TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
chủ nhật, 24/11/2024

Ủy ban Tư pháp Quốc hội đã có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Trưởng VKS nhân dân Tối cao xem xét, giải quyết việc của Công ty TNHH điện Thành An

06:42 27/08/2020
Logo header Chung tiền để “mua đất” giá rẻ không xong, người em rể đã âm thầm lập mưu rồi đệ đơn ra tòa đòi hưởng một phần ba công ty do ông Thúy làm giám đốc sau khi đã nhận lại số tiền lớn hơn gấp 4 lần khoản tiền đã đưa. Doanh nghiệp này là đứa con tinh thần của người cựu chiến binh dày công gây dựng sau gần 30 năm rời quân ngũ để trở về đời thường làm kinh tế giúp gia đình, đóng góp cùng xã hội.

Cho rằng bản án sơ thẩm và phúc thẩm do Tòa án Nhân dân TP Hà Nội và Tòa cấp cao khu vực Hà Nội tuyên không đúng với bản chất, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty TNHH điện Thành An nên ông Nguyễn Văn Thúy – Người đại diện Công ty theo pháp luật đã gửi đơn tới các cơ quan chức năng để khiếu nại bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 49/2019/KDTM-ST ngày 11/11/2019 của Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội và bản án phúc thẩm số 15/2020/KDTM-PT ngày 10/7/2010 của Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội. Ngày 18/8/2020, Ủy ban Tư pháp Quốc hội đã có văn bản gửi Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao đề nghị xem xét, giải quyết theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật.

Văn bản số 2646 của Ủy Ban Tư pháp Quốc hội

Từ một ham muốn không chính đáng

Ông Nguyễn Văn Thúy (70 tuổi, ở Hoàng Mai - Hà Nội) cho biết: “Sau hàng chục năm phục vụ trong quân đội, hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương, năm 1990, ông bước vào kinh doanh lĩnh vực thiết bị điện. Từ một hộ kinh doanh cá thể chuyển qua hợp tác xã cho đến khi thành lập Công ty Xây lắp và Thiết bị điện Thành An vào năm 2001 (nay là Công ty TNHH Điện Thành An, ban đầu có vốn điều lệ là 1 tỷ đồng, năm 2006 tăng vốn lên 6 tỷ đồng do ông Thúy và thành viên duy nhất còn lại là ông Vũ). Trong khoảng thời gian năm 2001 đến 2003, biết ông Thúy đang lập dự án xin giao đất trả tiền một lần tại tỉnh Hưng Yên nên ông Trần Mạnh Hùng (là em vợ ông Thúy, đang làm ăn tại nước ngoài) bằng nhiều hình thức đã chuyển tiền cho ông Thúy với mong muốn sẽ được chia một phần khu đất. Thế nhưng, dự định không thành vì năm 2004, tỉnh Hưng Yên có quyết định cho thuê đất 35 năm và trả tiền hàng năm. Ông Hùng không yêu cầu chia đất nữa, không lấy lại tiền mà bảo: “Anh cứ giữ lấy mà kinh doanh rồi chia lãi cho em!”. Trong suốt hơn chục năm sau, mỗi khi có dịp thì ông lại chuyển một chút tiền cho ông Hùng, cho dù làm ăn có “lúc nọ, lúc kia”. Một chút tiền đó là… 11 tỷ đồng, tức là gấp hơn 4 lần số tiền ông Hùng đã chuyển cho ông. Mẫu chốt của những rắc rối sau này ông và Công ty Thành An vướng vào (khi ra tòa ông Thúy mới biết đó là văn bản có nội dung thể hiện ông Hùng là thành viên công ty Thành An - PV) đó là: Năm 2017, ông Hùng nhờ ông Thúy xác nhận vào một “tờ giấy” đã đánh máy sẵn và nói là để chứng minh tài chính giúp “các cháu làm thủ tục đi du học ở Úc”. Không nghi ngờ gì, ông đã ký tên mình (không đóng dấu công ty)".

Năm 2018, công ty Thành An lúc này đã lớn mạnh, ông Hùng có đề nghị bằng miệng được tham gia là thành viên Công ty Điện Thành An nhưng ông Thúy không đồng ý. Yêu sách không được đáp ứng, ngày 2/2/2019, ông Hùng khởi kiện Công ty Thành An ra Tòa án nhân dân TP Hà Nội yêu cầu công ty Thành An tiến hành bổ sung ông Hùng là thành viên Công ty.

Nguy cơ phá sản, người lao động mất việc 

Tháng 11/2019, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã tiến hành xét xử vụ án kinh doanh thương mại tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty và phán quyết buộc Công ty điện Thành An phải làm thủ tục bổ sung ông Trần Mạnh Hùng (đang sinh sống tại nước ngoài) là thành viên Công ty với tỷ lệ vốn góp là 33,2% dựa trên căn cứ là biên bản họp thành viên ngày 22/3/2017, có chữ ký của 3 ông Thúy, Vũ và Hùng (ông Thúy không thừa nhận nội dung biên này với lý do như đã nêu trên).

Cho rằng Tòa sơ thẩm xét xử không khách quan, không có căn cứ chứng minh tư cách thành viên công ty của ông Hùng, chưa xác định đúng bản chất góp vốn vào doanh nghiệp theo đúng quy định của luật doanh nghiệp với đưa tiền, mượn tiền trong giao lưu dân sự nên Công ty TNHH điện Thành An cũng yêu cầu sửa bản án sơ thẩm theo hướng ông Hùng không phải là thành viên công ty và yêu cầu xem xét, xác định lại mục đích, mong muốn ban đầu khi đưa tiền cho ông Thúy. 

Một góc nhà xưởng của Công ty Điện Thành An

Nghiên cứu hồ sơ vụ án, luật sư Nguyễn Đình Tuấn (thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng: “Tòa án đã xác định sai quan hệ pháp luật tranh chấp, vi phạm khoản 2 điều 310 Bộ luật Tố tụng dân sự bởi không có bất cứ giấy tờ nào chứng minh tư cách thành viên hợp pháp của ông Hùng trong Công ty Thành An ngoài duy nhất “tờ giấy” mà ông Hùng cho rằng đây là Biên bản họp Hội đồng thành viên ngày 22/3/2017 được lập không đúng trình tự, thủ tục luật định, không đương nhiên có giá trị pháp lý. Ngoài ra, qua yêu cầu khởi kiện gửi Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội, chính ông Hùng cũng thừa nhận mình chưa phải là thành viên công ty qua yêu cầu được xác nhận là thành viên Công ty Thành An”. Theo Công ty Thành An, ông Hùng không nộp tiền số tiền 2,7 tỷ cho Công ty mà đưa cho cá nhân ông Thúy và Công ty này cũng không chi số tiền 11 tỷ cho ông Hùng, vì thế theo luật sư Tuấn, để không làm sai lệch sự thật khách quan của vụ án Tòa án cần triệu tập người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án là cá nhân ông Thúy để làm rõ số tiền này có được nộp vào tài khoản Công ty không? Và số tiền ông Hùng nhận lại từ nguồn nào?

Qua 2 lần xét xử, mặc dù ông Thúy và các luật sư đều phản đối các quy kết không có căn cứ nhưng Tòa án 2 cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều tuyên buộc Công ty Điện Thành An làm thủ tục tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch đầu tư TP. Hà Nội để bổ sung tên ông Trần Mạnh Hùng là thành viên của công ty. (?). Đại diện theo pháp luật của Công ty Điện thành An đã gửi đơn khiếu nại các tình tiết vi phạm pháp luật của tòa phúc thẩm đến Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao, Ủy ban Tư pháp Quốc hội để đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

Nhóm PV

Theo Tạp chí Tri thức Xanh - Số 25 - 20

Bình luận: 0