Cấp xã giao đất rừng và trồng cây lâm nghiệp thời hạn 50 năm (?)
Hiện trạng diện tích giao khoán cho thuê trồng cây lâm nghiệp được chuyển đổi mục đích và xây tường bao cao trên 3 m.
Xét đơn đề nghị của gia đình ông Trần Viết Viên và ông Trần Viết Biên thuộc khu 10, thôn Kim Bí. Ngày 24 tháng 3 năm 2005: Đại diện Bên giao khoán (bên A) gồm ông Khuất Duy Kính - Chủ tịch UBND xã và bà Đỗ Thị Huệ, cán bộ tài chính kế toán; ông Đỗ Đạo Mạch, cán bộ địa chính xã. Bên nhận khoán (bên B) gồm ông Trần Viết Viên, xã viên khu 10, thôn Kim Bí và ông Trần Viết Biên, địa chỉ khu 10, thôn Kim Bí. Sau khi khảo sát, đo đạc thực tế địa hình khu đất đồi Tát Chua, 2 bên cùng nhau xây dựng kế hoạch và thỏa thuận trồng cây lâm nghiệp trên đồi Tát Chua như sau: Địa điểm đồi Tát Chua thuộc tờ bản đồ số 08; thửa bản đồ số 174a; tổng diện tích 10.583m2. Thời gian thực hiện giao khoán từ ngày 24/3/2005 đến ngày 24/3/2054. Phương thức giao khoán và thanh toán bằng số lượng cây trồng cho 01 ha là 2.500 cây. Số cây trả cho bên nhận khoán 60%; số cây bên giao khoán được hưởng 40% và cứ 10 năm khai thác sản phẩm 01 lần. Đối với người nhận khoán phải nộp số tiền giao khoán làm 5 đợt (4.400 cây x 15.000đ = 66.000.000đ; Trong đó trách nhiệm của bên giao khoán giao diện tích và mốc giới cụ thể cho bên nhận khoán. Khi khai thác cây phải chịu thuế khai thác tài nguyên với Nhà nước. Bên nhận khoán tự túc toàn bộ giống vốn vật tư và mọi điều kiện khác để thực hiện hợp đồng. Trường hợp nếu bị thiên tai, hoả hoạn không mong muốn thì hai bên gặp nhau cùng giải quyết. Được quyền chuyển nhượng cho người khác khi không có nhu cầu thực hiện hợp đồng nhưng phải thông qua UBND xã. Chính vì dựa vào các điều khoản của Hợp đồng giao đất từ năm 2005, có ghi: “Được quyền chuyển nhượng cho người khác khi không có nhu cầu thực hiện hợp đồng nhưng phải thông qua UBND xã”.
Theo phản ánh của người dân, từ năm 2018, ông Trần Viết Viên đã chuyển nhượng thửa đất 50 năm thuê của UBND xã Tiên Phong trồng rừng và cây lâm nghiệp cho anh Luân (người xã Chu Minh) trên địa bàn huyện Ba Vì. Nhưng mãi đến năm 2020 mới chính thức được ông Đỗ Đình Trưởng - Chủ tịch UBND xã Tiên Phong xác nhận hợp thức cho anh Luân tái sử dụng toàn bộ thời gian còn lại của thửa đất đến năm 2054.
Hình ảnh nhìn từ bên ngoài khu đất có nhà kiên cố và bãi đất trống của đồi keo đã bị đốn hạ.
Tìm hiểu vấn đề bức xúc của người dân thông qua một số cán bộ làm việc tại UBND xã Tiên Phong (xin dấu tên) cho biết: Việc chuyển nhượng hợp đồng cho người địa phương khác là trái với những quy định về quản lý đất đai tại địa phương. Đối tượng cho dù là người địa phương (cùng xã hay khác xã) nhưng nếu nhận chuyển nhượng (thuê lại mặt bằng) có thời gian sử dụng 50 năm nhưng lại sử dụng sai mục đích (khai thác trái phép đất, làm thay đổi hiện trạng tài nguyên đất) thì lại không thể chấp nhận được. Ý kiến của người dân và công luận, chúng tôi xin chuyển đến các ban ngành chức năng của huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội. Đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc xác minh việc thời hạn cho thuê đất của UBND xã và người sử dụng đất theo đúng quy định và kiên quyết xử lý những sai phạm nếu có.
Thanh Bình
Theo Tạp chí Tri thức Xanh - Số 29 - 20
Tin tức liên quan
- Một số luật có hiệu lực thi hành từ năm 2024 (09:11 22/12/2023)
- Luật Cảnh sát biển Việt Nam từng bước đi vào đời sống thực tiễn (12:08 18/06/2022)
- Những nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (kỳ 2) (09:12 13/06/2022)
- Từng bước bổ sung, hoàn thiện Luật Khoáng sản sửa đổi (03:01 06/06/2022)
- Tính cấp thiết của việc xây dựng dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở (11:44 06/06/2022)