TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ sáu, 29/03/2024

Flc Green Apartment và quá trình chuyển đổi bãi đỗ xe thành khu dân cư (kỳ 2)

20:18 12/03/2021
Logo header “Hô biến” đất công cộng đô thị thành căn hộ lưu trú, căn hộ chung cư – Hàng trăm hộ gia đình đang đứng trước nguy cơ không được tiếp cận dịch vụ xã hội?

Như đã thông tin tại kỳ trước, Dự án Tòa nhà thương mại, dịch vụ đỗ xe và cây xanh tại số 18A đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm (hay còn gọi là FLC Green Apartment) do Công ty TNHH Đầu tư tài chính và quản lý tài sản RTS (công ty con có liên quan đến Tập đoàn FLC) làm chủ đầu tư đã và đang hiện hữu nhiều bất cập về công tác quản lý trật tự xây dựng, đất đai, môi trường.

Theo như tài liệu Tri thức Xanh thu thập được, ngày 21/9/2011, UBND Thành phố Hà Nội có Quyết định số 4413/QĐ-UBND về việc thu hồi và giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính và địa ốc FLC 4.590m2 đất tại xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm để thực hiện Dự án xây dựng Bãi đỗ xe, cây xanh theo Giấy chứng nhận đầu tư số 01121000381 ngày 29/01/2010.

Đến ngày 02/12/2015, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6631/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị H2-2, trong đó khu đất thực hiện Dự án FLC Green Apartment thuộc ô quy hoạch có ký hiện K1-5, chức năng công cộng đô thị, bãi đỗ xe. Các chỉ tiêu quy hoạch: mật độ xây dựng tối đa 50%, chiều cao tối đa 40 tầng.

Ngày 06/01/2017, UBND Thành phố Hà Nội có Quyết định số 161/QĐ-UBND về việc cho phép Công ty RTS chuyển mục đích sử dụng 4.590m2 đất tại số 18A đường Phạm Hùng quận Nam Từ Liêm để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Tòa nhà thương mại, dịch vụ đỗ xe và cây xanh.

Ngày 17/01/2017, Sở Xây dựng Hà Nội cấp Giấy phép xây dựng số 05/GPXD cho Công ty RTS được phép xây dựng công trình Tòa nhà thương mại dịch vụ đỗ xe và cây xanh (theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được Cục quản lý hoạt động xây dựng – Bộ Xây dựng đóng dấu thẩm định kèm theo văn bản số 911/HĐXD-QLTK ngày 05/10/2016). Trong đó, Giấy phép xây dựng được cấp để xây dựng công trình: “Tòa nhà thương mại dịch vụ đỗ xe và cây xanh”.

Ngày 14/9/2017, UBND thành phố Hà Nội tiếp tục có Quyết định số 6397/QĐ-UBND điều chỉnh hình thức sử dụng đất nêu tại Điều 1 của Quyết định số 161/QĐ-UBND ngày 06/11/2017, trong đó cho phép điều chỉnh hình thức sử dụng đất sang “Nộp tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, thời gian thuê đất kể từ ngày 06/01/2017 đến hết thời hạn của Dự án đầu tư”.

Kết quả rà soát và phân tích cho thấy, tại Quyết định số 6631/QĐ-UBND ngày 02/12/2015 của UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị H2-2, khu đất thực hiện Dự án FLC Green Apartment có chức năng công cộng đô thị, bãi đỗ xe. Tuy nhiên, trải qua một số lần “hô biến”, từ đất công cộng đô thị với mục đích xây bãi đỗ xe để giải quyết tình trạng thiếu chỗ gửi, đỗ xe trên địa bàn thành phố Hà Nội và giảm áp lực lên cơ sở hạ tầng, khu đất vàng tại 18A Phạm Hùng đã biến tướng thành một khu dân cư trái quy hoạch.

Như đã thông tin tại kỳ trước, Dự án Tòa nhà thương mại, dịch vụ đỗ xe và cây xanh tại số 18A đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm (hay còn gọi là FLC Green Apartment) do Công ty TNHH Đầu tư tài chính và quản lý tài sản RTS (công ty con có liên quan đến Tập đoàn FLC) làm chủ đầu tư đã và đang hiện hữu nhiều bất cập về công tác quản lý trật tự xây dựng, đất đai, môi trường.

Theo như tài liệu Tri thức Xanh thu thập được, ngày 21/9/2011, UBND Thành phố Hà Nội có Quyết định số 4413/QĐ-UBND về việc thu hồi và giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính và địa ốc FLC 4.590m2 đất tại xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm để thực hiện Dự án xây dựng Bãi đỗ xe, cây xanh theo Giấy chứng nhận đầu tư số 01121000381 ngày 29/01/2010.

Đến ngày 02/12/2015, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6631/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị H2-2, trong đó khu đất thực hiện Dự án FLC Green Apartment thuộc ô quy hoạch có ký hiện K1-5, chức năng công cộng đô thị, bãi đỗ xe. Các chỉ tiêu quy hoạch: mật độ xây dựng tối đa 50%, chiều cao tối đa 40 tầng.

Ngày 06/01/2017, UBND Thành phố Hà Nội có Quyết định số 161/QĐ-UBND về việc cho phép Công ty RTS chuyển mục đích sử dụng 4.590m2 đất tại số 18A đường Phạm Hùng quận Nam Từ Liêm để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Tòa nhà thương mại, dịch vụ đỗ xe và cây xanh.

Ngày 17/01/2017, Sở Xây dựng Hà Nội cấp Giấy phép xây dựng số 05/GPXD cho Công ty RTS được phép xây dựng công trình Tòa nhà thương mại dịch vụ đỗ xe và cây xanh (theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được Cục quản lý hoạt động xây dựng – Bộ Xây dựng đóng dấu thẩm định kèm theo văn bản số 911/HĐXD-QLTK ngày 05/10/2016). Trong đó, Giấy phép xây dựng được cấp để xây dựng công trình: “Tòa nhà thương mại dịch vụ đỗ xe và cây xanh”.

Ngày 14/9/2017, UBND thành phố Hà Nội tiếp tục có Quyết định số 6397/QĐ-UBND điều chỉnh hình thức sử dụng đất nêu tại Điều 1 của Quyết định số 161/QĐ-UBND ngày 06/11/2017, trong đó cho phép điều chỉnh hình thức sử dụng đất sang “Nộp tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, thời gian thuê đất kể từ ngày 06/01/2017 đến hết thời hạn của Dự án đầu tư”.

Kết quả rà soát và phân tích cho thấy, tại Quyết định số 6631/QĐ-UBND ngày 02/12/2015 của UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị H2-2, khu đất thực hiện Dự án FLC Green Apartment có chức năng công cộng đô thị, bãi đỗ xe. Tuy nhiên, trải qua một số lần “hô biến”, từ đất công cộng đô thị với mục đích xây bãi đỗ xe để giải quyết tình trạng thiếu chỗ gửi, đỗ xe trên địa bàn thành phố Hà Nội và giảm áp lực lên cơ sở hạ tầng, khu đất vàng tại 18A Phạm Hùng đã biến tướng thành một khu dân cư trái quy hoạch.

Vậy, nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ đâu?

Quy hoạch là như vậy, nhưng đến ngày 08/11/2016, UBND thành phố Hà Nội lại ban hành Quyết định số 6170/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương cho Công ty RTS thực hiện dự án Tòa nhà thương mại, dịch vụ bãi đỗ xe và cây xanh; ngày 06/11/2017, UBND thành phố Hà Nội tiếp tục ban hành Quyết định số 161/QĐ-UBND cho phép Công ty TNHH Đầu tư tài chính và quản lý tài sản RTS chuyển mục đích sử dụng 4.590m2 đất tại số 18A đường Phạm Hùng quận Nam Từ Liêm để thực hiện dự án đầu tư xây dựng “Tòa nhà thương mại, dịch vụ bãi đỗ xe và cây xanh”. Tuy nhiên trong các quyết định này, Dự án lại xuất hiện thêm chức năng “căn hộ lưu trú ngắn hạn”. Đây có thể là điển hình cho cách làm “quy hoạch một đường”“tên dự án một nơi”, và “chức năng công trình một nẻo”.

Phát sinh nhiều hệ lụy khó kiểm soát!

Theo khảo sát của phóng viên, hiện nay các căn hộ đều được người dân sử dụng để ở, có đăng ký tạm trú, hồ sơ cấp điện, cấp nước và vận hành như một khu chung cư. Đất được Nhà nước giao để thực hiện mục tiêu công cộng, nhưng sau đó lại được RTS tư nhân hóa một cách triệt để, hình thành đơn vị ở dưới hình thức căn hộ lưu trú ngắn hạn nhưng lại chuyển nhượng 50 năm?! Việc cho phép cư dân cư trú dưới dạng căn hộ trái với quy hoạch phân khu đô thị H2-2 liệu có đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, giao thông, hạ tầng xã hội, giáo dục, y tế, văn hóa giải trí cho dân cư?

Bên cạnh đó, có một hệ lụy khác cần làm rõ là có hay không việc chủ đầu tư – Công ty RTS đã ký hợp đồng mua bán các căn hộ với thời hạn 50 năm? FLC nói chung và RTS nói riêng đã ký bao nhiêu hợp đồng và thu về bao nhiêu tiền từ việc bán căn hộ xây dựng trên đất bãi đỗ xe? Tại sao RTS đã thu tiền của người mua căn hộ nhưng vẫn nợ ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng tiền sử dụng đất như Công văn số 25461/CT-TTHT ngày 21/4/2020 của Cục thuế thành phố Hà Nội đã khẳng định? Các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng từ các hoạt động này đang được kê khai và nộp như thế nào? Liệu các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội và quận Nam Từ Liêm có nắm được những bất cập kể trên hay không? Thiết nghĩ đã đến lúc các cơ quan chức năng, cơ quan điều tra phải vào cuộc xác minh để làm sáng tỏ các nghi vấn kể trên.

Như vậy, sau 10 năm, từ 4.590m2 đất được quy hoạch và giao để xây dựng Bãi đỗ xe, cây xanh, khu đất 18A Phạm Hùng đã được “hô biến” trở thành một khu dân cư gây sức ép ngày càng nặng nề lên cơ sở hạ tầng vốn đã quá tải ở trung tâm quận Nam Từ Liêm. Trong khuôn khổ Chuyên đề “Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương trong công tác quản lý trật tự xây dựng, đất đai, môi trường”, nhóm tác giả sẽ tiếp tục phân tích cụ thể những dấu hiệu sai phạm và bất cập tại Dự án này, đồng thời kiến nghị cụ thể với cấp có thẩm quyền, làm rõ lộ trình pháp lý để xử lý những sai phạm của chủ đầu tư và cơ quan quản lý, góp phần khẳng định sự nghiêm minh của pháp luật.

                                                                             Nhóm Phóng viên điều tra.

Theo Tạp chí Tri thức Xanh - Số 52 - 21

Bình luận: 0