TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ hai, 06/05/2024

Việc cưỡng chế trại gà ở xã Tiên Phương - Phải chăng chỉ vì “đất” và rồi “đất” vẫn hoang trong khi người nông dân có nguy cơ trắng tay (Kỳ 2)

18:27 03/09/2020
Logo header Ngày 19/8/2020, phóng viên Tri thức Xanh đã có buổi làm việc với đồng chí Tống Văn Thái - Chủ tịch UBND xã Tiên Phương về việc cưỡng chế trại gà của gia đình ông Vũ Huy Cường và bà Nguyễn Thị Tâm. Trong buổi làm việc, phóng viên có nêu việc bà Tâm bức xúc bởi khi cưỡng chế thì UBND xã không kê biên tài sản theo quy định và các việc như bảo vệ tài sản sau cưỡng chế hay bán đấu giá đàn gà đều không theo quy định của pháp luật?.

Chủ tịch UBND xã Tiên Phương cho biết:  “Chúng tôi có lập, chúng tôi phải thực hiện đầy đủ, đúng trình tự pháp luật”. Để làm rõ việc này vì bà Tâm bảo “không”, ông Chủ tịch bảo “có” nên phóng viên đã đề nghị ông Tống Văn Thái chứng minh vì nếu lập biên bản kê biên tài sản thì phải có Biên bản kiểm đếm tài sản khi cưỡng chế. Nhưng đồng chí Chủ tịch cứ viện lý do là đã cung cấp cho mấy báo rồi và các cơ quan nhiều rồi nếu các anh cần thì đến đấy để thu thập thông tin (?). Tuy nhiên qua làm việc, cuối buổi thì phóng viên cũng có được Biên bản thống kê tài sản và Chủ tịch UBND xã không cung cấp cho phóng viên quyết định hay thủ tục liên quan đến việc bán đấu giá. 

Lẽ ra, trước khi cưỡng chế thì chính quyền địa phương phải thông báo về việc kiểm đếm trong nội dung thông báo thu hồi đất; trường hợp người có đất bị thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức cưỡng chế. Qua trao đổi bà Nguyễn Thị Tâm được biết: “Khi cưỡng chế thì gia đình tôi không nhận được Quyết định nào thu hồi đất cũng như thông báo nào về việc thu hồi đất để trả cho bảy hộ, khi thanh lý hợp đồng thì gia đình có đề xuất cho gia đình thuê thầu tiếp nhưng không có một văn bản nào trả lời mà chỉ có chung chiêng thôi, đợt gần đây là ngày 24/10/2019 khi cưỡng chế thì tài sản trang trại gà của nhà tôi bị tẩu tán hết, họ tự bán chứ không mang về Ủy ban, xung quanh người ta lấy tôn, thép để quây làm bờ rào, còn những đàn gà được chuyển đi một chỗ, xong để bán… Trước khi cưỡng chế thì UBND xã có mời gia đình tôi ra làm việc và gia đình có nguyện vọng là chờ kết luận trả lời của UBND TP. Hà Nội, nhưng nếu mà UBND xã vẫn nhất thiết phải cưỡng chế ngày 24 và 25 tháng 10 thì gia đình tôi cũng yêu cầu chính quyền địa phương kê biên, kiểm đếm tài sản nhưng chính quyền địa phương không làm. Khi lực lượng trực tiếp cưỡng chế làm việc thì chính quyền địa phương cũng đuổi bà tôi ra ngoài khu vực cưỡng chế. Nên tôi đã nhờ ông cụ ở thôn dưới đó ra để làm chứng cùng với Đoàn để kiểm đếm xem trang thiết bị của gia đình bà có những cái gì?. Còn gia đình chúng tôi cũng không chống đối, nhưng họ cũng không cho cụ ấy đứng ở đó và đuổi hết ra ngoài. Tôi phải chạy lên UBND xã để làm việc thì mọi thứ đã bị họ đem bán hết, đất cũng đem đi bán, phân gà cũng đem đi bán, trang thiết bị chăn nuôi là chở đi bán hết, mang về Ủy ban chỉ còn vỏn vẹn có mấy cái máy phát thôi”. Theo như bà Tâm chia sẻ thì trước khi cưỡng chế trại gà của gia đình bà, UBND xã không lập biên bản thống kê tài sản với sự chứng kiến của gia đình bà trước lúc cưỡng chế. Và trong Báo cáo số 03/BC - UBND của UBND xã Tiên Phương giải trình về việc cưỡng chế có mục số 4 kết quả thực hiện cưỡng chế như sau: “Số máy móc thiết bị của ông Nguyễn Huy Cường, UBND xã đã đề nghị ông Cường nhận lại nhưng ông Cường và gia đình không nhận lại. UBND xã đã lập biên bản thống kê tài sản và đưa về trụ sở UBND để quản lý. Tổng số gà 10.207 con gà đẻ của ông Cường, UBND xã đã đề nghị ông Cường nhận lại nhưng ông Cường và gia đình không nhận lại. UBND xã đã lập biên bản thống kê và vận chuyển sang trại vịt của bà Nguyễn Thị Bảy tại xứ Đồng Mận, thôn Quyết Tiến, xã Tiên Phương để trông nom, quản lý. Tổng 10.440 quả trứng, UBND xã đề nghị ông Cường nhận lại nhưng ông Cường và gia đình không nhận lại. UBND xã đã lập biên bản thống kê và đưa về trụ sở UBND xã để quản lý”. Cũng theo báo cáo số 03/BC - UBND cũng có nêu rõ là 02 trại gà, 02 nhà kho, bán mái bằng khung sắt, mái tôn, một chuồng lợn, nhà khung sắt quay bạt, nhà bán mái, bếp, kho, bể khử trùng. Như vậy, những trại gà và nhà tôn, nhà khung sắt này thì UBND xã để vào đâu, phân gà và các đồ vật dụng dùng để chăn nuôi gà mà không đưa vào văn bản kiểm đếm tài sản. Tại điều 70 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 quy định nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được quy định như sau:“Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật, thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính. Cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây. Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã có hiệu lực thi hành. Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản”. 

Cho tới nay, mặc dù bà Tâm và gia đình bà đã nhiều lần khiếu nại sự việc nêu trên với mong muốn cơ quan chức năng sớm vào cuộc để điều tra, làm rõ quy trình cưỡng chế xử lý vi phạm ngày 24 và 25/10/2019 của UBND xã Tiên Phương do ông Tống Văn Thái - Chủ tịch UBND xã chủ trì gây ảnh hưởng đến tài sản của gia đình bà và việc UBND xã Tiền Phương đã thực hiện bán đấu giá tài sản sau cưỡng chế có đúng pháp luật hay chưa? Việc thực hiện cưỡng chế này có phải là việc làm hủy hoại tài sản như vụ cưỡng chế khu vui chơi giải trí Thanh Hà không?

Chủ tịch UBND xã Tiên Phương cho biết:  “Chúng tôi có lập, chúng tôi phải thực hiện đầy đủ, đúng trình tự pháp luật”. Để làm rõ việc này vì bà Tâm bảo “không”, ông Chủ tịch bảo “có” nên phóng viên đã đề nghị ông Tống Văn Thái chứng minh vì nếu lập biên bản kê biên tài sản thì phải có Biên bản kiểm đếm tài sản khi cưỡng chế. Nhưng đồng chí Chủ tịch cứ viện lý do là đã cung cấp cho mấy báo rồi và các cơ quan nhiều rồi nếu các anh cần thì đến đấy để thu thập thông tin (?). Tuy nhiên qua làm việc, cuối buổi thì phóng viên cũng có được Biên bản thống kê tài sản và Chủ tịch UBND xã không cung cấp cho phóng viên quyết định hay thủ tục liên quan đến việc bán đấu giá. 

Khu đất mà trước đây là trang trại gà của gia đình bà Tâm, sau khi UBND xã cưỡng chế giờ đã trở thành một bãi đất bị cỏ hoang lấn chiếm

Lẽ ra, trước khi cưỡng chế thì chính quyền địa phương phải thông báo về việc kiểm đếm trong nội dung thông báo thu hồi đất; trường hợp người có đất bị thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức cưỡng chế. Qua trao đổi bà Nguyễn Thị Tâm được biết: “Khi cưỡng chế thì gia đình tôi không nhận được Quyết định nào thu hồi đất cũng như thông báo nào về việc thu hồi đất để trả cho bảy hộ, khi thanh lý hợp đồng thì gia đình có đề xuất cho gia đình thuê thầu tiếp nhưng không có một văn bản nào trả lời mà chỉ có chung chiêng thôi, đợt gần đây là ngày 24/10/2019 khi cưỡng chế thì tài sản trang trại gà của nhà tôi bị tẩu tán hết, họ tự bán chứ không mang về Ủy ban, xung quanh người ta lấy tôn, thép để quây làm bờ rào, còn những đàn gà được chuyển đi một chỗ, xong để bán… Trước khi cưỡng chế thì UBND xã có mời gia đình tôi ra làm việc và gia đình có nguyện vọng là chờ kết luận trả lời của UBND TP. Hà Nội, nhưng nếu mà UBND xã vẫn nhất thiết phải cưỡng chế ngày 24 và 25 tháng 10 thì gia đình tôi cũng yêu cầu chính quyền địa phương kê biên, kiểm đếm tài sản nhưng chính quyền địa phương không làm. Khi lực lượng trực tiếp cưỡng chế làm việc thì chính quyền địa phương cũng đuổi bà tôi ra ngoài khu vực cưỡng chế. Nên tôi đã nhờ ông cụ ở thôn dưới đó ra để làm chứng cùng với Đoàn để kiểm đếm xem trang thiết bị của gia đình bà có những cái gì?. Còn gia đình chúng tôi cũng không chống đối, nhưng họ cũng không cho cụ ấy đứng ở đó và đuổi hết ra ngoài. Tôi phải chạy lên UBND xã để làm việc thì mọi thứ đã bị họ đem bán hết, đất cũng đem đi bán, phân gà cũng đem đi bán, trang thiết bị chăn nuôi là chở đi bán hết, mang về Ủy ban chỉ còn vỏn vẹn có mấy cái máy phát thôi”. Theo như bà Tâm chia sẻ thì trước khi cưỡng chế trại gà của gia đình bà, UBND xã không lập biên bản thống kê tài sản với sự chứng kiến của gia đình bà trước lúc cưỡng chế. Và trong Báo cáo số 03/BC - UBND của UBND xã Tiên Phương giải trình về việc cưỡng chế có mục số 4 kết quả thực hiện cưỡng chế như sau: “Số máy móc thiết bị của ông Nguyễn Huy Cường, UBND xã đã đề nghị ông Cường nhận lại nhưng ông Cường và gia đình không nhận lại. UBND xã đã lập biên bản thống kê tài sản và đưa về trụ sở UBND để quản lý. Tổng số gà 10.207 con gà đẻ của ông Cường, UBND xã đã đề nghị ông Cường nhận lại nhưng ông Cường và gia đình không nhận lại. UBND xã đã lập biên bản thống kê và vận chuyển sang trại vịt của bà Nguyễn Thị Bảy tại xứ Đồng Mận, thôn Quyết Tiến, xã Tiên Phương để trông nom, quản lý. Tổng 10.440 quả trứng, UBND xã đề nghị ông Cường nhận lại nhưng ông Cường và gia đình không nhận lại. UBND xã đã lập biên bản thống kê và đưa về trụ sở UBND xã để quản lý”. Cũng theo báo cáo số 03/BC - UBND cũng có nêu rõ là 02 trại gà, 02 nhà kho, bán mái bằng khung sắt, mái tôn, một chuồng lợn, nhà khung sắt quay bạt, nhà bán mái, bếp, kho, bể khử trùng. Như vậy, những trại gà và nhà tôn, nhà khung sắt này thì UBND xã để vào đâu, phân gà và các đồ vật dụng dùng để chăn nuôi gà mà không đưa vào văn bản kiểm đếm tài sản. Tại điều 70 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 quy định nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được quy định như sau:“Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật, thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính. Cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây. Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã có hiệu lực thi hành. Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản”. 

Cho tới nay, mặc dù bà Tâm và gia đình bà đã nhiều lần khiếu nại sự việc nêu trên với mong muốn cơ quan chức năng sớm vào cuộc để điều tra, làm rõ quy trình cưỡng chế xử lý vi phạm ngày 24 và 25/10/2019 của UBND xã Tiên Phương do ông Tống Văn Thái - Chủ tịch UBND xã chủ trì gây ảnh hưởng đến tài sản của gia đình bà và việc UBND xã Tiền Phương đã thực hiện bán đấu giá tài sản sau cưỡng chế có đúng pháp luật hay chưa? Việc thực hiện cưỡng chế này có phải là việc làm hủy hoại tài sản như vụ cưỡng chế khu vui chơi giải trí Thanh Hà không?

Nguyễn Hân - Lê Dũng

Theo Tạp chí Tri thức Xanh - Số 26 - 20

Bình luận: 0