TẠP CHÍ TRI THỨC XANH - CƠ QUAN LÝ LUẬN CỦA VIỆN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

E-mail:info@ttxonline.vn -  Hotline: 0948565689
thứ sáu, 26/04/2024

Công khai, minh bạch thông tin đất đai – quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật

Công khai, minh bạch thông tin đất đai – quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật 18/06/2021
Đất đai là nguồn tài nguyên quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong đời sống dân sinh, thông tin về đất đai luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo Nhân dân. Do vậy, việc công khai, minh bạch thông tin đất đai là một việc làm quan trọng, cần thiết. Bài viết sau đây nhằm phân tích quy định của pháp luật cũng như thực trạng thực hiện pháp luật trong công khai, minh bạch thông tin đất đai.

Công khai, minh bạch trong quản lý tài chính công ở nước ta hiện nay

Công khai, minh bạch trong quản lý tài chính công ở nước ta hiện nay 18/06/2021
Ở bất kỳ quốc gia, nền kinh tế nào, bộ phận tài chính công vẫn luôn luôn đóng vai trò quan trọng không những đối với hệ thống tài chính mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân và tất cả các hoạt động của nhà nước. Do đó, việc công khai, minh bạch trong quản lý tài chính công là rất quan trọng, thiết yếu. Bài viết sau nhằm phân tích thực trạng quy định pháp luật về công khai, minh bạch trong quản lý tài chính công, qua đó tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý tài chính công. Bên cạnh đó, bài tham luận cũng làm rõ những hạn chế trong tổ chức thực hiện quy định pháp luật về công khai, minh bạch, khách quan trong quản lý tài chính công.

Một số vấn đề đặt ra về minh bạch thông tin trong hoạt động đầu tư, xây dựng ở nước ta hiện nay

Một số vấn đề đặt ra về minh bạch thông tin trong hoạt động đầu tư, xây dựng ở nước ta hiện nay 18/06/2021
Công khai, minh bạch là nền tảng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, là công cụ để kiểm soát quyền lực nhà nước. Do vậy, việc nhận thức đúng đắn pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch thông tin trong hoạt động đầu tư, xây dựng là việc thiết yếu. Bài viết này sẽ tập trung phân tích các quy định pháp luật điều chỉnh công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư, xây dựng cũng như thực trạng thực hiện pháp luật xoay quanh vấn đề trên.

Pháp luật và thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong công tác tổ chức bộ máy, biên chế, thi tuyển, tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức

Pháp luật và thực hiện pháp luật về công khai, minh bạch trong công tác tổ chức bộ máy, biên chế, thi tuyển, tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức 21/01/2021
Bài viết được thực hiện trong khuôn khổ Đề tài KH&CN trọng điểm cấp Quốc gia: “Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa”. Mã số: KX.01.41/16-20

Công khai, minh bạch về ngân sách Nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Công khai, minh bạch về ngân sách Nhà nước ở Việt Nam hiện nay 16/04/2020
Kể từ khi Đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ về tăng trưởng và phát triển, giảm nghèo. Tuy nhiên, lợi ích từ phát triển và tăng trưởng chỉ có thể tối đa hoá khi việc sử dụng nguồn lực được hiệu quả, với sự tham gia của các thành phần trong xã hội trong quá trình ra chính sách và sử dụng nguồn lực đó, bao gồm ngân sách Nhà nước, đầu tư công. Việt Nam đạt được mức cải thiện về mức độ hiệu quả của chính quyền, cảm nhận về chất lượng dịch vụ công và cam kết có chính sách tốt, theo kết quả của chỉ số quản trị thế giới năm 2014. Tuy nhiên, về trách nhiệm giải trình, Việt Nam nằm trong số 10 nước thấp nhất trong 215 nền kinh tế trong khảo sát, và có xu hướng đi xuống kể từ năm 1996.

Công khai, minh bạch trong tư tưởng Hiến pháp Việt Nam

Công khai, minh bạch trong tư tưởng Hiến pháp Việt Nam 09/04/2020
Hiến pháp là đạo luật gốc có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật, quy định những vấn đề về độ chính trị, kinh tế, quyền công dân… của một quốc gia. Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước – Công cụ quan trọng để phòng, chống tham nhũng (Tiếp theo kỳ 1)

Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước – Công cụ quan trọng để phòng, chống tham nhũng (Tiếp theo kỳ 1) 19/03/2020
Minh bạch thường được hiểu dưới là công khai, tiếp cận về thông tin. Tuy nhiên, có những cách tiếp cận khác về minh bạch. Nhìn chung, có 3 cách tiếp cận chính sau đây:

Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước – Công cụ quan trọng để phòng, chống tham nhũng

Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước – Công cụ quan trọng để phòng, chống tham nhũng 05/03/2020
Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2019 cơ quan điều tra đã khởi tố mới 214 vụ, 487 bị can tham nhũng; thiệt hại trên 1.028 tỷ đồng và 22.069 m2 đất; thu hồi 615.06 tỷ đồng và 11.867 m2 đất; kê biên trên 795 tỷ đồng. Đã kết luận điều tra đề nghị truy tố 217 vụ, 653 bị can. Tòa án nhân dân các cấp thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 344 vụ, 849 bị cáo (tăng 31 vụ so với năm 2018); đã xét xử sơ thẩm 240 vụ, 517 bị cáo về các tội danh tham nhũng. Có 9 bị cáo bị tuyên phạt mức án tử hình, tù chung thân.Năm 2019, quyết tâm chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước được thể hiện một cách rõ ràng, nhất quán khi hàng loạt cán bộ cấp cao bị kỷ luật, truy tố về tội tham nhũng.

Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước – Công cụ quan trọng để phòng, chống tham nhũng (Tiếp theo kỳ 1)

Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước – Công cụ quan trọng để phòng, chống tham nhũng (Tiếp theo kỳ 1) 20/03/2020
Trách nhiệm giải trình (Accoutability) nảy sinh trong một mối quan hệ, trong đó một bên (cá nhân, tổ chức) và các hoạt động của cá nhân, tổ chức đó chịu sự giám sát, chỉ đạo hoặc bị yêu cầu phải cung cấp thông tin hoặc biện minh cho các hoạt động của mình. OECD định nghĩa trách nhiệm giải trình là trách nhiệm và nghĩa vụ của chính phủ trong việc thông tin với các công dân về các quyết định ban hành cũng như chịu trách nhiệm về các hoạt động và thực thi quyền lực của Chính phủ và các viên chức Nhà nước.

Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Sách chuyên khảo)

Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Sách chuyên khảo) 29/03/2022
Công khai (open, public), minh bạch (transparency) và trách nhiệm giải trình (Accountability) là những khái niệm, thuật ngữ phổ biến từ lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy cách thức thực hiện khác nhau nhưng công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình đã xuất hiện rất sớm, ngay từ thời kỳ La Mã. Nhà nước cổ đại đã sử dụng các công cụ này để nắm bắt tường tận những gì diễn ra trong xã hội, kiểm soát xã hội để phục vụ cho việc cai trị của mình.
Thong ke