Tăng cường xử lý nghiêm phương tiện chở hàng quá khổ, quá tải (kỳ 2)
Ngày 09/04/2021 vừa qua, tại Hội nghị Sơ kết quý I/2021 của Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đã điểm qua về những kết quả nổi bật của công tác bảo đảm an toàn giao thông cả nước trong quý I/2021 như số vụ TNGT giảm 7,58%, số người bị thương giảm 7,12%. Có 30 tỉnh, thành phố có số người chết do TNGT giảm so với quý I/ 2020, đặc biệt giảm mạnh là 4 tỉnh (giảm trên 40%) là các tỉnh Đồng Tháp, Bắc Giang, Bắc Kạn và Hưng Yên. Tuy nhiên, tình trạng tai nạn giao thông vẫn xảy ra và có chiều hướng phức tạp nên cần có nhiều biện pháp quyết liệt hơn nữa.
Theo Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vụ TNGT nghiêm trọng là do hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT của lái xe, chủ xe như: Người điều khiển phương tiện vi phạm tốc độ; chạy sai làn đường, vi phạm nồng độ cồn, tình trạng sức khỏe không đảm bảo, xe chở quá khổ, quá tải v.v. Mà một trong những nguyên nhân cơ bản chính là sự buông lỏng quản lý phương tiện, lịch trình và tiến độ vận tải hàng hóa, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra phương tiện, hàng hóa vận chuyển của một số doanh nghiệp kinh doanh vận tải nói chung và vận tải hàng hóa nói riêng. Mối nguy hại từ việc chở hàng hóa quá khổ, quá tải trong thời gian qua đã được thông tin rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng như tình trạng xe chở hàng quá tải gây hỏng đường, xe chở hàng quá khổ gây mất tầm nhìn cho những phương tiện cùng tham gia giao thông… đó là chưa nói đến việc những phương tiện vận tải hàng hóa chở quá khổ, quá tải trọng cho phép dẫn đến phương tiện đó không đảm bảo, thậm chí mất an toàn kỹ thuật của xe, là mối nguy hiểm cho người, phương tiện cùng tham gia giao thông. Xe chở vật liệu xây dựng quá tải còn làm rơi, vãi cát, đá trên đường gây nên bụi bẩn, ô nhiễm môi trường, vừa gây hư hỏng mặt đường, vừa gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Tri thức Xanh đã phản ánh đến bạn đọc về tình trạng xe quá khổ, quá tải vừa gây mất vệ sinh môi trường, hư hỏng đường xá và làm mất TTATGT. Theo khảo sát của phóng viên, chỉ tính riêng tại đường Hồ Chí Minh khu vực từ thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội đến cầu Bông Bạc 1 tại KM 474+671 ( xã Lạc Hưng, huyện Yên Thủy, Hòa Bình) thấy có rất nhiều xe tải trọng lớn chở vật liệu xây dựng như đất, đá, gạch chở quá khổ, quá tải mà qua mắt thường cũng có thể nhận rõ. Vào ban đêm trên tuyến đường này, những chiếc xe nặng hàng chục tấn cõng trên mình đất đá, quặng nghèo xếp vượt thùng xe không che chắn làm rơi vãi ra đường vừa gây nguy hiểm và làm nhiều đoạn hư hại. Những chiếc phương tiện này chở hàng không đúng quy định nhưng vẫn ngang nhienn như thách thức pháp luật mà gần như khiim bị kiểm tra, xử lý, (?) khiến con đường được đầu tư trăm nghìn tỷ đồng đã xuống cấp nghiêm trọng, giảm tuổi thọ gây thất thoát tài sản của Nhà nước kiến nhiều ciu dân sông ven tuyến đườn Hồ Chí Minh bức xúc. Thật vậy, tuyến đường Hồ Chí Minh mới được đua vào hoạt động khoảng gần 10 năm nay đã có nhiều đoạn xuống cấp nghiêm trọng, theo Quyết định số 194/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh ngày 15/02/2012 thì tổng vốn đầu tư cho cả dự án này là hơn 300 nghìn tỷ đồng với hơn 3 nghìn km. Làm một phép tính đơn giản có thể thấy mỗi một km đường bộ Nhà nước đã phải đầu tư hơn 100 tỷ đồng. Ngoài ra, việc sửa chữa, cải tạo đường xá cũng tốn kém ngân sách nhà nước hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Vậy nên việc các phương tiện chở hàng quá khổ, quá tải tại đây đã gây thiệt hại về kinh tế rất lớn. Một phần vì muốn tiết kiệm chi phí nhỏ trên một chuyến xe mà các lái xe, chủ hàng cũng như chủ xe đã bất chấp những quy định của pháp luật, gây thiệt hại rất lớn đến kết cấu hạ tầng đường bộ, mất an toàn giao thông và môi trường.
Tại Hội nghị sơ kết quý I/2021 của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, công tác tăng cường rà soát, xử lý các ”điểm đen”, điểm tiềm ẩn TNGT, xử lý các bất cập về tổ chức giao thông trên hệ thống đường bộ để nâng cao điều kiện an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông được nhấn mạnh. Ngoài ra Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cũng yêu cầu rõ: “Cần xác minh, xử lý nghiêm trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải, chủ phương tiện, đơn vị quản lý hạ tầng có liên quan trong khi thực hiện điều tra, giải quyết các vụ TNGT nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng và khẩn trương thực hiện Đề án đầu tư, lắp đặt camera giám sát, chỉ huy, điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính”…“Trong thời gian tới tổ chức triển khai quyết liệt hơn, hiệu quả hơn những giải pháp bảo đảm TTATGT, phấn đấu đạt được mục tiêu năm 2021 kéo giảm TNGT 5-10% cả 3 tiêu chí so với năm 2020 ở mỗi địa phương, góp phần thực hiện tốt mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định là: đến năm 2025 nâng tuổi thọ bình quân của người dân Việt Nam lên 74,5 năm, trong đó có 67,5 năm sống mạnh khỏe”
Thiết nghĩ, chủ trương đúng đắn của Đảng cần được triển khai một cách cụ thể hóa và cả hệ thống chính trị cùng nhân dân nghiêm túc thực hiện, xác định mục tiêu đảm bảo TTATGT như là một mục tiêu có tính lâu dài và cấp bách, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Nếu như công tác quản lý, kiểm soát các phương tiện chở hàng hóa quá khổ, quá tải trọng bị buông lỏng hoặc không xử lý nghiêm thì thiệt hại về kinh tế sẽ là rất lớn, thậm chí còn kéo giảm sự phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước.
Nguyễn Hân - Tiến Đạt
Theo Tạp chí Tri thức Xanh - Số 57-21
Tin tức liên quan
- Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Thiên Lộc tổ chức thành công Đại hội Công đoàn lần thứ II, nhiệm kỳ 2023 – 2028 (02:41 03/03/2023)
- Toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Lễ Kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam và tôn vinh Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2022 (09:07 13/10/2022)
- ĐẠI HỘI HỘI DOANH NGHIỆP BẾN LỨC KHÓA I, NHIỆM KỲ 2022 - 2027 (05:20 07/08/2022)
- GIẢI PHÁP “TRẺ HÓA” VỚI DẦU GỘI PHỦ BẠC KANAVAL (03:23 04/07/2022)
- Mục tiêu nâng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia lên mức Đầu tư (06:44 04/07/2022)