TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ sáu, 03/05/2024

Thực trạng nhức nhối của hàng nhái, hàng giả

12:21 10/08/2020
Logo header Sữa giả, ga giả, quần áo giả, giày dép giả bánh kẹo giả... rất nhiều loại hàng hoá được làm giả bày bán tràn lan trên thị trường. Đây là thực tế khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang. Điều này đã làm cho những doanh nghiệp làm ăn chân chính lao đao. Nỗi lo hàng giả trở thành một cái "ung nhọt" đang cần một bài thuốc đặc trị.

Một diễn đàn về thực trạng hàng giả, hàng nhái do Tổng cục Quản lý thị trường - Bộ Công thương phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức 

Hàng Việt Nam xuất khẩu

Thực trạng hàng có nguồn gốc trôi nổi, không rõ ràng muốn bán được nhanh nên được gắn mác hàng Việt Nam xuất khẩu cho dễ bán. Khi giày dép, quần áo gắn mác hàng Việt Nam xuất khẩu bỗng dưng đắt như "tôm tươi". Quả thực, tới bất kì nơi đâu các chủ cửa hàng đều khẳng định đây chính hãng hàng Việt Nam sản xuất 100%. Theo chân một anh chủ cửa hàng bán giày dép trên đường Lý Chính Thắng TP. Hồ Chí Minh được biết, anh lấy hàng từ công ty giày chuyên làm giày boot, sandal, giày thể thao, giày cao gót... xuất khẩu qua các nước châu Âu. Anh khẳng định tất cả các loại giày dép của anh đều là hàng Việt Nam. Mức giá hoàn toàn cũng không rẻ, các loại giày boot có giá trên 600.000 đồng và giá cao nhất cũng ngoài 2 triệu/đôi. Tương tự, các loại giày khác cũng có giá khá cao. Sau khi giới thiệu anh bắt đầu để khách xem giày. Những đôi giày tiền triệu được để trong tủ kính tránh mốc, những đôi giày thường được để ở ngoài. Nhưng khi xem mác được gắn trên giày hoàn toàn không thấy nơi sản xuất hoặc ít nhất là dòng chữ “made in Việt Nam” như trên các nguồn gốc xuất xứ tại Việt Nam. Ở một đôi giày khác để trong tủ kính còn tìm thấy mác ghi chữ Trung Quốc và dòng chữ “made in China”. Thế nhưng, chủ cửa hàng vẫn một mực khẳng định đây là hàng Việt Nam xuất khẩu?

Để tạo lòng tin cho người mua hàng các cửa hàng treo bảng “Hàng Việt Nam xuất khẩu” ngay cửa. Tại một cửa hàng trên đường Hoàng Văn Thụ (Q. Tân Bình) ở đây ta có thể tìm thấy rất nhiều kiểu giày nhái của các thương hiệu nổi tiếng được giới thiệu là hàng xuất khẩu. Giá cả tại đây rất hữu nghị từ và chục nghìn đến vài trăm nghìn. Anh Tân, chủ một sạp bán cho biết: “đây là hàng xuất khẩu nên size của người nước ngoài và không có nhiều mỗi mẫu chỉ có vài đôi thôi. Bán hết không lấy được size khác giống thế này đâu.

Tại TP.HCM khi đến trung tâm Taka Plaza và chợ Tân Bình, chợ An Đông được xem là "thủ phủ" của hàng Việt Nam xuất khẩu thì người tiêu dùng không khỏi ngỡ ngàng trước một “rừng” giày có thương hiệu như Nike, Adidas... được bày bán trên lề đường, vỉa hè và các cửa hàng không có tên trong hệ thống phân phối của các thương hiệu đã đăng ký bản quyền đăng trên website. Thế nhưng các cửa hàng này lại ngang nhiên treo biển hàng xuất khẩu để bán hàng.

Thực trạng hiện nay

Theo thống kê của Tổng cục quản lý thị trường mỗi năm chúng ta có 25000 vụ vi phạm hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ gây thiệt hại nặng cho kinh tế. Tiến sĩ Đặng Hữu Nguyên - Viện nghiên cứu và phát triển TP HCM cho biết: "đối với các doanh nghiệp làm ăn chân chính tình trạng bị làm giả không những mất uy tín mà còn mất doanh thu. Vấn đề cốt lõi của việc làm hàng gian hàng giả là chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng hàng tiêu dùng không được đảm bảo...". Hiện tại bên cạnh sự góp sức của người dân, người tiêu dùng, cũng cần xác định rõ trách nhiệm của các cấp quản lý và doanh nghiệp. Thực tế việc xử lý đấu tranh này nhiều ban ngành như quản lý thị trường, công an kinh tế tham gia nhưng số vụ vi phạm vẫn còn ở mức cao là điều đáng báo động. Tiến sĩ Đặng Hữu Nguyên - Viện nghiên cứu và phát triển TP HCM cho biết thêm: "Chính trách nhiệm là của các có quan chức năng, phải nghiên cứu, phải nghĩ ra. Thậm chí có cách đấy, nghĩ ra phương án đấy nhưng họ có làm hay không? Bên cạnh đó cũng có những trường hợp quá tinh vi mà phải đến khi người tiêu dùng phát hiện mới đến được các cơ quan chức năng."

Hàng giả hàng nhái thiên biến vạn hóa mẫu này bị bắt bị xử lý thì hôm sau mẫu khác lại xuất hiện, được chỉnh sửa một chút và tiếp tục gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Phải kết hợp nhiều yếu tố kỹ thuật, nhận biết qua những con tem chống giả công nghệ cao mới có thể phân biệt được. Việc phân định thật giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giữa các đơn vị đòi hỏi phải có trọng tài là nhà sản xuất hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền được nhà nước chỉ định, việc xử lý phải căn cứ theo các văn bản luật hiện hành. Tuy nhiên, các văn bản pháp quy lại chồng chéo, đi sau thực thế khiến việc xử lý gặp khó khăn. Bên cạnh việc khó khăn trong xử lý thì việc doanh nghiệp không hợp tác khi phát hiện hàng gian hàng giả. Ông Lê Thái Bảo Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam cho biết: "Lẽ ra sản phẩm của mình bị làm giả, khi cơ quan chức năng bắt được cơ sở làm hàng gian hàng giả thì doanh nghiệp phải vui. Thế nhưng doanh nghiệp lại lo sụt giảm doanh thu. Nếu thực trạng này không chấm dứt thì việc chống hàng giả còn nhiều gian nan"

Do lợi nhuận mang lại quá lớn nên nhiều cá nhân đã bất chấp làm hàng gian hàng giả. Tuy nhiên trong hầu hết các vụ vi phạm, biện pháp chế tài chưa đủ sức răn đe nên nỗi lo của các doanh nghiệp và người tiêu dùng vẫn còn đó.

Nguyễn Hân

Theo Tạp chí Tri thức Xanh - Số 27 - 20

Bình luận: 0