TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ bảy, 27/04/2024

Hà Nội sẽ hạn chế đốt rơm rạ, các phụ phẩm cây trồng vào đầu năm 2021

17:47 15/10/2020
Logo header Phụ phẩm cây trồng là sản phẩm phụ phát sinh trong quá trình tiến hành hoạt động chăm sóc, thu hoạch, sơ chế sản phẩm cây trồng tại khu vực canh tác cây trồng. Có thể hiểu đơn giản phụ phẩm cây trồng hình thành sau khi được thu hoạch còn thừa lại. Từ nhiều năm qua, việc xử lý và sử dụng phụ phẩm cây trồng hầu như không được thực hiện theo quy định chung mà được dùng một cách vô tội vạ sau đó sử dụng vào việc chăm bón cho cây trồng.

Hoạt động đốt rơm rạ, phụ phẩm cây trồng sau thu hoạch và chất thải rắn sinh hoạt trước khi vận chuyển đến các khu xử lý tập trung diễn ra phổ biến tại các địa phương làm phát sinh các loại khí thải như CO2, CO, PM2.5, Nox, CH4, NH3, SO2... gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng môi trường không khí xung quanh, sức khỏe con người và hoạt động giao thông. 

Việc đốt rơm rạ gây khói, bụi ảnh hưởng tới môi trường

Để có thể chấm dứt hoàn toàn việc đốt rơm rạ và phụ phẩm cây trồng, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện các biện pháp hỗ trợ để người dân không đốt rơm rạ, phụ phẩm cây trồng sau khi thu hoạch và chuyển sang các giải pháp xử lý khác thân thiện với môi trường và đảm bảo sức khỏe cộng đồng nhằm chấm dứt hoàn toàn tình trạng đốt rơm rạ và phụ phẩm cây trồng. Liên quan đến nhiệm vụ trong chỉ thị 15/CT-UBND của UBND thành phố Hà Nội thì UBND thành phố Hà Nội cũng đã chỉ đạo thực hiện tới các sở như Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính và Công an thành phố Hà Nội cùng các UBND quận, huyện, thị xã, UBND các phường, xã, thị trấn có trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể để thực hiện Chỉ thị nói trên. Trước đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có Thông tư số 19/2019/TT-BNNPTNT ban hành ngày 15/11/2019 quy định về việc thu gom, xử lý phụ phẩm cây trồng rất rõ như cày vùi hoặc phay, ép xanh theo rãnh hoặc phủ luống, vùi trong hố đa năng hoặc che tủ gốc cây trồng, che phủ đất, ủ làm phân bón hữu cơ truyền thống, phơi khô và sau đó là việc sử dụng. Phụ phẩm cây trồng được thu gom, phân loại theo mục đích sử dụng thì không để lẫn với hóa chất, bao bì, vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, tạp chất vô cơ khác trong quá trình thu gom, vận chuyển. Việc thu gom, vận chuyển phụ phẩm cây trồng không ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất nông nghiệp tại khu vực canh tác, giao thông; không gây ô nhiễm môi trường, lan truyền sinh vật gây hại. Khuyến khích sử dụng kỹ thuật tiên tiến trong thu hoạch, thu gom phụ phẩm cây trồng; khuyến khích sử dụng kỹ thuật, công nghệ ép, nén phụ phẩm trước khi vận chuyển. Tàn dư, phụ phẩm cây trồng trong vùng dịch hại thực vật thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Trong Điều 6 của Thông tư này có nêu: Khuyến khích sử dụng phụ phẩm cây trồng làm nguyên liệu để sản xuất nấm; sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất phân bón hoặc làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác. Phụ phẩm cây trồng được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất nấm; sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất phân bón, sản xuất sản phẩm, hàng hóa phải đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất và quy định của pháp luật có liên quan. 

Hiện nay vẫn chưa có một chế tài cụ thể để xử lý việc đốt rơm rạ và bắt đầu từ ngày 01/01/2021 cùng với việc nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trên địa bàn thành phố, hy vọng các địa phương cần tuyên truyền, siết chặt hiện tượng đốt rơm rạ, phụ phẩm cây trồng.

Nghĩa Huy

Theo Tạp chí Tri thức Xanh - Số 32 - 20

Bình luận: 0