng nhưng Tổ công tác thực hiện cưỡng chế thuộc UBND xã Tiên Phương vãn không thực hiện (?). Theo điều 70 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11 năm 2013 quy định nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được quy định như sau.“Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật, thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính. Cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây. Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã có hiệu lực thi hành. Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành.Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản”. Câu hỏi được đặt ra là: Về trình tự cưỡng chế, chính quyền địa phương đã làm đúng theo quy định của pháp luật hay chưa? Trong khi đó gia đình bà Tâm mong muốn được lập Biên bản kiểm đếm nhưng bảo vệ không cho vào và đuổi gia đình người thân của bà Tâm ra khỏi khu vực và nhiều người dân đã băn khoăn và đặt ra nhiều câu hỏi tại sao xã Tiên Phương nhất thiết phải cưỡng chế trại gà của gia đình bà Tâm vào thời điểm này? Tại sao UBND xã Tiên Phương phải chia đất cho 7 hộ dân ở trên diện tích đất chưa thu hồi và còn tài sản trên đất là trang trại chăn nuôi gà của gia đình bà Tâm thì sao? Chỗ đó đâu có thể canh tác trồng lúa được bởi hơn mười năm qua đã được gia đình bà Tâm lấp đất đầm sình lầy để cải tạo thành trang trại chăn nuôi gà? Tại sao UBND xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ không tạo điều kiện cho gia đình bà Tâm chăn nuôi, phát triển kinh tế theo như chủ trương khuyến khích của Thành phố?. Trong cuộc họp Quốc hội ngày 06/11/2019 kỳ họp thứ 8 khóa XIV tại phần trả lời chất vấn của các đại biểu được ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nêu “về chủ trương lâu dài, chúng ta sẽ giảm dần diện tích đất lúa để nhường dư địa cho sản xuất, cây trồng khác hiệu quả hơn” cùng với đó là những chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp được ban hành nhằm giúp người nông dân thoát nghèo và phát triển kinh tế. Nhận thấy chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước ta luôn đúng đắn tuy nhiên những người chịu trách nhiệm thực thi chính sách tới nhân dân thì không phải lúc nào cũng đúng, như việc của bà Tâm có thể nói là cách làm đang theo hướng cảm tính, việc cưỡng chế trang trại gia đình bà Tâm ở trên đó là một ví dụ điển hình. Cũng từ việc cưỡng chế trại gà của gia đình bà Tâm đã đẩy gia đình của người dân đã khó khăn càng khó khăn hơn. Mấy nghìn mét vuông nhà bị san phẳng, trại gà và các vật nuôi cũng như tài sản hàng mấy tỉ đồng xem như mất trắng. Khoản nợ vay ngân hàng để đầu tư vào trang trại đến thời điểm thu hoạch thì giờ xem như có nguy cơ mất tài sản thế chấp nên khó khăn chồng khó khăn. Hiện gia đình bà Tâm chật vật chạy từng ngày tiền lãi vay ngân hàng, có những khoản vay đến hạn trả mà không biết trông vào nguồn nào khi vốn liếng là đàn gà và trang trại bị hủy hoại. Không biết lãnh đạo UBND xã Tiên Phương, UBND huyện Chương Mỹ khi làm những việc đó có đặt mình vào lợi ích của người dân hay không? Có công tâm để đặt mục tiêu phát triển kinh tế trang trại như Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đăng đàn tại cuộc họp Quốc hội hay không?. Cần nghiêm túc nhìn nhận về một trong những nguồn cơn dẫn đến sự việc trên là trách nhiệm thuộc về những công bộc của dân. Như trong Kết luận của UBND TP Hà Nội số 12 ngày 26/3/2020 nêu rõ: “Với vai trò là Phó Trưởng Ban Thường trực chỉ đạo DĐĐT xã Tiên Phương, Chủ tịch UBND xã ,ông Nguyễn Nhữ Đức với chức năng, nhiệm vụ được giao đã thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án DĐĐT tại thôn Quyết Tiến và xứ Đồng Mông, dẫn đến một số thiếu sót khi thực hiện công tác DĐĐT tại thôn Quyết Tiến. Như vậy, để xảy ra những tồn tại nêu trên, trách nhiệm thuộc về Ban chỉ đạo DĐĐT xã Tiên Phương”. 

Với sự thiếu hiểu biết của người dân và thiếu sót của Ban chỉ đạo DĐĐT, sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương để gây nên tình trạng thiệt hại về kinh tế của người dân rất nặng nề, làm ảnh hưởng tình hình xã hội ở địa phương, tạo tâm lý không tốt đối với nhân dân… Vậy những công bộc của dân thiếu trách nhiệm quản lý, buông lỏng quản lý như trong kết luật của UBND TP. Hà Nội giờ như thế nào? Đã có hình thức nào đối với những thiếu sót và sự buông lỏng quản lý của lãnh đạo địa phương này chưa? hay người dân làm sai và thiếu trách nhiệm thì mới phải chịu, còn những cán bộ lãnh đạo địa phương thì chỉ rút kinh nghiệm là xong?. Những ý kiến trên đây chúng tôi muốn gửi tới lãnh đạo các sở, ban ngành cũng như Lãnh đạo UBND TP Hà Nội. 

Nguyễn Hân – Lê Dũng

Theo Tạp chí Tri thức Xanh - Số 25 - 20

 
Bình luận: 0