TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ năm, 21/11/2024

Hiện trạng môi trường Biển và Hải Đảo - Cần cái nhìn thực tế, thận trọng hơn (Kỳ 1: Áp lực của phát triển kinh tế, xã hội đối với môi trường biển đảo)

11:28 14/10/2021
Logo header Nhằm đánh giá được hiện trạng, diễn biến môi trường nước biển, trầm tích biển và đa dạng sinh học biển, các thuận lợi, khó khăn và hạn chế của công tác quản lý nhà nước, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

Ngày 11/8/2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia giai đoạn 2016 – 2020, nhằm đánh giá được hiện trạng, diễn biến môi trường nước biển, trầm tích biển và đa dạng sinh học biển, các thuận lợi, khó khăn và hạn chế của công tác quản lý nhà nước, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

 

Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3260 km, diện tích vùng biển trên 1 triệu km2 với 3000 hải đảo ven bờ và hai quần đảo lớn là Trường Sa và Hoàng Sa. Tỷ lệ giữa diện tích lục địa và chiều dài bờ biển được xếp vào loại cao trên thế giới là 100 km2 đất liền/1km bờ biển ( so với 600 km2 đất liền/1km bờ biển của thế giới). Dọc bờ biển có 114 cửa song, cửa lạch đổ ra biển; Tổng số vũng, vịnh ven bờ biển là 48 vũng, vịnh với tổng diện tích là 4000 km2.

Biển đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nói chung cũng như của các tỉnh thành có biển. Trong giai đoạn 2016- 2019 tổng sản phẩm trên địa bàn các địa phương có biển tăng trưởng trung bình 7,5%/năm cao hơn so với cả nước (6%), với các hoạt động kinh tế chính như du lịch, dịch vụ biển, hàng hải, khai thác dầu khí, khoáng sản biển; thủy sản ….

Tuy nhiên, một vấn đề khá bức thiết hiện nay đó là thực tế môi trường biển đang chịu sự tác động tiêu cực từ chất thải đất liền. Kết quả thống kê cho thấy có 74% lượng chất thải rắn của các địa phương có biển được thu gom năm 2019; lượng nước thải sinh hoạt đo thị phát sinh khoảng 122- 163 triệu m3/ngày; có đến 70% các khu, điểm du lịch trong cả nước tập trung tại khu vực ven biển, theo đó là sự phát triển các dịch vụ du lịch biển, hệ quả không chỉ gây áp lực lên hạ tầng đô thị mà còn tác động đến không gian của các đô thị ven biển, tác động rõ nhất là sự thay đổi cảnh quan ven biển, điển hình như các dự án lấn biển làm khu nghỉ dưỡng.

  1. Áp lực từ dân số, vấn đề di cư và quá trình đô thị hóa

Nước ta có 28 tỉnh, thành có biển với tổng số dân là khoảng 51 triệu người (2019), mật độ dân số trung bình cao hơn 1,9 lần so với trung bình toàn quốc, trong đó 34% là dân đô thị. Trong 28 tỉnh thành trên, có 125 huyện ven biển và 12 huyện đảo với tổng số dân là 18 triệu người với mật độ là 354 người/ km2. Cùng với quá trình đô thị hóa, kéo theo nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng, đồng nghĩa với việc gia tăng phát sinh chất thải, gây sức ép với môi trường. Bên cạnh đó việc đẩy mạnh các ngành kinh tế biển cũng đã và đang gây sức ép đến môi trường nước, trầm tích biển khu vực ven bở.

Đối với phát sinh nước thải sinh hoạt tại các đô thị biển, với dân số 51 triệu người ước tính năm 2019 lượng nước phát thải là khoảng 122- 163 triệu m3/ngày, trên thực tế con số này cao hơn do chưa tính lượng nước thải phát sinh từ khách du lịch.

Đối với công tác quản lý, giám sát nước thải đô thị đến hết năm 2019, trên cả nước chỉ có 38/178 đô thị loại IV trở lên có hệ thống xử lý nước thải tập trung ( đạt 21,35%); tỷ lệ nước thải ở các đô thị loại IV trở lên được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn là 12,5%. Có 49 nhà máy, trạm xử lý nước thải tập trung trong khu đô thị đang được khai thác. Như vậy có thể thấy lượng nước thải  sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý rất thấp, chưa kể lượng nước thải từ nông nghiệp ven biển.

Về chất thải rắn sinh hoạt, năm 2019 số phát sinh tại khu đô thị là 1,08kg/người/ngày; khu vực nông thôn là 0,45. Kết quả thống kê tại 28 tỉnh, thành ven biển, lượng chất thải rắn được thu gom năm 2019 chiếm 74% như vậy còn khoảng 26% lượng rác thải chưa được xử lý.

Đối với các hải đảo có người sinh sống, lượng chất thải phát sinh chủ yếu từ chất thải sinh hoạt, du lịch và khu vực neo đậu của tàu thuyền, làng chài ven biển. Tại các đảo lớn lượng rác thải đã phần nào được thu gom, tuy nhiên ở các đảo nhỏ  các hoạt động này chưa được triển khai nhiều.

  1. Áp lực từ hoạt động du lịch và dịch vụ biển

Theo quy hoạch phát triển tổng thể của du lịch Việt Nam, trong 46 điểm đến tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia có tới 23 điểm thuộc dải ven biển. Đến năm 2019. ở dải ven biển tập trung tới 70% các khu, điểm du lịch trong cả nước, hằng năm thu hút khoảng 48- 65% lượng khách du lịch biển năm 2019 đạt trên 43.200 tỷ, bằng 70% tổng thu nhập du lịch Việt Nam.

Cùng với sự gia tăng lượng khách sẽ là những áp lực không nhỏ đến hạ tầng đô thị, đặc biệt là hệ thống cung cấp nước, hệ thống xử lý chất thải khi nhu cầu sử dụng điện nước. Mặc dù tại phần lớn các điểm du lịch đều có các thiết bị thu gom rác thải, tuy nhiên do đặc thù du lịch ở nước ta có tính chu kỳ, mặt khác thời gian lượng du khách thường tập trung vào một thời điểm nhất định, dẫn đến tình trạng quá tải hệ thống thu gom rác thải, nước thải, tình trạng rác thải tràn cả ra ngoài gây ô nhiễm môi trường.

Hoạt động du lịch và dịch vụ biển không chỉ gây áp lực lên hạ tầng đô thị, còn tác động đến không gian của các dô thị ven biển, rõ nhất là sự thay đổi cảnh quan khu vực. Chỉ tính riêng lượng chất thải phát sinh từ các tàu du lịch ở vịnh Bắc Bộ trung binh là 11,3kg/tàu/ngày đêm, nước thải từ nhà tắm, nhà bếp cùng các chất bẩn, thức ăn, dầu mỡ…Hiện nay, biện pháp xử lý được sử dụng nhiều nhất là biện pháp tách/lắng rồi thải ra vịnh (77%) trong khi chỉ có 20% là mang nước thải vào bờ để xử lý.

Trong nước thải từ các tàu du lịch, có rất nhiều loài vi khuẩn, sinh vật. Bên cạnh đó nước có lẫn dầu trên các tàu biển cũng gây áp lực lớn đối với môi trường biển. Trung bình lượng nước này từ mỗi tàu là 12,2 m3/ngày. Phần lớn các tàu đã lắp đặt thiết bị xử lý, tuy nhiên vẫn còn một số tàu chưa thực hiện theo quy định gây ra nguy cơ gây ô nhiễm môi trường biển.

  1. Áp lực từ ngành kinh tế hàng hải

Từ hoạt động cảng: Phát sinh từ các hoạt động nạo vét luồng cảng, đồ thải vật liệu nạo vét làm gia tăng độ đục, thay đổi chế độ thủy hải văn, ô nhiễm trầm tích đáy biển; Quá trình bốc dỡ hàng hóa gây phát tán các chất ô nhiếm như dầu mỡ, quặng kim loại, phân bón, khí độc, bụi…gây ô nhiễm mùi, giảm độ trong của nước; Quá trình vận tải và bốc xếp hàng, các công ten nơ và chạy tầu gây ô nhiếm tiếng ồn, ô nhiễm không khí do khí thải, bụi; nguy cơ xảy ra tràn dầu, hóa chất tại các cảng và vùng lân cận.

Từ tàu biển và hoạt động vận tải biển: Với các nguồn phát thải như sự cố rò rỉ dầu và hóa chất; xả thải từ quá trình vận hành phương tiện; chất độc hại phát tán từ các loại sơn vỏ tàu chống hà.

Rò rỉ dầu và hóa chất: Ước tính 10 – 15% lượng dầu phát tán trên biển là từ những tai nạn chở dầu. Thành phần hóa học của dầu thay đổi phức tạp sau khi bị phát thải ra môi trường.

Vận tải đường biển là hình thức vận chuyển quan trọng với nhiều loại hóa chất bao gồm các hóa chất nguy hại và hóa chất độc. Các loại hóa chất này nếu bị rò rỉ ra môi trường biển, các loài sinh vật cũng như sức khỏe con người. Theo ước tính có khoảng 2000 loại hóa chất thường xuyên được chuyển bằng đường biển.

Xả thải từ quá trình vận hành phương tiện: Bao gồm xả thải nước la canh và nước dằn tài. Mặc dù các quy định về môi trường với các hoạt động này khá chặt chẽ tuy nhiên vẫn xảy ra ở một số tài hoạt động trên biển. Việc xả thải không chỉ có dầu mà còn bao gồm các chất ô nhiễm khác như chất tẩy rửa, dầu nhờn, hóa chất từ hệ thống làm mát, cứu hỏa.

Tại Việt Nam trong thời gian qua ngành hàng hải đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong đó có các quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực hàng hair, đặc biệt là triển khai thực hiện công ước quốc tế về môi trường trong lĩnh vực hàng hải và Công ước quốc tế về kiểm soát hệ thống chống hà độc hại từ tàu.

Phát thải từ sơn chống bám cặn vỏ tàu: Sơn này chứa các loại chất diệt khuẩn có tác dụng ngăn chặn các loại sinh vật có thể gây ra mảng bám trên vỏ tàu. Các chất này gây hại cho các loài sinh vật biển.

  1. Áp lực từ khai thác dầu khí và khoáng sản biển

Các chất thải có thể phát sinh ra môi trường biển bao gồm chất thải từ hoạt động khoan gồm dung dịch khoan và mùn khoan; nước sản xuất (là hỗn hợp  bao gồm vỉa, nước ngưng tụ và nước bơm quay vòng, nước khử muối dầu); chất thải sinh hoạt. Ngoài ra có thể phát sinh do sự cố rò rỉ từ các công trình trên biển bao gồm tràn giếng, rò rỉ cấp hoặc dai dẳng từ các thiết bị và ống ngầm; hư hỏng giàn và dỡ bỏ công trình gây xáo trộn hệ sinh thái và tác động môi trường cục bộ, bao gồm sự phát tán các chất ô nhiễm từ trầm tích bị xáo trộn hoặc từ mùn khoan từ các ống khoan tích tụ dưới đáy biển.

Ước tính có khoảng trên 1000 sản phẩm để pha chế dung dịch khoan, hầu hết các dung dịch khoan chứa khoảng 8- 12 thành phần khác nhau, bao gồm nhiều kim loại có nguy cơ gây độc hại đối với môi trường biển.

Hoạt động khai thác khoáng sản biển cũng gây nhiều yếu tố ảnh hưởng đến môi trường. Nước thải từ các mỏ than có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường vùng ven biển như bồi lấp, làm mất nguồn thủy sinh, suy giảm chất lượng nước.

Quá trình khai thác, vận chuyển, chế biến quặng titan cũng có nguy cơ phát tán các chất phóng xạ. Tại những nơi tập kết quặng, trong xưởng tuyển tinh, các sản phầm sau tuyển tinh, cát thải sau quặng tinh thường có cường độ phóng xạ cao.

  1. Áp lực từ hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản

Từ nuôi trồng thủy sản ven bờ: Nuôi trồng thủy sản ven bở (NTTS) là một nguồn phát thải trực tiếp. Diện tích NTTS trên biển tập trung trên các vịnh kín, bãi triều ven biển và một phần ở các hải đảo, vùng biển hở. Tổng diện tích tiềm năng NTTS của nước ta là khoảng 244.190 ha, trong đó diện tích vùng nuôi bãi triều ven biển là 153.300 ha, chiếm 62%; diện tích nuôi vùng vũng vịnh, ven đảo là 79.900 ha chiếm 33% và nuôi vùng bờ biển là 11.100 ha, chiếm 5% và có xu hướng tăng hàng năm.

Trong quá trình NTTS người nuôi sử dụng các loại chất kích thích sinh trưởng, kháng sinh và  chất chống bám cặn. Các loại chất này có thể gây độc hại với một số loài sinh vật khác cũng như hệ sinh thái.

Bùn thải trong quá trình NTTS chứa các nguồn thức ăn dư thừa thối rữa, bị phân hủy, các chất hóa học và thuốc kháng sinh… Lớp bùn này có chiều dày từ 0,1 – 0,3 m trong tình trạng ngập nước, hiếm khí sẽ phân hủy ra nhiều chất độc hại như H2S, NH3, CH4,Metan…

Việc xây dựng đầm ao NTTS ở cửa sông, ven biển có thể dẫn tới những thay đổi về nơi sinh sống của quần xã sinh vật, độ muối, lắng đọng trầm tích và xói lở bờ biển. Hơn nữa tại các vùng nuôi trồng việc xả thải các chất hữu cơ phú dưỡng, chất đôc sinh vật và các chất thải sinh hoạt bừa bãi làm cho môi trường suy thoái, bùng nổ dịch bệnh và gây thiệt hại đáng kể về kinh tế cũng như điều kiện môi trường sinh thái. Thao Bộ NN&PTNT ước tính nước thải trong một vụ  NTTS có thể lên đến 15000 – 25000 m3/ha tùy thuộc vào các loại thủy sản đang nuôi, ước tính có khoảng 18,5 tỷ m3 nước xả ra môi trường mỗi năm. Tại các vùng NTTS các nghiên cứu cho thấy hàm lượng các chất hữu cơ trong nước cao hơn so với tự nhiên.

Từ tàu thuyền khai thác thủy sản biển:  Bao gồm các nguồn phát thải như rò rỉ dầu mỡ từ động cơ thủy , lưới, ngư cụ cũ hỏng, nước rửa tàu, chất thải sinh hoạt.

Dầu rò rỉ từ động cơ thủy, ống dẫn, van nối rơi  xuống khoang đáy tài, bị khuếch tán, nhũ tương trong khoang nước dưới đáy tài do bị tác động của động cơ thủy, sóng tạo thành các keo dầu nước làm tăng khối lượng nước nhiễm dầu lên nhiều lần.

Một số bộ phận ngư dân dùng tàu thuyền là phương tiện đánh bắt cũng như làm nơi sinh sống, trong quá trình sinh hoạt đã thải ra rác thải sinh hoạt hàng ngày. Ước tính lượng rác thải đổ ra vùng biển tại các cảng cá là 200 – 300 kg/ngày.

  1. Áp lực từ hoạt động công nghiệp

Hiện nay, cả nước đã có trên 377 KCN được thành lập trong và ngoài khu kinh tế ven biển. Tỷ lệ các KCN có hệ thống xử lý rác thải tập tring đạt tỷ lệ là 90,7% và có đến 90,9% KCN đang hoạt động có hệ thống quan trắc nước thải tư động.

Bên cạnh lượng nước phát thải từ khu công nghiệp, còn có từ các cụm công nghiệp nhỏ, trung bình là 15-20 m3 nước htair/ha/ngày đêm. Tính đến hết năm 2020 cả nước có 968 CCN với tổng diện tích là 30912 ha, trong đó có 730 CCN với diện tích 22336 ha đi vào hoạt động, thu hút gần 12.000 dự án đầu tư sản xuất. Tuy nhiên bên cạnh một số CCN có biện pháp bảo vệ môi trường  có hệ thống xử lý nước thải tập trung ( chiếm 19,3%), hệ thống quan trắc nước thải tự động (chiếm 21,7%) thì còn nhiều CCN không có biện pháp bảo vệ môi trường. Theo thống kê từ các báo cáo công tác BVMT của 16 địa phương có biến thì có khoảng trên 7.600.000 m3/ngày đêm nước thải từ các cơ sở có lượng nước thải ≥1.000 m3/ngày đêm hằng ngày đang xả thải ra môi trường.

Từ hoạt động chế biến thủy sản như đầu, xương, da, vây, vảy, vỏ tôm…những phế liệu dễ lên men và phân hủy. Các chất thải này có khả năng làm xuống cấp nghiêm trọng chất lượng môi trường sống xung quanh. Chất thải lỏng từ sản phẩm chế biến và nước thải trong chế biến chiếm 85% đến 90% lượng nước chế biến và phụ thuộc vào loại nguyên liệu thô và sản phẩm chế biến cuối cùng. Ngoài ra còn có một lượng lớn nước thải là các chất tẩy rửa và khử trùng trong vệ sinh nhà xưởng và thiết bị chế biến.

  1. Áp lực từ rác thải nhựa đại dương

Ước tính có hơn 80% chất thải nhựa đại dương hằng năm có nguồn gốc từ đất liền, trong đó phần lớn là các rác thải nhựa có kích thước lớn. Phần còn lại là nhựa thải trực tiếp trên biển trong đó chủ yếu là từ hoạt động khai thác thủy sản.

Chất thải nhựa đại dương trở thành mối nguy lớn cho môi trường bởi số lượng lớn, đặc tính khó phân hủy, khả năng di chuyển xa. Các loại rác thải nhựa chủ yếu bao gồm nhựa Polypropylen( nhựa PP), Polyetylen (nhựa PE) và nhựa Polyvinyclorua (nhựa PVC) lần lượt chiếm tỷ lệ là 24%, 21% và 19% trong tổng sản lượng nhựa toàn cầu năm 2007.

Tình trung bình mỗi km2 mặt nước đại dương thế giới hiện nay chứa từ 13.000 tới 18.000 mẩu rác thải nhựa. 70% rác thải nhựa ỏ biển sẽ chìm xuống đáy. Bên cạnh đó việc thải bỏ hoặc làm mất ngư cụ trong hoạt động khai thác thủy sản, rác thải nhựa thải bỏ trong các hoạt động KT – XH khác cũng chưa được quản lý chặt chẽ, đặc biệt từ các hoạt động du lịch.Theo UNDP, năm 2018 Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa thải ra biển nhiều nhất trên thế giới với khối lượng dao động khoảng 0,28 – 0,73 triệu tấn/năm, tương đương với 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển va đứng thứ tư trên 20 quốc gia cao nhất. Chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người của nước ta tăng từ 3,8kg/ng/năm năm 1990 lên là 54kg năm 2018 trong đó 37,43% sản phẩm là bao bì và 29,26% là đô gia dụng.

Theo nghiên cứu của IUNC đánh giá số lượng và khối lượng rác thải trên 30 bãi biển tại 10 khu bảo tồn biển của Việt Nam cho thấy qua hai đợt khảo sá đã thu đuọc 86.092 mảnh rác thải ở các kích thước khác nhau trung bình là 368,7 mảnh/mặt cắt.

Về thành phần rác thải có thể thấy rác thải nhựa có khối lượng vượt xa so với các loại khác, chiếm 92,2% về số lượng và 64,8% về khối lượng. Trong rác thải nhựa loại chiếm tỷ trọng cao nhất về số lượng là phao xốp, dây thừng, lưới nhỏ với 47% số lượng và 46% khối lượng.

Phạm Long

Bình luận: 0