Hãy chung tay bảo vệ môi trường và ngăn chặn nạn khai thác tài nguyên
Một đồi đất ở khu vực xã Ân Nghĩa cũng đang bị xúc đem bán với tốc độ rất nhanh
Qua thời gian tìm hiểu được biết là đất ở khu vực này có lẫn quặng sắt và các khoáng vật (hay còn gọi là quặng nghèo), vậy là họ đã lợi dụng vào việc hạ mặt bằng san lấp đồi để khai thác công khai (?). Qua tìm hiểu về mẫu đất thổ nhưỡng nơi đây, thì đất đồi khu vực này có chứa quặng kim loại thường là các ôxít, sulfua, silicat, hoặc kim loại "tự sinh" với hàm lượng khá cao từ 35 đến 65 %, lẫn trong đó còn ẩn chứa rất nhiều khoáng đá vôi, mà một số hợp chất như CaO (từ đá vôi), và SiO 2, Fe2O3 , Al2O3 (từ đất sét) . Những khoáng chất này phối liệu khi nung đến 1450 độ C sẽ phản ứng với nhau tạo thành 4 khoáng chính trong clinker C3S (3CaO. SiO2); C2S(2Cao.SiO2); C3A (3CaO.Al2O3); C4AF (4CaO. Al2O3. Fe2O3 ). Các khoáng chất này có cấu trúc tinh thể khác nhau và quyết định đến tính chất của clinker mà chất lượng của clinker sẽ quyết định tính chất của xi măng. Chúng tôi thâm nhập vào cuộc điều tra và biết được phía chủ mua đất sẽ tự vận chuyển và bên bán chỉ việc xúc lên xe và đếm khối tại chỗ có giá cao gấp hàng chục lần so với giá đất san nền…
Đất đồi ở Ân Nghĩa có hàm lượng Quặng sắt cao
Ngày 20/03/2020, phóng viên đã đến UBND xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn để tìm hiểu về vấn nạn khai thác tài nguyên đất thì được ông Bùi Văn Hiển - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: “ Hiện trên địa bàn không có chỗ nào được cấp phép khai thác, năm 2019 có tình trạng khai thác trái phép nhưng được nhân dân trình báo và chính quyền xã đã ngăn chặn kịp thời”. Tuy nhiên, tình trạng khai thác đất trên thực tế lại trái ngược với phát biểu của lãnh đạo xã. Từ phố Re tiến vào những quả đồi, các hoạt động khai thác đất trái phép vẫn ngang nhiên diễn ra, chỉ những hôm thời tiết xấu hoặc có tin báo là có đoàn chức năng đến công tác tại địa phương thì họ mới ngừng hoạt động. Theo tìm của phóng viên, việc khai thác đấthiểuquặng nghèo tại huyện Lạc Sơn đã diễn ra từ hơn chục năm nay, song sự khai thác rầm rộ mới chỉ cách đây hơn 3 năm nay, họ lợi dụng vào những việc hạ mặt bằng làm nền xây dựng khu công nghiệp,để vườn cây. Thậm chí còn xin cải tạo ao, hồ để khai thác đất. Từ năm 2019 đến nay thì hoạt động khai thác có ít hơn những năm trước và quy mô cũng ở diện khai thác nhỏ lẻ, kín đáo hơn. Một số người dân ở địa phương cho biết là có những thời điểm trên con đường quốc lộ 12B này luôn phải oằn mình bởi hàng trăm lượt xe chạy rầm rầm mỗi ngày, những chiếc xe tải trọng lớn nhỏ cứ nối đuôi nhau vận chuyển đất đã ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống của bà con trong xã và môi trường xung quanh quốc lộ.
Nhiều khu vực đã bị múc sâu hơn 2 mét so với mặt bằng chân đồi
Vai trò của các cơ quan chức năng huyện Lạc Sơn ở đâu khi các hoạt động khai thác đất ở xã Ân Nghĩa vẫn ngang nhiên diễn ra? Có hay không sự bật đèn xanh cho các hoạt động trái phép này? Nhóm phóng viên Tạp chí Tri thức xanh sẽ tiếp tục theo đuổi sự việc để làm rõ những sai phạm nếu có nhằm để góp phần ngăn chặn nạn khai thác đất, khoáng sản trái phép cũng như bảo vệ tài nguyên khoáng sản của đất nước.
Huy Thịnh – Lê Dũng
Theo Tạp chí Tri thức Xanh - Số: 03 - 20
Tin tức liên quan
- Đan Phượng (Hà Nội): Tích cực khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (11:26 11/09/2024)
- Phát triển kinh tế biển gắn với bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu (09:46 29/06/2022)
- Đa dạng sinh học ở Việt Nam dưới tác động của các hoạt động kinh tế (Kỳ 1) (11:48 18/06/2022)
- An ninh môi trường Việt Nam những con số đáng báo động (Kỳ 1) (06:31 07/06/2022)
- Quy định bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên trong Luật BVMT và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP (02:29 06/06/2022)