Nhìn lại 10 năm thực hiện luật bình đẳng giới ở Việt Nam
Các yếu tố cản trở bình đẳng giới
1. Luật BĐG còn thiếu tương thích hoặc bất cập (so với pháp luật quốc tế) khi chưa quy định về những khái niệm phức tạp như: phân biệt đối xử gián tiếp; phân biệt đối xử đa tầng và đan xen; mọi lĩnh vực của đời sống; các thực hành, thông lệ có hại. Những khoảng trống này, nhất là việc thiếu định nghĩa về phân biệt đối xử gián tiếp, đã hạn chế việc phân tích giới theo yêu cầu để LGG trong VBQPPL. Bất cập này dẫn đến việc các ban soạn thảo chỉ cần sử dụng ngôn ngữ trung tính về giới và bỏ qua những tác động bất lợi tiềm ẩn về giới trong dự thảo luật, mặc dù trong thực tế Ủy ban CVĐXHQH sau đó đã xác định được những vấn đề giới cố hữu trong các dự thảo luật đó.
2. Luật BĐG, Luật Ban hành VBQPPL, Luật Tổ chức Quốc hội không quy định yêu cầu LGG đối với các chính sách quốc gia như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình mục tiêu quốc gia (như xóa đói, giảm nghèo).
3. Bộ Tài chính chưa có hướng dẫn về phân bổ ngân sách dành cho các hoạt động BĐG theo quy định của Luật NSNN 2015.
4. Các khuôn mẫu giới, phân biệt đối xử trực tiếp, những biện pháp đặc biệt chưa đủ mạnh đã dẫn đến tình trạng thiếu nhất quán trong hệ thống luật pháp quốc gia và Luật BĐG.
5. Số lượng lớn các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông chưa hẳn đã làm thay đổi thái độ, hành vi phổ biến dẫn đến bất bình đẳng giới. Có những thông điệp lại có thể làm trầm trọng thêm khuôn mẫu giới và vai trò truyền thống được mặc định cho phụ nữ và nam giới. Thiếu sự tham gia của nam giới; và không rõ các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông đó hướng tới các vị già làng, trưởng bản hoặc trưởng tộc hay không.
6. Các khoảng trống trong Luật BĐG và pháp luật quốc gia dẫn đến những điểm bất cập trong khuôn khổ pháp lý về BĐG và dẫn tới việc Chiến lược quốc gia về BĐG thiếu một số lĩnh vực. Hơn nữa, sự chậm trễ trong việc ban hành khung luật pháp và chính sách hoàn chỉnh để hỗ trợ thi hành Luật BĐG tạo ra rào cản đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, vì thiếu cơ sở pháp lý vững chắc và quy trình, thủ tục cụ thể để thực hiện Luật BĐG.
7. Khuôn khổ chính sách, pháp luật chưa đầy đủ, chưa phù hợp dẫn đến những hạn chế trong việc thực hiện các hoạt động BĐG. Chẳng hạn, các quy định về bầu cử và tuổi nghỉ hưu đã cản trở cơ hội tham gia và thăng tiến của phụ nữ trong đời sống chính trị, công cộng và việc làm. Cần có nhiều nỗ lực hơn nữa trong giải quyết bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử trong việc làm và đời sống gia đình.
8. Quản lý nhà nước về BĐG còn bị hạn chế vì những bất cập về tổ chức bộ máy. Việc Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ điều phối các hoạt động về BĐG có thể dẫn đến hệ quả làm giới hạn các hoạt động BĐG trong Vụ Tổ chức - cán bộ ở một số Bộ, hướng trọng tâm BĐG tới các vấn đề về nguồn nhân lực, mà thiếu chú trọng vào các vấn đề BĐG thực chất khác thuộc các vụ, đơn vị chuyên môn của các Bộ, ngành.
9. Việc thiếu một số quy định rõ ràng, cụ thể về BĐG như là một nguyên tắc hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, chính quyền địa phương là một trong những nguyên nhân của nhận thức và hành động chưa phù hợp đối với công tác BĐG ở các cơ quan này.
10. Nhiều cán bộ, công chức nhà nước có hiểu biết, nhận thức còn hạn chế về BĐG, trong đó có cả lồng ghép giới; và chỉ giới hạn công việc của họ trong một số khía cạnh nhất định của Luật BĐG, của chỉ tiêu Chiến lược quốc gia, hoặc ở các điều khoản trong các luật liên quan. Điều này làm hạn chế các nỗ lực thu hẹp khoảng cách giới ở Việt Nam.
11. BĐG được coi là nhiệm vụ của Hội LHPN và Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, và vì thế BĐG được quan niệm là về sự tiến bộ của phụ nữ. Hệ quả là, một số sáng kiến BĐG chỉ tập trung vào thúc đẩy quyền của phụ nữ, bỏ qua các vấn đề giới khác tác động đến nam giới và trẻ em trai.
12. Nguồn lực con người và tài chính ít ỏi dành cho công tác BĐG dẫn đến hậu quả làm hạn chế các hoạt động BĐG ở Trung ương và địa phương. Trừ lĩnh vực thông tin, giáo dục, truyền thông, số lượng hoạt động vì BĐG còn ở mức khiêm tốn và chưa tương xứng với những vấn đề BĐG cần giải quyết.
13. Các biện pháp đặc biệt (tỷ lệ phụ nữ) liên quan đến phụ nữ trong lĩnh vực chính trị và quản lý nhà nước chưa mang lại kết quả mong muốn. Tác động thực tế của các biện pháp đặc biệt khác như các biện pháp khuyến khích về kinh tế dành cho người sử dụng lao động vẫn chưa rõ. Về sự tham gia của phụ nữ trong chính trị và giữ các chức danh quản lý nhà nước, các ĐBQH đã đề nghị cần có những biện pháp như bổ sung, ví dụ như tập huấn về tham chính và quản lý, cũng như sửa đổi tuổi nghỉ hưu của phụ nữ trong khu vực công nhằm bảo đảm rằng các biện pháp đặc biệt đạt được kết quả mong muốn. Đặc biệt, cơ cấu ứng cử viên và việc bố trí khu vực bầu cử của các ứng cử viên nhằm bảo đảm một ứng cử viên có cơ hội thắng cử cao hơn cũng là rào cản đối với các nữ ứng cử viên. Bên cạnh đó, thống kê cho thấy, cơ hội trúng cử của các nữ ứng cử viên còn phụ thuộc vào số lượng của họ và vào việc họ được Trung ương hay địa phương giới thiệu, hoặc còn phụ thuộc vào cử tri có ưu tiên nhóm ứng viên đó hay không.
Những kiến nghị được đề xuất
Sửa đổi, bổ sung các luật
Cân nhắc sửa đổi, bổ sung Luật Bình đẳng giới
i. Mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật tới “mọi mặt của đời sống”. Ngoài 8 lĩnh vực đã được quy định, Luật BĐG cần điều chỉnh cả các lĩnh vực khác như tư pháp, môi trường, quốc phòng và an ninh, tôn giáo và mọi lĩnh vực khác.
ii. Định nghĩa các thuật ngữ về BĐG theo các thuật ngữ nêu trong các Khuyến nghị chung của Ủy ban CEDAW (định nghĩa giới, bản dạng giới, phân biệt đối xử trực tiếp, gián tiếp, bạo lực trên cơ sở giới, quấy rối tình dục v.v…).
iii. Thừa nhận và quy định rõ về phân biệt đối xử gián tiếp. Việc thiếu kiến thức chuyên môn về bình đẳng và thiếu hiểu biết về phân biệt đối xử sẽ dẫn tới việc hiểu không đúng rằng các chính sách, luật pháp và kế hoạch trung tính về giới sẽ không có vấn đề phân biệt đối xử. Nếu như mọi hình thức phân biệt đối xử được đưa vào luật, kể cả phân biệt đối xử gián tiếp, thì điều khoản liên quan tới phân biệt đối xử trên cơ sở giới sẽ đáp ứng các chuẩn mực quốc tế và cũng sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho công tác LGG vào các chính sách và luật pháp trung tính về giới.
iv. Xác định các hành vi bị cấm và làm rõ các chế tài đối với các hành vi bị cấm. Xác định rõ hơn trách nhiệm liên quan đến tiếp nhận, xử lý khiếu nại về phân biệt đối xử trên cơ sở giới. Cần khắc phục sự chồng chéo về trách nhiệm quản lý nhà nước về BĐG.
v. Xác định các hành vi có hại dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới, như coi trọng con trai, lựa chọn giới tính khi sinh do định kiến giới, quấy rối tình dục, tảo hôn hay hôn nhân cưỡng bức.
vi. Bảo đảm tính nhất quán giữa Luật BĐG và Luật Ban hành VBQPPL trên phương diện LGG. Quy định về LGG và đánh giá tác động giới đối với các chính sách và kế hoạch khác của quốc gia, ở cấp Trung ương, cũng như đối với VBQPPL của chính quyền địa phương trong Luật BĐG.
vii. Sửa đổi, bổ sung các nghị định, thông tư hiện nay liên quan đến quản lý nhà nước trong việc phân bổ ngân sách, LGG trong VBQPPL, xử lý hành chính các vi phạm về BĐG.
viii. Tăng mức xử phạt tiền đối với các vi phạm liên quan đến BĐG; cân nhắc áp dụng các chế tài hình sự hoặc hành chính đối với các hành vi có hại như phá thai do lựa chọn giới tính và cưỡng ép hôn nhân. Điều này sẽ tạo cơ sở pháp lý đủ mạnh để các VBQPPL khác tăng mức hình phạt đối với phân biệt đối xử về giới.
Sửa đổi, bổ sung pháp luật quốc gia
Cân nhắc sửa đổi, bổ sung các Luật khác như sau:
ix. Rà soát, sửa đổi các luật có những bất cập về giới cũng như những khó khăn đã phân tích.
Quy định rõ ràng, cụ thể về BĐG như là một nguyên tắc bắt buộc trong Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương nhằm bảo đảm LGG trong hoạt động của Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội, HĐND và UBND.
xi. Xây dựng các chính sách về các biện pháp đặc biệt dành cho các nhóm phụ nữ đang phải đối mặt với các hình thức phân biệt đối xử đa tầng, đan xen như lao động nữ di cư, phụ nữ khuyết tật, vùng sâu vùng xa, đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.
xii. Sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL cho thống nhất với Luật BĐG. Quy định LGG là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các dự án, dự thảo VBQPPL, cho dù văn bản đó có tập trung vào các vấn đề giới hay không.
Quản lý nhà nước
BĐG thực chất có thể được thúc đẩy hơn nữa thông qua các biện pháp cải tiến cơ cấu tổ chức, hoạt động của Chính phủ ở cả cấp Trung ương và địa phương với các biện pháp như đề xuất dưới đây.
xiii. Trong tương lai thành lập một cơ quan ngang bộ về BĐG hoặc quyền bình đẳng nói chung để đảm bảo BĐG được ưu tiên trong các mục tiêu chính trị và phân bổ nguồn lực tài chính
xiv. Quy định chức năng, nhiệm vụ về BĐG đối với tất cả các vụ chuyên môn của từng Bộ và các đơn vị thuộc chính quyền địa phương nhằm bảo đảm BĐG được lồng ghép vào công tác chuyên môn của các cơ quan nhà nước.
xvi. Thay đổi Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ thành Ủy ban quốc gia liên ngành về BĐG; thay đổi các Ban VSTBPN thành Ban BĐG ở cấp Trung ương và địa phương.
xvii.Tăng cường các chương trình phát triển năng lực chuyên môn về BĐG để khắc phục các khoảng trống kiến thức về giới. Ưu tiên tập huấn BĐG cho các cán bộ của cơ quan quản lý nhà nước ở mọi cấp. Hoạt động tập huấn cần có các nội dung như bình đẳng thực chất; phân biệt đối xử gián tiếp; các hình thức phân biệt đối xử đan xen, liên lĩnh vực; các kỹ năng như phân tích giới.
xviii. Tăng cường thanh tra và xử phạt ở các lĩnh vực cần được ưu tiên, ví dụ như phá thai do lựa chọn giới tính (phối hợp với Bộ Y tế); các doanh nghiệp được báo cáo là có thông lệ phân biệt đối xử trong tuyển dụng nhân công. xix. Trong khuôn khổ Thanh tra Bộ LĐTBXH, hoàn thiện hệ thống tiếp nhận và xử lý khiếu nại hiệu quả hơn về phân biệt đối xử trên cơ sở giới nhằm tăng cường áp dụng các quy định của Nghị định
xx. Bảo đảm Chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn mới có các số liệu được thống kê một cách đầy đủ theo các chỉ số và chỉ tiêu thực tế, có thể đo đếm được. Kết nối dữ liệu liên quan tới các chỉ số đã được tách biệt giới tính và giới với các dữ liệu của các Bộ ngành Trung ương và bộ chỉ tiêu giới do Tổng cục Thống kê phụ trách. xxi. Ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về phân bổ kinh phí dành cho các hoạt động BĐG để các Bộ, ngành và chính quyền địa phương có căn cứ bảo vệ các khoản chi theo dự toán theo quy định phân cấp quản lý NSNN hiện nay.
Lồng ghép giới
xxii.Tăng cường LGG trong tất cả các chính sách công, pháp luật và chương trình bằng cách:
Tăng cường tập huấn về phân tích giới, đặc biệt là về phân biệt đối xử gián tiếp và đánh giá tác động giới. Điều này đặc biệt quan trọng đối với Vụ/Phòng pháp chế ở các Bộ, HĐND và UBND các cấp.
Đầu tư nhiều nguồn lực hơn cho LGG trong xây dựng, thẩm định, thẩm tra, thảo luận, thông qua các dự án, dự thảo trình Quốc hội, và các dự thảo nghị quyết trình HĐND.
Lồng ghép các vấn đề BĐG trong quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước hoặc ở địa phương, bao gồm việc phân tích khi lập dự toán và phân bổ ngân sách nhà nước.
Đưa các chỉ số BĐG vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm của Quốc hội và HĐND.
Các sáng kiến thúc đẩy bình đẳng giới
xxiii. Tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu về hiệu quả của các biện pháp đặc biệt trong các lĩnh vực chính trị và kinh tế nhằm mục đích điều chỉnh các biện pháp đó.
xxiv. Chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn hay về sự tham gia của phụ nữ trong chính trị.
xxvi. Rà soát lại các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm bảo đảm những thông điệp thúc đẩy BĐG thông qua thay đổi thái độ và hành động. Thiết kế các hoạt động thông tin, truyền thông phù hợp với văn hóa và hướng tới các nhóm có ảnh hưởng (cán bộ nhà nước; báo giới; lãnh đạo cộng đồng và giáo viên) và hướng tới các nhóm thụ hưởng quyền.
Xóa bỏ các thông điệp có thể làm trầm trọng thêm khuôn mẫu giới, đặc biệt là các thông điệp duy trì vai trò truyền thống của phụ nữ ở nhà và nơi làm việc.
Nâng cao nhận thức của phụ nữ về quyền bình đẳng của mình và những cơ chế như khiếu nại mà phụ nữ có thể tiếp cận để thực thi quyền.
Thu hút sự tham gia của nam giới nói chung và các lãnh đạo nam giới trong các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm khuyến khích chia sẻ trách nhiệm ở nhà và đổi mới thái độ hành vi trong truyền thống gia đình.
Giám sát thực hiện Luật Bình đẳng giới
xxvii. Tiến hành giám sát chuyên đề đánh giá tình hình BĐG; tổ chức các phiên giải trình về những nội dung cấp bách về BĐG. Các Ủy ban khác của Quốc hội có thể tiến hành giám sát chuyên đề về các vấn đề BĐG thuộc phạm vi thẩm quyền của mình. Các Đoàn đại biểu Quốc hội ở các tỉnh có thể chọn một số nội dung về BĐG nổi bật ở tỉnh mình để tiến hành giám sát chuyên đề. Cần phổ biến rộng rãi kết quả của các cuộc giám sát về BĐG.
xxviii. HĐND, Thường trực HĐND, các Ban thường trực của HĐND tăng cường tổ chức các Đoàn giám sát về tình hình thực hiện pháp luật BĐG. Thường trực HĐND có thể tổ chức các phiên giải trình để yêu cầu các cơ quan, ban ngành ở địa phương báo cáo về tình hình thực hiện Luật BĐG.
Lê Nhung
(Tổng hợp từ Báo cáo rà soát độc lập 10 năm thực hiện Luật bình đẳng giới của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam thực hiện).
Theo Tạp chí Tri thức Xanh - Số: 72 - 21
Tin tức liên quan
- Quyết tâm loại bỏ cán bộ tha hóa, biến chất, bội ước với Đảng, với Nhân dân (03:06 18/04/2023)
- Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong xét xử vụ án hành chính ở Việt Nam (08:58 07/03/2023)
- Quan điểm Hồ Chí Minh về văn hóa năm 1943-nhìn từ hôm nay (02:12 28/02/2023)
- Ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (04:16 03/02/2023)
- Ra mắt bộ sách thường thức chính trị (04:10 03/02/2023)