TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ năm, 21/11/2024

Đổi mới, sáng tạo để mãi xứng đáng là những chiến sĩ cách mạng trên mặt Trận tư tưởng - văn hóa của Đảng, của dân tộc

22:51 10/06/2021
Logo header Báo chí cách mạng luôn công cụ sắc bén góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đồng hành cùng sự nghiệp đổi mới, là cầu nối hiệu quả giữa Đảng, Nhà nước, Chính phủ với Nhân dân.

Vladimir Ilyich Lenin từng có những quan điểm về báo chí cho rằng: “Trong thời đại ngày nay, không có tờ báo chính trị thì không thể có phong trào gọi là chính trị”, “chúng ta cần trước hết là tờ báo, không có nó thì không thể tiến hành một cách có hệ thống cuộc tuyên truyền, cổ động hết sức có nguyên tắc và toàn diện”, “Báo chí là người tuyên truyền, cổ động, tổ chức chung, người lãnh đạo chung”. Rất tâm đắc với những quan điểm này của V.I.Lênin, cuối năm 1924, khi về đến Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc bắt tay ngay vào việc xuất bản một tờ báo chính trị, đồng thời mở những lớp huấn luyện các thanh niên ưu tú để làm nòng cốt cho cách mạng sau này. Đến cuối năm 1929, báo chí cách mạng Việt Nam đã có trên 50 tờ báo và tạp chí là cơ quan của các cấp hội của Hội Việt Nam thanh niên cách mạng và 2 tổ chức Cộng sản là: Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng. Tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 03/02/1930 đã thông qua một nghị quyết về báo chí. Từ đó, báo chí đã thể hiện được vai trò đặc biệt quan trọng, tham gia tích cực vào cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do.

Cùng với lực lượng y tế và các ngành chức năng, lực lượng báo chí cũng đang căng mình để có được những thông tin về tình hình dịch bệnh, cũng như những nỗ lực trong công tác phòng, chống dịch

Trong giai đoạn 1945 - 1975, báo chí đã góp phần tăng cường đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời dồn toàn lực giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Trong công cuộc đổi mới đất nước, với việc xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với bao bỡ ngỡ, khó khăn lúc ban đầu, báo chí đã đi đầu tuyên truyền, cổ vũ chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng để toàn Đảng, toàn dân quyết tâm đổi mới theo sự khởi xướng và lãnh đạo của Đảng. Nội dung thông tin của báo chí ngày càng phong phú, hiệu quả, hình thức đẹp, sinh động và hấp dẫn. Báo chí đã quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè Quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường Quốc tế. Đồng thời là vũ khí sắc bén chống lại các thế lực thù địch của cách mạng, đấu tranh chống tiêu cực bảo vệ lợi ích của Nhân dân. Nhà báo Vũ Nhật Thăng chia sẻ: “Báo chí ở ta là báo chí cách mạng, mà theo Bác Hồ thì cách mạng là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt. Tuy nhiên Bác cũng nói là không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ… Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý… Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm… Cái gì mới mà hay thì ta phải làm. Vậy nên báo chí của ta cũng luôn phải đổi mới, sáng tạo cho phù hợp với thực tiễn xã hội ta trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế sâu rộng. Mà muốn làm việc đó thì những người làm báo cần phải nhận thức sâu sắc tính Đảng, tính Nhân dân trong hoạt động báo chí để sao cho ngòi bút của mình vừa đảm bảo tính kế thừa của thành quả báo chí cách mạng, vừa phát triển, xây dựng hệ tiêu chuẩn cho phù hợp với thời đại công nghệ thông tin phát triển và biến cái tích cực cũ cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh mới để nội dung, chất lượng thông tin báo chí gắn liền với đời sống của Nhân dân, gắn liền với sự phát triển của đất nước và đặc biệt là làm tốt công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với mọi tầng lớp Nhân dân; kiên quyết đấu tranh, phản bác những luận điệu xuyên tạc, những âm mưu diễn biến hòa bình, những thông tin xấu độc. Hơn nữa những người làm báo cần tích cực phát hiện, biểu dương những nhân tố điển hình, những thành tựu khoa học, thành tựu kinh tế, nền tảng văn hóa để cổ vũ, động viên và khơi dậy những khát vọng vươn lên của dân tộc ta…”

Có thể thấy, báo chí cách mạng Việt Nam là sản phẩm tất yếu của quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ của Đảng và nhân dân ta. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin  và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng chính trị, tư tưởng, lấy việc phục vụ Nhân dân làm mục tiêu cao cả của mình. Sau nhiều năm xây dựng và phát triển, báo chí không chỉ phát huy việc đưa tin kịp thời, cập nhật, chính xác, khách quan mà còn chủ động, tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện chức năng giám sát và phản biện, kịp thời phê phán những thiếu sót, khuyết điểm, đặc biệt là các hành vi quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cửa quyền, các vấn đề gây bức xúc trong Nhân dân… Ngoài ra, báo chí còn là một lực lượng tiên phong trong công cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển báo chí trong tình hình mới. Đầu năm 2019 Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Quyết định này không chỉ giúp bảo đảm phát triển đúng định hướng. Chúng ta muốn vươn tới xây dựng một nền báo chí chuyên nghiệp, hiện đại hơn. Xây dựng các cơ quan báo chí của Việt Nam mang tầm quốc gia, khu vực chứ không phải nhiều cơ quan báo chí nhưng không mạnh. “Chúng ta đã và đang hội nhập Quốc tế, nên trong mọi lĩnh vực, nhất là lĩnh vực thông tin báo chí thì càng cần phải được tính, chuyên mới đáp ứng được điều kiện hội nhập. Vậy nên mỗi Người làm báo cần phải nắm vững quan điểm Đảng, phải đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết. Có như vậy mới xứng đáng đứng trong hàng ngũ báo chí cách mạng Việt Nam” - Nhà báo Nhật Thăng nhấn mạnh.

Trong giai đoạn hiện nay, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, cùng với lực lượng y tế và các ngành chức năng khác tại nhiều địa phương trên cả nước, lực lượng báo chí cũng đang căng mình trong những vùng tâm dịch để thông tin kịp thời, chính xác diễn biến dịch bệnh, cũng như nỗ lực trong công tác phòng, chống dịch.

Đức Đông

Theo Tạp chí Tri thức Xanh - Số 65 - 21

Bình luận: 0