TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ năm, 21/11/2024

Giải quyết ô nhiễm nhựa đại dương - Cần một thỏa thuận toàn cầu

22:26 02/09/2021
Logo header Ô nhiễm nhựa là một vấn đề toàn cầu, xuyên biên giới và liên ngành, đòi hỏi phải có hành động phối hợp, trách nhiệm chung và một phương pháp tiếp cận tổng hợp, một khung hành động toàn cầu nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng về nhựa đại dương là yếu tố cần thiết để khắc phục tình trạng này.

Nhằm bảo vệ đại dương của chúng ta và ngăn chặn các thảm họa về sinh thái, xã hội và kinh tế ngày càng gia tăng ở cấp độ toàn cầu, các quốc gia phải hành động dứt khoát và đàm phán về một hiệp ước quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý để chống lại ô nhiễm nhựa đại dương, một vấn đề hết sức cấp bách. Không còn thời gian để chần chừ, lãng phí. Một số cơ chế tiềm năng nhằm xây dựng một hiệp ước toàn cầu về ô nhiễm nhựa có thể kể đến như:

Các cam kết quốc gia

Một thoả thuận toàn cầu mang tính tổng thể liên quan đến nền kinh tế nhựa phải đặt ra các mục tiêu quốc tế đi kèm với các mục tiêu cấp quốc gia, cùng các tham vọng cụ thể nhưng có thể đo lường được và có tính khả thi khi xem xét đến bối cảnh quốc gia.

- Tất cả các cam kết phải cụ thể, đo lường được và có giới hạn về thời gian.

- Tất cả các bên nên cam kết để thông qua và thực hiện kế hoạch hành động quốc gia với các mục tiêu đã đề ra, có thể tuân thủ theo các kiến nghị của UN SDG 14.1.

- Nhu cầu về kỹ thuật và tài chính được nêu rõ trong các kế hoạch hành động quốc gia có thể được sử dụng để đặt ra mục tiêu cho cam kết bổ sung có tính toàn cầu.

Cần có cam kết quốc gia mạnh mẽ về những đóng góp để phù hợp với tham vọng của mục tiêu toàn cầu;

- Phân biệt giữa mục tiêu của các quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển.

+ Các quốc gia phát triển được kêu gọi đóng góp cho chuyển giao công nghệ và cơ chế tài chính.

+ Báo cáo thường xuyên bao gồm các hướng dẫn chung về phương pháp luận trong giám sát và thẩm định, cũng như phương pháp tự nguyện phù hợp với bối cảnh quốc gia;

- Xem xét tính thường xuyên và thời gian của các báo cáo, ví dụ hàng năm/hai năm một lần; và phương thức báo cáo, ví dụ như các biểu mẫu được tiêu chuẩn hoá, tốt nhất là đơn giản hoá và được thực hiện trực tuyến.

Tham gia của ngành công nghiệp

Những ưu đãi về pháp lý và tài chính hỗ trợ ngành công nghiệp phát triển các lựa chọn thay thế an toàn với môi trường đối với nhựa thông thường, tối ưu hoá cơ hội mở rộng quy mô thương mại cho các lựa chọn thay thế, đồng thời tạo ra cơ chế thương mại ở cấp khu vực, quốc gia và địa phương nhằm đảm bảo sự tham gia của các ngành công nghiệp trong việc quản lý sản xuất và sử dụng nhựa.

- Quan hệ đối tác công tư có thể là một cơ chế tạo thuận lợi cho sự hợp tác giữa chính phủ, tổ chức và doanh nghiệp tư nhân.

- Các quy định kỹ thuật có thể được áp dụng nhằm đảm bảo/yêu cầu hành động từ các ngành công nghiệp.

- Thúc đẩy và áp dụng toàn cầu cơ chế EPR6, được điều chỉnh phù hợp với bối cảnh quốc gia, sử dụng phương pháp tiếp cận theo từng giai đoạn phù hợp là một quy định tiềm năng nhằm đảm bảo vai trò hỗ trợ của ngành công nghiệp.

- Đảm bảo rằng các công ty quốc tế/ đa quốc gia tuân thủ và đóng góp cho các hệ thống EPR quốc gia.

- Đồng thời xem xét hệ thống hậu cần ngược dòng (hệ thống mua lại, hệ thống thu hồi) như là một phần của việc tham gia hỗ trợ của các ngành công nghiệp đối với nền kinh tế tuần hoàn.

+ Áp dụng và sử dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền như một định hướng để xây dựng các quy định theo hướng hành động tốt hơn từ ngành công nghiệp và EPR. Xem xét sự khác nhau giữa các công ty về quy mô và khả năng đóng góp trong vấn đề này.

+ Xem xét việc báo cáo/thẩm định bắt buộc đối với các công ty trong việc tuân thủ các quy định hoặc cam kết, bao gồm cả quy định về dán nhãn sinh thái.

+ Tăng cường thực hiện các thực hành quản lý an toàn môi trường cho các ngành công nghiệp liên quan đến Công ước Basel.

+ Mở khoá cho việc đầu tư khu vực tư nhân thông qua các chính sách tạo điều kiện và giảm thiểu rào cản và rủi ro đầu tư sẽ giúp ích cho các giải pháp và tạo ra nhu cầu thị trường để thu hồi và tái chế nguyên vật liệu.

+ Khuyến khích sự tham gia và đầu tư của khu vực tư nhân vào các cơ sở xử lý chất thải và cơ sở hạ tầng khác để quản lý chất thải và thu hồi nguyên vật liệu.

Để phù hợp với nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, những ưu đãi này chỉ nên áp dụng với đối tượng không phải là nhà sản xuất hoặc phân phối nhựa trong khu vực tư nhân.

Khoa học & kiến thức

Mặc dù các đại biểu đề xuất nhiều ý kiến khác nhau về cấu trúc của một tổ chức khoa học ở cấp độ toàn cầu, nhưng vẫn có sự đồng thuận chung về các chức năng cần thiết được thực hiện ở cấp độ toàn cầu, bao gồm việc tiếp cận thường xuyên với các thông tin, tư vấn khoa học được quốc tế công nhận.

Các chức năng đòi hỏi có sự điều phối toàn cầu

+ Cung cấp tư vấn và hướng dẫn khoa học ở cấp độ toàn cầu, định hướng các nghiên cứu toàn cầu và khu vực, dựa trên sự hợp tác hiện có và hướng dẫn các nhóm làm việc kỹ thuật và nhóm tư vấn.

+ Xác định các lỗ hổng trong quá trình thực hiện như liên lạc giữa các diễn đàn cấp vùng và để đảm bảo tiến trình bình đẳng trong các nhóm.

+ Hợp nhất kiến thức và nhân lực thông qua việc sắp xếp các ủy ban hiện có để ngăn chặn sự trùng lặp và chi phí vượt mức ngân sách tài trợ.

Cách tiếp cận để tiếp nhận tư vấn khoa học

+ Phương án 1: Thành lập hội đồng khoa học liên Chính phủ, tương tự như Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), dựa trên kiến thức và nghiên cứu khoa học của tất cả các tổ chức có liên quan.

+ Phương án 2: Dựa trên các nền tảng hiện có để tiếp tục phát triển, ví dụ như:

Uỷ ban Hải dương học liên Chính phủ (IOC) thuộc UNESCO. IOC thúc đẩy các chương trình hợp tác và phối hợp quốc tế về nghiên cứu biển, dịch vụ, hệ thống quan trắc, giảm thiểu rủi ro và xây dựng năng lực nhằm tìm hiểu và quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên đại dương và ven biển.

Hội đồng tài nguyên quốc tế do Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) thiết lập để xây dựng và chia sẻ kiến thức cần thiết nhằm cải thiện việc sử dụng tài nguyên trên toàn thế giới.

Đo lường tiến độ

Điều quan trọng là phải đo lường được tiến độ giảm ô nhiễm nhựa ở quy mô toàn cầu khi các quốc gia thực hiện các biện pháp ở cấp địa phương, quốc gia, khu vực. Các tiêu chuẩn được chấp nhận trên toàn cầu và có thể so sánh/tương thích để đo lường và báo cáo tiến độ là rất quan trọng để cung cấp một bức tranh hoàn chỉnh. Khi các quốc gia báo cáo, việc theo dõi được chuẩn hoá nhằm xác định quốc gia nào đang tiến triển tốt hoặc quốc gia nào cần hỗ trợ thêm.

Đồng thuận chung đối với một số điểm đặc trưng trong việc đo lường tiến độ đóng vai trò quan trọng ở cấp độ toàn cầu và khu vực, bao gồm:

Tiếp nhận các tiêu chuẩn chung để đo lường tiến độ

- Các thông số được báo cáo bởi các quốc gia có thể dựa trên các chỉ số hiện có được đặt trong khuôn khổ toàn cầu, khu vực và quốc gia ví dụ như SDG 14, và các mục tiêu hiện có có thể đo lường và giới hạn về thời gian.

- Tổng hợp các yêu cầu ở báo cáo hiện có và điều chỉnh hợp nhất các nội dung theo một tiêu chuẩn của báo cáo để tránh sự trùng lặp.

- Tăng cường phối hợp và hợp tác giữa các nền tảng khoa học hiện có để hợp nhất các nội dung yêu cầu trong báo cáo, phương pháp thu thập dữ liệu và ngăn chặn nguy cơ có thể xảy ra về việc trùng lặp và chệch hướng trong tương lai.

- Song song với việc hợp nhất mang tính toàn cầu về các tiêu chuẩn của báo cáo, các quốc gia có thể áp dụng tiêu chuẩn tối thiểu có tính cục bộ để báo cáo liên quan đến các cam kết quốc gia, khu vực và toàn cầu. Các chỉ số có thể bao gồm:

+ Đổi mới và các giải pháp mới được áp dụng hoặc thực hiện;

+ Mục tiêu và tiến trình tái chế nhựa, giảm thiểu sản xuất và tiêu thụ nhựa và giảm rò rỉ chất thải;

+ Phương pháp nghiên cứu khoa học để thu thập dữ liệu.

- Các thông số/ chỉ số bổ sung cần được đưa ra dựa trên hướng dẫn của cộng đồng/hội đồng khoa học.

- Các tiêu chuẩn chung liên quan đến phương pháp thu thập và báo cáo dữ liệu cũng là cần thiết để các dữ liệu được báo cáo một cách nhất quán và có thể so sánh được.

Hệ thống báo cáo và đánh giá minh bạch

+ Cần có cơ chế thúc đẩy hệ thống báo cáo minh bạch để khuyến khích quản trị tốt, hợp tác, phối hợp và ngăn chặn đối xử không công bằng đối với việc không tuân thủ.

+ Nền tảng phải dễ dàng truy cập.

+ Tính minh bạch trong báo cáo về những lỗ hổng trong năng lực và nhu cầu cũng rất quan trọng nhằm ngăn chặn hình phạt bất công khi đối mặt với việc không tuân thủ. Ví dụ các quốc gia cần báo cáo về các lỗ hổng trong năng lực thay vì chọn trạng thái “không có dữ liệu/không áp dụng” khi báo cáo.

+ Khuôn khổ và phương pháp giám sát và rà soát cũng cần minh bạch để đảm bảo tất cả các quốc gia được đối xử công bằng.

Cân nhắc năng lực

+ Tiến trình được chuẩn hóa cân nhắc đến yếu tố năng lực, kiến thức, lỗ hổng về nguồn nhân lực cũng như để tiếp cận đến nhu cầu nhân lực.

+ Cần tạo ra quyền truy cập đến nguồn lực kỹ thuật, tài chính và kiến thức để đáp ứng nhu cầu báo cáo.

Điểm chung

+ Tiến trình cần được đo lường dựa trên các mục tiêu được xác định ở cấp quốc gia.

+ Các mục tiêu khác nhau nên được áp dụng đối với quốc gia đang phát triển và quốc gia phát triển.

Cơ chế tài chính

Nhìn chung, các đại biểu đồng ý về sự cần thiết của một cơ chế tài chính mới và sáng tạo nhằm hỗ trợ hoặc tài trợ cho các biện pháp giải quyết ô nhiễm nhựa đại dương, dựa trên bối cảnh và hoàn cảnh của quốc gia. Các đề xuất khác nhau bao gồm việc thiết lập một quỹ toàn cầu riêng biệt cho đến sử dụng cơ chế tài chính sáng tạo như quan hệ đối tác công - tư. Ngoài ra, việc áp dụng cách tiếp cận của cơ chế trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất có thể giải phóng ngân sách công, thông qua việc đảm bảo nhà sản xuất nhận trách nhiệm đối với nhựa sau khi sử dụng.

Quỹ toàn cầu

+ Thiết lập một quỹ toàn cầu tương tự như Quỹ môi trường toàn cầu hoặc Quỹ khí hậu toàn cầu để hỗ trợ các nỗ lực quốc gia trong giảm thiểu ô nhiễm nhựa.

+ Quỹ toàn cầu và cách thức thành lập, tài trợ, quản lý, và tiếp cận có thể dựa trên các trách nhiệm chung nhưng khác biệt, và xem xét đến hoàn cảnh của các quốc gia.

+ Các quốc gia có thể cam kết tài trợ theo khả năng và các phương thức khác nhau.

+ Điều kiện để tiếp cận đến các quỹ nên được mở rộng ngay cả đối với các quốc gia nội lục, theo cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái hoặc “từ sườn núi đến rặng san hô” để ngăn chặn rò rỉ từ sông và đường thuỷ vào đại dương.

+ Hỗ trợ các quốc gia hoặc tổ chức thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng đề xuất và xin tài trợ để tiếp cận quỹ.

+ Cân nhắc cung cấp nguồn quỹ cho việc thúc đẩy nghiên cứu và giáo dục.

Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất

+ Là phương thức để tăng cường sự tham gia của ngành công nghiệp; việc áp dụng cơ chế EPR với những điều chỉnh thích hợp, chia theo giai đoạn và thích nghi với bối cảnh quốc gia, cũng như các hệ thống thu mua lại khác cũng là một cách sáng tạo để tăng nguồn ngân sách cho quản lý chất thải và thu hồi nguyên vật liệu.

+ Theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, các công ty sẽ chịu trách nhiệm đến cuối vòng đời sản phẩm của mình trên thị trường.

+ Đảm bảo rằng các công ty quốc tế/đa quốc gia tuân thủ và đóng góp vào cơ chế EPR quốc gia.

Đối tác

Quan hệ đối tác có thể được khai thác như một cơ chế hỗ trợ cho các quốc gia cần hỗ trợ. Các cách tiếp cận khác nhau được thảo luận bao gồm:

+ Vai trò của các đối tác phát triển trong hợp tác quốc tế có thể là hỗ trợ các quốc gia thông qua việc cung cấp hỗ trợ tài chính/kỹ thuật để thực hiện các nghĩa vụ của hiệp ước.

+ Quan hệ đối tác khu vực có thể đem lại hiệu quả thông qua việc đảm bảo sự hợp tác chặt chẽ.

+ Sự tham gia của khu vực tư nhân trong nghiên cứu đổi mới và công nghệ vì họ có nguồn lực và khả năng gia tăng giá trị.

+ Hợp tác toàn cầu giữa các tổ chức học thuật và tổ chức phi chính phủ cũng là điều cần thiết nhằm thúc đẩy và tăng cường nghiên cứu và giáo dục, nâng cao chuyên môn và thông tin trong giải quyết ô nhiễm nhựa.

Hỗ trợ kỹ thuật/ chuyển giao công nghệ

Mặc dù các cơ chế tuân thủ cần được áp dụng để đảm bảo rằng các quốc gia thực hiện theo đúng các cam kết của mình, điều quan trọng là phải hiểu rằng mỗi quốc gia có năng lực về tài chính, kiến thức công nghệ và cách tiếp cận khác nhau. Các cơ chế hỗ trợ dưới dạng hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tăng cường năng lực giúp đảm bảo rằng tất cả các quốc gia đều có khả năng tuân thủ các nghĩa vụ được quy định trong bất kỳ thỏa thuận toàn cầu nào.

Hỗ trợ kỹ thuật

+ Thiết lập các cơ sở hỗ trợ kỹ thuật, tài trợ cho quản lý chất thải và thu hồi nguyên vật liệu.

+ Hợp tác toàn cầu và khu vực trong nghiên cứu đổi mới và phương pháp cải tiến về đặc tính của nhựa liên quan đến các tác động sinh thái và sức khỏe.

+ Tạo ra một nền tảng chia sẻ kiến thức về công nghệ tiên tiến thông qua việc thiết lập hoặc củng cố những nền tảng hiện có.

Chuyển giao công nghệ

+ Chuyển giao công nghệ về các hệ thống tiên tiến/quy trình/giải pháp sáng tạo để chuyển đổi sang các vật liệu có thể tái sử dụng và có thể tái chế được nhiều hơn nhằm tăng lượng chất thải nhựa được tái chế/ thành phần tái chế trong các sản phẩm nhựa và tái thiết kế sản phẩm hoặc bao bì.

+ Cân nhắc các cơ chế chuyển giao công nghệ ví dụ như cơ chế thanh toán bù trừ cho các công nghệ được chia sẻ, nền tảng kiến thức.

+ Xem xét khả năng về nhân lực và nguồn lực sẵn có để triển khai công nghệ được chuyển giao.

Nâng cao năng lực

Các đại biểu đồng ý về sự cần thiết phải nâng cao năng lực của các nước để giúp giải quyết ô nhiễm nhựa và hỗ trợ việc tiến tới một nền kinh tế tuần hoàn. Điều này có thể đạt được thông qua các nền tảng trao đổi thông tin và chương trình tăng cường năng lực

- Một số lĩnh vực chuyên đề để tăng cường năng lực và trao đổi thông tin bao gồm:

+ Tập trung vào việc thu hồi nguyên vật liệu theo hướng kinh tế tuần hoàn;

+ Kích hoạt chính sách hướng mục tiêu vào khu vực tư nhân để tạo điều kiện cho nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm sáng tạo hoặc sản phẩm được tái thiết kế;

+ Thiết lập, chuyển đổi và thực hiện theo các cơ chế EPR và sáng kiến dán nhãn sinh thái;

+ Cơ chế tài chính sáng tạo, bao gồm các phương pháp tiếp cận truyền thống sử dụng thuế, phí, xử phạt và ưu đãi, quan hệ đối tác công tư;

+ Thay đổi nhận thức và hành vi do chính phủ và khu vực tư nhân dẫn đầu, đồng thời lưu ý đến tác động của dịch COVID-19;

+ Giám sát sự di chuyển xuyên biên giới của các mảnh nhựa trên biển thông qua việc cung cấp các công cụ quan trắc.

- Kết hợp giám sát, đánh giá và báo cáo tiến độ trong các chương trình tăng cường năng lực để xác định liệu kiến thức và kỹ năng mới có được các quốc gia áp dụng và triển khai nhằm đạt được mục tiêu hay không.

Cẩm Vân

(Tổng hợp từ báo cáo Hội thảo “Giải quyết ô nhiễm nhựa đại dương - Các thành tố tiềm năng cho một thỏa thuận toàn cầu”.)

Theo Tạp chí Tri thức Xanh - Số: 77 - 21

Bình luận: 0