TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ sáu, 29/03/2024

Phường Vĩnh Hòa (Nha Trang - Khánh Hòa): Tình trạng tranh chấp đất đai kéo dài gần 30 năm nhưng chưa có hồi kết Trách nhiệm người đứng đầu địa phương ra sao?

21:03 28/05/2020
Logo header Thực trạng tranh chấp đất đai hiện nay đang có chiều hướng ngày càng phức tạp về tính chất, nhất là ở những vùng đang đô thị hóa nhanh. Có thể liệt kê rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai như việc quản lý đất đai còn nhiều thiếu sót, sơ hở.

Việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) tiến hành chậm. Việc lấn chiếm đất đai diễn ra ngày càng phổ biến nhưng không được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời. Đất đai từ chỗ chưa được thừa nhận có giá trị nay trở thành tài sản có giá trị cao, thậm chí ở nhiều nơi, nhiều lúc giá đất tăng đột biến và một trong những nguyên nhân dẫn đến tính chất các vụ tranh chấp ngày càng phức tạp là do việc giải quyết đơn thư, giải quyết khiếu nại chưa thực sự có tâm, có tầm.

Bà Nguyễn Thị Thu chỉ cho phóng viên lô đất tranh chấp gần 30 năm qua nằm kế bên nhà bà.

Nói về vấn đề này, ông Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: “Trước năm 2013, mỗi năm Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận được từ 6.000 đến 10.000 đơn. Sau khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành đến nay đơn thư gửi đến Bộ giảm dần, chỉ còn khoảng 3.500 đơn/năm”. Thực trạng hiện nay về việc đơn thư khiếu nại, tranh chấp đất đai chiếm khoảng 70%, đa số đơn có nội dung khiếu nại liên quan đến việc áp dụng chính sách pháp luật đất đai như khiếu nại liên quan đến thu hồi đất, khoảng 26%; Khiếu nại liên quan đến giá bồi thường, khoảng 21%; Khiếu nại liên quan đến cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khoảng 22%; Khiếu nại liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính, cho thuê đất...khoảng 01%; Đơn tranh chấp đất đai chiếm 12% (đa số tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân); Đơn đòi lại đất cũ chiếm 7%; Đơn tố cáo sai phạm về đất đai 11%. Tuy nội dung tranh chấp đất đai giữ các nhân với cá nhân chiếm tỷ lệ 12% nhưng chiều hướng các vụ việc lại trở lên phức tạp hơn bởi phương pháp giải quyết đơn thư của các cơ quan chức năng chưa thật sự quyết liệt, dứt điểm. Mặc dù Nhà nước ta đã rất cố gắng trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai nhằm ổn định tình hình chính trị, xã hội. Hệ thống các văn bản pháp luật đất đai ngày càng được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, bên cạnh đó còn có những quy định việc giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của UBND và Tòa án nhân dân. Tuy nhiên, các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai mới chỉ “dừng lại” ở mức độ chung chung. Nên trên thực tế, thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai bị chồng chéo, đùn đẩy giữa UBND và TAND. Để khắc phục những nhược điểm này, Luật Đất đai năm 2013 đã quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tương đối cụ thể, tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền áp dụng giải quyết các tranh chấp đất đai có hiệu quả hơn, nhưng vẫn còn nhiều bất cập dẫn tới tranh chấp đất đai kéo dài. Nhất là những trường hợp tranh chấp xảy ra từ những năm trước năm 2013 như trường hợp của bà Nguyễn Thị Thu, cư trú tại số 71 đường 2/4 phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang, Khánh Hòa đã có đơn về vụ tranh chấp tranh chấp quyền sử dụng đất tại thửa đất liền kề số nhà 71 đường 2/4 phường Vĩnh Hòa.

Vụ việc đã được Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang thụ lý từ năm 2001, xong quyết định bác đơn của bà Thu.

Trao đổi với phóng viên, bà Thu cho biết vào năm 1990 tại nghĩa trang chùa Thiên Hòa. Lúc đó ông Lương Trung Nghĩa được chùa Thiên Hòa ủy quyền để bán một số thửa đất nằm trong khuôn viên nghĩa trang để lấy tiền phục vụ trùng tu chùa. Bà Thu đã mua trực tiếp của ông Nghĩa một thửa đất có diện tích 150 mét vuông với giá 5.000 đồng/m2. Tiếp đó khi biết ông Nghĩa có bán cho vợ chồng ông Nguyễn Ngọc Tùng và bà Hồ Thị Vân thửa đất có diện tích 150 m2 liền kề với thửa đất mà bà Thu mới mua của ông Nghĩa. Do có nhu cầu sử dụng mở rộng nên đến ngày 5/7/1990 bà Thu mua lại diện tích trên của vợ chồng ông Tùng bà Vân với giá 4 chỉ vàng và đã thanh toán đủ số tiền trên. Vợ chồng ông Tùng bà Vân đã có giấy xác nhận đồng ý sang nhượng và giao toàn quyền sử dụng cho bà Thu. Sau khi mua 2 thửa đất với tổng diện tích 300 mét vuông. Tháng 1/1991, bà Thu đã thỏa thuận bằng hợp đồng miệng với ông Lê Quốc Bình về việc bán thửa đất mà bà Thu mua của ông Tùng bà Vân như đã nói ở trên. Bà Thu bán cho ông Bình với giá 8 chỉ vàng nhưng ông Bình mới chỉ đặt cọc 2 chỉ vàng và còn nợ 6 chỉ vàng, nên việc chuyển nhượng nói trên chưa thành công. Bà Thu cho biết: “Cùng thời đó ông Lê Quốc Bình tình cờ đi qua đường ghé vào cửa hàng tôi hỏi ở đây có bán đất không? Tôi chỉ tay về phía lô đất mà mua của ông Tùng và Vân mà nói có nhu cầu bán lô đất đó nhưng đất đó là đất chưa có giấy tờ, nếu có mua chỉ là giấy tờ sang tay thôi. Đến tháng 1/1991 tôi có dắt ông Bình đến gặp vợ chồng anh Tùng chị Vân. Ông Bình đã đưa 2 chỉ vàng coi như tiền đặt cọc số còn lại ông viết giấy thiếu nợ nhưng tôi có nói không cần vì tôi tin ông Bình là người lớn đứng đắn. Từ đó đến nay ông Bình không thanh toán nốt cho tôi số tiền còn lại thì thửa đất đó không thể là của ông Bình.”

Ngày 18/7/1990, thay mặt chùa Thiên Hòa ông Lương Trung Nghĩa đã xác nhận vào giấy xin đất của gia đình bà Trương Thị Tiểu với nội dung: “Gia đình bà Trương Thị Tiểu xin đất tại nghĩa trang chùa Thiên Hòa thuộc phường Vĩnh Hải thành phố Nha Trang. Chùa chúng tôi xét thấy hợp lý, nay nhà chùa đồng ý phân cho gia đình đương sự một lô đất có diện tích 150 mét vuông (dài 30m, rộng 5m) dọc theo quốc lộ. Bắc giáp đất nhà bà Thu, Nam giáp đất bà Trí (là vợ ông Điển). Kể từ nay: gia đình bà Trương Thị Tiểu toàn quyền sử dụng lô đất nói trên và có trách nhiệm lo việc thuế khóa theo đúng chính sách nhà nước.”

Từ đây xảy ra vấn đề tranh chấp giữa bà Nguyễn Thị Thu và bà Trương Thị Tiểu vì không xác định được ranh giới giữa thửa đất bà Thu mua của vợ chồng ông Tùng bà Vân và bà Tiểu xin của ông Nghĩa. Bà Thu đã làm đơn gửi các cấp, thậm trí ra cả tòa án. Nhưng đến nay vấn đề vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, hơn nữa trong suốt quá trình từ đó đến nay đã nảy sinh rất nhiều vấn đề khác liên quan đến việc thu hồi đất mở rộng đường, sửa chữa, cải tạo ngôi nhà bà Thu đang ở nằm kế bên thửa đất đang tranh chấp.., rồi xây dựng, cưỡng chế, bồi thường v.v. Thiết nghĩ: Để khắc phục, đồng thời giải quyết triệt để tình trạng khiếu nại về đất đai như trường hợp của bà Nguyễn Thị Thu thì các cơ quan chức năng cần xem xét, xác định lại vị trí diện tích thửa đất nhà chùa giao cho ông Nghĩa và các thửa đất được chia nhỏ mà nay đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kiểm tra, giám sát việc quản lý về đất đai và các thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Tổ chức giám sát, kiểm tra và xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đất đai trên mảnh đất này từ đó đưa ra hướng giải quyết đúng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân. Đồng thời xử lý trách nhiệm người đứng đầu của các cơ quan, đơn vị buông lỏng quản lý đất để xảy ra tình trạng tranh chấp đất.

Thu Trung - Xuân Kiên

Theo Tạp chí Tri thức Xanh - Số: 12 - 20

Bình luận: 0