TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ tư, 04/12/2024

Nỗ lực đưa Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp

22:13 20/03/2020
Logo header Sau một thời gian hoàn thiện hồ sơ, ngày 10/3/2020, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có công văn đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký hồ sơ và hướng dẫn các thủ tục tiếp theo để gửi hồ sơ ứng cử quốc gia “Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ” đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) xét đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Thưởng lãm tranh Đông Hồ

Tranh Đông Hồ, hay còn gọi là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Tháng 3/2017, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt đề cương chi tiết xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia đề nghị UNESCO đưa nghề làm tranh dân gian Đông Hồ vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp nhằm gìn giữ nét văn hóa làng nghề và nâng cao ý thức người dân trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam.

Nghề làm tranh dân gian ở làng Đông Hồ

Thực hiện Công văn số 1918/BVHTTDL-DSVH của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 10/5/2018 về việc đồng ý xây dựng hồ sơ “Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ” trình UNESCO, UBND tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam triển khai thực hiện xây dựng Hồ sơ “Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ” theo quy định và hướng dẫn của Công ước 2003, UNESCO.

Về quá trình hoàn thiện hồ sơ, thời gian xây dựng hồ sơ “Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ” kéo dài 3 năm, chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2017 đến tháng 12 năm 2018 là nghiên cứu khảo sát, kiểm kê, lấy phiếu đồng thuận, xây dựng hồ sơ và nộp hồ sơ cho UNESCO đúng hạn. Giai đoạn 2, các đơn vị liên quan hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu bổ sung của UNESCO (nếu có); tổ chức hội thảo khoa học quốc tế; vận động, tranh thủ sự giúp đỡ của UNESCO và thành viên trong Hội đồng thẩm định, các quốc gia là thành viên Ủy ban liên Chính phủ của UNESCO (từ tháng 4 đến 12/2019)

Xuân Kiên/ Ảnh: Vũ Quang Bình

Bình luận: 0