Như Xuân - Thanh Hóa: Chủ tích UBND xã Xuân Hòa cho biết "Nhà máy sản xuất dăm gỗ Thanh Thành Đạt hoạt động trên khu đất rừng trồng cây là chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất"(?)
Ngày 30/8/2016 Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản số 3561/SKHĐT-KTĐN gửi về các huyện trong tỉnh về việc báo cáo khả năng chuyển đổi công nghệ sản xuất dăm gỗ sang sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ tinh và việc lập, nộp hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án. Nội dung văn bản nêu trên nêu rõ: “Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Thông báo kết luận số 157/TB-UBND ngày 23/08/2016 về giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, giải quyết đối với từng cơ sở sản xuất, chế biến dăm gỗ; Trong đó, đối với các cơ sở đủ điều kiện chế biến sâu sản phẩm gỗ thì làm rõ lộ trình để các cơ sở thực hiện đầu tư chuyển đổi công nghệ sản xuất dăm sang gỗ sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ tinh, nâng cao giá trị nguyên liệu gỗ; Đối với các cơ sở không đảm bảo thì có lộ trình dừng sản xuất phù hợp. Để có cơ sở đề xuất, Sở đề nghị các cơ sở sản xuất, chế biến dăm gỗ báo cáo cụ thể bằng vă n bản về khả năng chuyển đổi công nghệ sản xuất… và gửi về Sở trước ngày 09/09/2016 nhằm tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh; Quá thời hạn nêu trên, nếu các đơn vị không có báo cáo thì xem như đơn vị kh ông có khả năng chuyển đổi công nghệ… Đối với các dự án sử dụng đất phải áp dụng điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất…”
Tuy nhiên, sau gần 4 năm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh nhưng trên địa bàn huyện Như Xuân vẫn còn có những doanh nghiệp ngang nhiên hoạt động sản xuất chế biến dăm gỗ trên đất rừng giao cho hộ dân như thách thức pháp luật và qua mặt chính quyền địa phương, cố tình phớt lờ ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa. Ông Lê Đình Tuấn - Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa, huyện Nghi Xuân chia sẻ với phóng viên Tri thức Xanh: “Nhà máy sản xuất gỗ Thanh Thành Đạt hoạt động trên khu đất rừng trồng cây là chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khu đất này là thuộc hợp tác xã Minh Quang, mọi hoạt động của Công ty TNHH Thanh Thành Đạt là được “Bảo Lãnh” của Hợp tác xã Minh Quang. Theo chúng tôi được biết ngày 09/4/2018, UBND huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá có quyết định số 645/QĐ-UBND về việ c thành lập Đoàn kiểm tra hoạt độ ng sản xuất kinh doanh các Doanh nghiệp trên địa bàn huyện Như Xuân năm 2018. Ngày 18/4/2018 Đoàn làm việc với Công ty TN HH Thanh Thành Đạt. Qua kiểm tra về hồ sơ pháp lý công ty xuất trình giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh mã số chi nhánh 2900491266-010, do sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 09/7/2013, hợp đồng hợp tác kin h doanh số 01/HĐHTKD-2013 ký ngày 15/01/2013 giữa Công ty TN HH 1 thành viên Minh Quang Gỗ do ông Nguyễn Văn Minh chức vụ Giám đốc với Chi nhánh Công ty TNHH Thanh Thành Đạt - Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Nghi Sơn do ông Trần Quang Luận Giám đốc làm đại diện và biên bản xá c minh cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa chỉ kinh doanh đăng ký với cơ quan thuế ngày 29/10/2014 tại thời điểm kiểm tra Công ty đã xây dựng các hạng mục công trình: Văn phòng làm việc, nhà ở công nhân, bàn cân điện tử, sân chứa nguyên liệu, nhà xưởng (02 cái), trạm biến áp, hệ thống đường giao thông vào xưởng. Tại thời điểm kiểm tra các dâ y chuyền sản xuất gỗ dăm đang hoạt động bình thường”
Ngày 03/5/2018, UBND huyện Như Xuân đã ban hành Thông báo số 32/TB -UBND về việc Đình chỉ, ngừng hoạt động sản xuất gỗ dăm đối với đơn vị này với lý do Công ty TNHH Thanh Thành Đạt, có địa chỉ tại thôn Ngoi, xã Xuân Hòa. chưa có chấp thuận chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền, thiếu hồ sơ về đất đai, chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trong thời gian ngừng hoạt động, Công ty TNHH Thanh Thành Đạt có trách nhiệm bổ sung hồ sơ hoạt động kinh doanh theo đúng quy định pháp luật. Thông báo nêu rõ: “Sau 45 ngày công ty không bổ sung đầy đủ hồ sơ theo quy định, buộc phải dừng hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. UBND huyện Như Xuân giao cho UBND xã Xuân Hòa kiểm tra, đôn đốc và giám sát việc thực hiện đình chỉ ngừng hoạt động của công ty TNHH Thanh Thành Đạt”. Cũng thông tin từ Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa cho biết: “Từ ngày đó đến nay Công ty TNHH Thanh Thành Đạt vẫn chưa thực hiện việc chuyển đổi mục đích sự dung đất”. Hiện chưa đầy đủ giấy tờ để được phép hoạt động nhưng Nhà máy vẫn hoạt động băm gỗ ngày đêm. (?!)
Theo thông tin phản ánh của người dân địa phương, tuần qua phóng viên Tri thức Xanh đã tìm hiểu thực tế nơi mà cơ sở sản xuất dăm gỗ mà mọi người nói là thuộc Công ty TNHH Thanh Thành Đạt đóng trên địa bàn thôn Ngoi, xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa để kiểm chứng thông tin mà nhân dân và chính quyền địa phương cho biết. Theo quan sát của chúng tôi thì đúng là Cơ sở sản xuất dăm gỗ vẫn hoạt động bình thường, các xe chở hàng ra vào xưởng vẫn đều đặn. Qua tìm hiểu thì được biết doanh nghiệp này từ khi bị đình chỉ hoạt động (năm 2018) đến nay vẫn hoạt động bình thường, không hề nghỉ mà thậm chí còn tăng công suất và quy mô. Tại thực địa thì sản phẩm dăm gỗ của Công ty này chất cao ngút như núi và những xe hàng chở keo vào khu vực sản xuất vẫn ra vào tấp nập. Câu hỏi được đặt ra là: Tại sao Công ty TNHH Thanh Thành Đạt chưa đủ giấy tờ mà vẫn ngang nhiên hoạt động?. Công ty này có “phép thuật” nào mà “qua mặt” được các cấp chính quyền địa phương? Qua trao đổi với ông Lê Đình Chuyên - Chánh Văn phòng UBND huyện Như Xuân, chúng tôi được biết: “Sau khi nhận được thông tin từ báo chí phản ánh thì Huyện đã lập Đoàn kiểm tra, giờ chờ kết luận của Đoàn kiểm tra về việc sai phạm của công ty TNHH Thanh Thành Đạt”.
Hiện nay trên địa bàn huyện Như Xuân có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh băm gỗ dăm chưa thực hiện đầy đủ về các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng, hoặc đã được chuyển đổi nhưng chuyển đổi không đúng với thực tế sử dụng. Việc nhiều doanh nghiệp khai thác san lấp làm dự án vượt quá quy định cấp phép cũng đang làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái. Thiết nghĩ: Cần phải đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát của các cấp chính quyền địa phương; Nâng cao trách nhiệm quản lý Nhà nước để các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tuân thủ quy định của pháp luật và kiên quyết xử lý những sai phạm nếu có để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Tránh để tình trạng như Công ty Thanh Thành Đạt hoạt động khi đã bị đình chỉ mà không có biện pháp xử lý dẫn đến hệ lụy về môi trường sinh thái; Môi trường đầu tư; Sản xuất kinh doanh khi chưa đủ điều kiện ảnh hưởng đến thất thu thuế Nhà nước; Chảy máu nguồn tài nguyên v.v.
Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền tìm hiểu thông tin để phản biện những kẽ hở trong công tác quản lý sử dụng đất, quản lý doanh nghiệp trên địa bàn…
Lê Dũng
Theo Tạp chí Tri thức Xanh - Số: 15 - 20
Tin tức liên quan
- Đan Phượng (Hà Nội): Tích cực khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (11:26 11/09/2024)
- Phát triển kinh tế biển gắn với bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu (09:46 29/06/2022)
- Đa dạng sinh học ở Việt Nam dưới tác động của các hoạt động kinh tế (Kỳ 1) (11:48 18/06/2022)
- An ninh môi trường Việt Nam những con số đáng báo động (Kỳ 1) (06:31 07/06/2022)
- Quy định bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên trong Luật BVMT và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP (02:29 06/06/2022)