Tư duy phát triển kinh tế
Nước ta có điều kiện phát triển các loài hoa, nhưng thị trường trong nước lại luôn đón nhận hoa ngoại nhập (?). Vậy những nhà sản xuất, kinh doanh hoa có tư duy gì về việc xây dựng thương hiệu và nhắm tới mục tiêu để cạnh tranh với thị trường trong nước và xuất khẩu chưa?
Chính vì vậy mà mỗi doanh nghiệp đều xây dựng cho mình một chiến lược phát triển. Từ việc tổ chức sản xuất tạo ra sản phẩm chất lượng, đến khai thác thị trường đưa sản phẩm tới người tiêu dùng và chăm sóc khách hàng là cả một quy trình “khôn ngoan” để đem lại giao dịch, lợi nhuận và cung cấp dịch vụ với giá trị cao. Ngày nay, có rất nhiều cách nhận định về sản xuất, quản lý, sản phẩm, khách hàng, nhưng nhận định như thế nào? Quản lý ra làm sao để khách hàng đón nhận sản phẩm khi ra thị trường mới là điều quyết định tới lợi ích và khẳng định sự thành công trong kinh doanh của bạn! Quy luật phát triển của một doanh nghiệp bước đầu là sự hình thành tổ chức phân công công việc để tạo ra sản phẩm một cách có hệ thống, có quy chuẩn rồi từ những sản phẩm đó doanh nghiệp mới có thể thiết lập sự hợp tác, quan hệ để đem lại những hợp đồng kinh tế nhằm mục đích đưa sản phẩm của mình tới thị trường. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng sẽ tạo nên thương hiệu, thương hiệu chính là công cụ vượt qua những rào cản kinh tế. Để xây dựng thương hiệu sản phẩm chinh phục được tình cảm của người tiêu dùng cũng là một công đoạn đầy thử thách. Từ một ý tưởng tạo ra sản phẩm có giá trị với nhu cầu của thị thường, chúng ta thường nghiên cứu và tự làm từng công đoạn, sau đó thí điểm đưa ra thăm dò thị trường rồi nhu cầu tiêu dùng đến đâu thì nỗ lực phát triển tới đó, nên doanh nghiệp của chúng ta hiện nay đa phần là chạy theo thị trường và chỉ phát triển ở quy mô nhỏ. Khi xã hội phát triển, nhu cầu của người tiêu dùng đòi hỏi rất cao tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt, và vấn đề “thương hiệu là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp”. Ý thức xây dựng thương hiệu của ta vẫn còn rất hạn chế, mặc dù chúng ta đã nỗ lực xuất khẩu để thương hiệu “Việt” có mặt trên thị trường quốc tế. Tuy doanh số và thị phần thương hiệu trên các thị trường quốc tế còn rất ít ỏi, nhưng những nỗ lực của một số thương hiệu “Việt” đang xác lập vị thế của mình là hết sức trân trọng. Bằng cách xác lập thương hiệu Việt Nam chinh phục người tiêu dùng tại các nước, khi đó hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam mới được xem là có chỗ đứng thực sự trong lòng công chúng tiêu dùng quốc tế.
Đây quả là một sứ mệnh đầy thử thách! Đối với tình trạng chống phá giá, thương hiệu cũng sẽ phát huy rất tốt vai trò của mình, hàng hóa có thương hiệu sẽ được định giá xứng đáng hơn và vượt khỏi ngưỡng giá thấp của từng ngành hàng, thậm chí đối với một số sản phẩm cao cấp chúng ta có thể định giá cao nhắm tới nhóm người có thu nhập trung cao, khi đó những sản phẩm thương hiệu cao cấp với trị giá gia tăng cao, tỷ suất lợi nhuận cao, sánh ngang với các chủng loại “hàng hiệu” của các nước phát triển. Trong giai đoạn này cơ hội hội nhập kinh tế của chúng ta là rất lớn, nhưng thử thách cũng rất lớn. Bằng việc phân tích hội nhập dưới góc độ “thương hiệu” người viết bài này hy vọng có thể đóng góp một phần làm đổi mới tư duy của doanh nghiệp và các nhà hoạch định chiến lược, biến tư duy, ý tưởng thành những giải pháp cụ thể.
Huy Thịnh
Theo Tạp chí Tri thức Xanh - Số 35 -20
Tin tức liên quan
- Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Thiên Lộc tổ chức thành công Đại hội Công đoàn lần thứ II, nhiệm kỳ 2023 – 2028 (02:41 03/03/2023)
- Toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Lễ Kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam và tôn vinh Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2022 (09:07 13/10/2022)
- ĐẠI HỘI HỘI DOANH NGHIỆP BẾN LỨC KHÓA I, NHIỆM KỲ 2022 - 2027 (05:20 07/08/2022)
- GIẢI PHÁP “TRẺ HÓA” VỚI DẦU GỘI PHỦ BẠC KANAVAL (03:23 04/07/2022)
- Mục tiêu nâng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia lên mức Đầu tư (06:44 04/07/2022)