TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ bảy, 20/04/2024

Luật Cư trú 2020 - bảo đảm tốt hơn nữa quyền tự do cư trú của công dân

14:14 01/07/2021
Logo header Quyền cư trú của công dân là quyền cơ bản, thiết yếu của con người luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và bảo đảm, tạo điều kiện thuận lợi để mọi công dân thực hiện quyền cư trú theo đúng yêu cầu, nguyện vọng của mình một cách tốt nhất. Ngày 13/11/2020, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Cư trú 2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021.

Cư trú và quản lý cư trú là  một trong những vấn đề quan trọng đối với đời sống xã hội và có  lịch sử  hình  thành, phát triển gắn liền  với  hoạt  động Quản lý  Nhà nước. Quản lý về cư trú rất đa dạng, phức tạp, bao gồm nhiều vấn đề  như hộ khẩu hộ  tịch với các hình thức thường  trú, tạm trú, tạm vắng và gắn liền với quyền tự do đi lại của  người dân. Từ năm 1992, Hiến pháp đã quy định “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật.”. Điều  đó thể hiện sự nhất  quán của  Đảng, Nhà nước đối với quyền con người nói chung và quyền tự do cư trú của công dân nói  riêng.  Quyền này luôn được Nhà nước tôn trọng và luôn được hoàn thiện trong hệ thống pháp luật, thông qua các cơ chế pháp  lý để công dân thực hiện quyền cư  trú của mình. Nhà nước chỉ hạn chế các quyền này trong trường  hợp cần thiết và trên cơ sở quy  định của pháp  luật.

Luật Cư trú năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú năm 2013 được ban hành đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác lập pháp của Nhà nước ta, góp phần từng bước hoàn thiện quy định của pháp luật về cư trú, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, yêu cầu quản lý dân cư, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phục vụ có hiệu quả việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ. Trên cơ sở các quy định của pháp luật về cư trú, tổ chức bộ máy cơ quan đăng ký, quản lý cư trú của lực lượng Công an nhân dân được củng cố, kiện toàn với đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường; cơ sở dữ liệu về cư trú với hệ thống tàng thư hồ sơ hộ khẩu đã và đang đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác quản lý nhà nước về cư trú.    Trong điều kiện hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với  cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, yêu cầu đặt ra là phải hiện đại hóa công tác quản lý cư trú theo hướng ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, phù hợp với xu hướng của các nước trên thế giới. Những năm trước đây, khoa học, công nghệ trong đăng ký, quản lý cư trú ở nước ta còn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của công dân, chưa bảo đảm phục vụ tốt yêu cầu quản lý dân cư và hội nhập quốc tế tuy có nhiều cố gắng cải tiến, sắp xếp hợp lý hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân; do đó, cần quy định việc đăng ký, quản lý cư trú theo hướng ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến để vừa quản lý chặt chẽ dân cư, vừa góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ cho công dân và từng bước thực hiện Chính phủ điện tử. Ngoài ra, tình hình an ninh, chính trị thế giới, khu vực có những diễn biến phức tạp, khó lường. Trong và ngoài nước, các thế lực thù địch vẫn còn gây sức ép với Việt Nam về vấn đề dân chủ, nhân quyền, công khai tiếp xúc, hỗ trợ số đối tượng chống đối, thực hiện các hoạt động thâm nhập, tác động chuyển hóa nội bộ, tuyên truyền chống Việt Nam, kích động gây rối, bạo loạn nhằm gây mất ổn định chính trị - xã hội ở nước ta. Bên cạnh đó, tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp: Các loại tội phạm có tổ chức hoạt động theo kiểu xã hội đen, giết người, đánh bạc, buôn lậu, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mua bán người, chống người thi hành công vụ, mua bán trái phép chất ma túy, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm do người chưa thành niên thực hiện… còn xảy ra ở nhiều nơi, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe con người, gây lo lắng trong Nhân dân. Với tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp thì việc quản lý dữ liệu  của công dân là  một điều vô cùng quan trọng, đóng vai trò rất lớn trong việc hạn chế dịch bệnh lây lan mạnh như hiện nay. Trước tình hình đó, nhiệm vụ tăng  cường quản lý cư trú, quản lý dân cư góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả  quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự trong  tình hình mới là rất cấp thiết.

Với mục đích đảm bảo sự đồng bộ, thống  nhất trong hệ thống pháp luật quy định về các giấy tờ của công dân, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa xã hội  của đất nước. Tạo khuôn khổ pháp lý hữu hiệu để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về Việt Nam sinh sống, làm ăn; trình tự, thủ tục đăng ký đơn giản, thuận tiện, kịp thời, công khai, minh bạch, không gây phiền hà, tiêu cực; đồng thời, bảo đảm cho công tác đăng ký, quản lý cư trú có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về cư trú bảo đảm phù hợp với chủ trương cải cách hành chính và tiến trình hội nhập, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Ngày 13/11/2020, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật  Cư trú 2020, có hiệu  lực thi  hành từ ngày 01/7/2021. Luật Cư trú năm 2020 gồm 07 chương, 38 điều, trong đó có một số nội dung mới, sửa đổi, bổ sung so với Luật Cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013).  Luật Cư trú năm 2020 cơ bản kế thừa quy định của Luật hiện hành, đồng thời bổ sung 02 điều quy định về giải thích từ ngữ; việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân và bổ sung một số hành vi bị nghiêm cấm phù hợp với phương thức quản lý cư trú mới. Theo đó, Luật Cư trú năm 2020 cơ bản kế thừa quy định của Luật hiện hành, đồng thời sửa đổi, bãi bỏ và làm rõ hơn các quy định trước đây nhằm bảo đảm tốt hơn nữa quyền tự do cư trú của công dân; góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trong tình hình mới; thực hiện việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến công tác đăng ký, quản lý cư trú; đáp ứng yêu cầu ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý cư trú mà trọng tâm là xây dựng, quản lý cư trú qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Luật Cư trú năm 2020 gồm 07 chương 38 điều, quy định về việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; việc đăng ký, quản lý cư trú; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân, cơ quan, tổ chức về đăng ký, quản lý cư trú. Đối với các hành vi bị nghiêm cấm về cư trú, Luật Cư trú năm 2020 đã bổ sung những quy định như: Không tiếp nhận, trì hoãn việc tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, thông tin đăng ký cư trú hoặc có hành vi nhũng nhiễu khác; không thực hiện, thực hiện không đúng thời hạn đăng ký cư trú cho công dân khi hồ sơ đủ điều kiện đăng ký cư trú; xóa đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú trái với quy định của pháp luật. Làm giả giấy tờ, tài liệu, dữ liệu về cư trú; sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú; cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu sai sự thật về cư trú; khai man điều kiện, giả mạo hồ sơ, giấy tờ, tài liệu để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú; mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cổ, hủy hoại giấy tờ, tài liệu về cư trú. Truy nhập, khai thác, hủy hoại, làm cản trở, gián đoạn hoạt động, thay đổi, xóa, phát tán, cung cấp trái phép thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú... Đáng chú ý, Điều 23 Luật Cư trú năm 2020 quy định 05 địa điểm không được đăng ký thường trú mới, gồm: Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật. Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, kể từ ngày Luật Cư trú năm 2020 có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31/12/2022. Trường hợp thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú. Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký, khai báo về cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.

Luật cũng yêu cầu Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan khác có liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành có nội dung quy định liên quan đến sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc có yêu cầu xuất trình giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Luật này, hạn chế việc sử dụng thông tin về nơi cư trú là điều kiện để thực hiện các thủ tục hành chính.

Tiến Đạt

Theo Tạp chí Tri thức Xanh - Số 68 -21

Bình luận: 0